Gẫm & Bình

Nhân xem tranh giấy Dó 1995 của Nguyễn Xuân Tiệp (bài 1): Từ chất liệu “tủy sống” của tinh thần độc đáo Việt

Ngày 2 đến 7 tháng 12 năm nay, trong mùa triển lãm cuối năm rôm rả của mỹ thuật nước nhà, có triển lãm quan trọng mang tên “Độc thoại” của một trong những họa sĩ thành danh ở ngưỡng cửa Đổi Mới là họa sĩ Nguyễn Xuân Tiệp tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc […]

Ý kiến - Thảo luận

0:04 Sunday,27.12.2015

Đăng bởi:  lc

Bạn ơi, tranh và nói về tranh không chỉ là một đại lượng tinh thần để nghĩ và để ngắm riêng, mà còn là từng miếng vật chất nặng áo cơm. May là Soi không trả nhuận bút và tớ với bạn không cùng viết cho một báo nào đấy, chứ văn mình vợ người, càng càng toàn đứa ngang cả, khéo ghét nhau mất. Trong khi trận chiến thực sự về học thuật và phê bình, thì chưa đến lúc nổ ra đâu. Vì cao thủ vẫn thích mài dao đâu đó xa xôi, mà tớ chỉ là mõ làng kiếm ăn quanh chỗ...thớt !

21:54 Saturday,26.12.2015

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Mình nghĩ rằng đứng trước gì đó không khỏi việc lấy cái tự thân ra đối diện. Đó là vừa là thói thường, vừa là nguyên tắc, như một định lý vậy. LC: Bạn có thể nói 5 câu mà không có từ: bán, mua, tiền, hay chăng?
Vấn đề có lