Gẫm & Bình

Gửi Nobita: anh đã làm tôi thực sự thất vọng!

  Gởi anh Nobita! Trước hết được trả lời với anh với tư cách là một cá nhân trong dự án. Anh Tuấn là người chủ yếu giúp tôi về mặt tổ chức, những câu hỏi về dự án anh Tuấn sẽ là người giải đáp. Đây chỉ là một trong những công việc tôi […]

Ý kiến - Thảo luận

0:50 Tuesday,25.11.2014

Đăng bởi:  Hồng Sơn năm xưa

Chị N.H.Phương Lan nói hay quá. Tất cả những gì tôi muốn nói đã được chị giãi bày trên rồi. Thực sự New Form lần này không để lại trong tôi điểm nhấn nào. Băn khoăn!

22:50 Monday,17.11.2014

Đăng bởi:  Loicanh

Ối bác Lan sao lại lói thế, các Điệp bay mất hết thì lấy ai làm đầu tầu cho ngạch điêu khắc lước ta? Mà ba mươi chưa phải là Tết đâu, lôi thôi luộm thuộm rồi cũng có khi thánh nhân đãi khù khờ, nghệ sỹ ai chẳng vừa cục vừa lỳ như cái xe lu ấy. Họ không biết ăn nói đâu, đừng đổ quá nhiều kỳ vọng siêu nhân lên đầu mấy anh New Form. Lại thấy vai trò quá quan trọng của thủ lĩnh curator, anh ta đáng lẽ phải là cái tai cái lưỡi của cả bọn, đằng này anh ấm ớ khô khan và hơi dốt nữa. Ít nhất đã thấy Tuấn làm be bét 2 project rồi, thật đáng tiếc... Nghệ thuật không có quy tắc hay điều luật nào, nhưng cái cảm tính lại làm cho lằn ranh mỏng manh giữa ok và not ok ngày càng rộng thêm. Cái gì hay ai cũng nhận thấy và cái gì dở thì bị la ó còn tức thì hơn, khó chấp nhận điểm trung bình hay chir giải quyết khâu trách nhiệm thôi là xong. Chính vì chất cực đoan trong nghệ thuật mà mới nảy sinh ra cuộc tranh luận này. Và thế là sự đáng mừng, sẽ có tương lai, sẽ có nhiều người quan tâm, se sẽ thôi đừng cãi nhau to quá, mất hay...

21:04 Monday,17.11.2014

Đăng bởi:  N.H.Phương Lan

Tôi có theo dõi kỹ cuộc đối thoại trên Soi quanh chủ đề New Form. Càng đọc càng ngạc nhiên. Đầu tiên là vì sao vẫn còn những người tâm huyết, bền bỉ góp ý cho dự án như bạn Nobita. Ngạc nhiên thứ hai là vì sao cả dự án New Form chỉ có mỗi điêu khắc gia Thái Nhật Minh là có vẻ có trình độ, còn lại hoặc là loanh quanh (như giám tuyển Nguyễn Anh Tuấn), hoặc hung hăng thiểu học (như Trần Trọng Tri), hoặc im thin thít như những người thợ thủ công “làm mà không biết tôi đang làm gì” như các thành viên khác.

Giả thiết một ngày nọ có một ông Tây đến Manzi và Module 7, muốn mua toàn bộ tác phẩm của anh Trần Trọng Tri với điều kiện anh ấy phải đến và thuyết minh cho ông ấy biết nội dung tư tưởng, ý đồ của những tác phẩm, biết đâu có ngày mang đi đấu giá ông khách kia còn biết mà viết hồ sơ cho bộ tác phẩm, tôi tin chắc như đinh đóng cột rằng anh Tri sẽ xuất hiện tại điểm hẹn thật đúng giờ và nói thao thao đủ điều hay ho sâu sa cho bộ tác phẩm ấy. Ông khách sẽ gật gù và để chứng minh cho anh Tri rằng ông cũng hiểu nghệ thuật, ông sẽ nói một số kiến thức về nghệ thuật, khi đó anh Tri sẽ thích thú thấy kẻ mua tượng mình thực đúng là kẻ có học, chắc không đến nỗi lấy tượng mình mà làm võng ru con.

Nhưng vì anh Nobita chân trần cơm không có thịt, không hứa hẹn sẽ là khách hàng hay người dắt mối, nên các câu hỏi của anh ấy trong art talk thành chướng tai, những giãi bày kiến thức của anh ấy thành là khoe khoang trong mắt anh Tri.

Anh Nobita còn phạm tội nặng hơn là làm cho anh Tri thấy mình dốt, dốt quá, tiếng Anh không biết, nói gì cũng không hiểu. Khi mà đã tự ti, anh Tri bèn đổ ụp lên đầu anh Nobita những tính từ như “rẻ tiền, chém gió, hời hợt”. Trong cả bài, đố anh Tri nêu được anh Nobita rẻ tiền, chém gió, hời hợt chỗ nào. Tôi đồ rằng giờ có kề dao vào cổ anh Tri, anh cũng không thể nhớ được anh Nobita đã nói gì. Đơn giản: anh Tri nghe mà không hiểu gì cả. Kiến thức về ngành nghệ thuật với anh là xa lạ. Anh làm nghệ thuật như trẻ lên năm nghịch đất, bản năng. Ai hỏi anh làm gì, anh đành ú ớ, hỏi nữa là anh cáu.

Tôi rất thích bài viết của Thái Nhật Minh của New Form. Qua đó thấy rõ anh ấy muốn thử nghiệm gì, hướng đi nào cho nó “mới”. Khi đã tìm ra đường đi, người ta sẽ tự tin mà bước. Tôi tin Thái Nhật Minh sẽ tự tin bước, bước ổn định trên con đường đã chọn.

Còn với Nguyễn Trọng Tri, tôi không tin người này có thể đi xa. Người nào xua đuổi kiến thức ắt không thể tiến đi đâu được. Không tin tôi thì bạn cứ chờ xem.
*
Nhân nói New Form, tôi cho rằng khi đặt ra cái tên cô đọng thế (lại bằng tiếng Anh nữa cơ), các anh em đã nghĩ nhiều về thế nào là “New” (trái với “Old”), và “Form” gì, vì sao lại là “New Form”, nó phủ định cái gì? Cái gì là “Old Form”?...

Chừng đó thời gian kể từ cái ngày ra mắt New Form 1 ở Mai Gallery, đến nay các anh vẫn ú a ú ớ khi phải trả lời những câu hỏi cốt tử này từ những người dai dẳng như Nobita. Tôi lại đồ rằng câu trả lời các anh có cả đấy, nhưng mà khó nói quá, chẳng thể trắng phớ như hồi đầu tuyên bố: “Những gì chúng tôi làm ra không nhất thiết phải thật nghệ thuật”. Hồi ấy, ai cũng hiểu thông điệp ấy có ý nghĩa rằng các anh này muốn bán được tác phẩm. Thôi đi nghe chưa những khối sắt nặng nề của Đào Châu Hải không ai mua, những tảng gỗ to của Lương Văn Việt trông hay hay nhưng không biết để làm gì, giờ chúng tôi chọn con đường khác, tượng xinh đẹp để trong nhà ngoài vườn trên bàn đều đẹp. Chẳng lẽ chọn “New Way” – cách (bán hàng) mới? New Client (khách hàng mới)? Thôi thì chọn “New Form” cho nó oách, nên mới có sự tình là cái định nghĩa ngay từ hồi ấy đã linh tinh, chẳng biết là sản phẩm của “bố” nào: “Chúng tôi muốn sáng tạo ra thứ có thể nối liền nghệ thuật và cuộc sống, dù chúng không thể tự sinh ra, nhưng chúng tôi nghĩ: tác phẩm điêu khắc được tạo ra mạnh mẽ nhất khi nó bất chấp bố cục, hình khối, chất liệu. . . Nó hiện ra như một sự kiện, như hiển nhiên nó phải thế, như một mảnh xúc cảm thẩm mỹ được kết tinh từ nghệ thuật và cuộc sống, nó hoàn toàn khác với thứ đồ kỷ vật tinh xảo, nó cũng không phải là món đồ design hiện đại. Nó là thứ biểu hiện cho sự giao lưu giữa tính nội tại với ước mơ của con người.”

“Danh không chính” thì “ngôn không thuận”. Chỉ vì muốn đi hàng hai: vừa bán được nhiều như nghệ nhân mà vẫn có thể khệnh khạng tuyên ngôn như nghệ sĩ, cho nên mới ra cái tên dở dang không đúng thực chất như thế, khiến bây giờ có một kẻ cắc cớ như Nobita hỏi những câu đơn giản nhất mà cũng không ai trả lời được, đành cử một anh trong đám ra thét bịt mồm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả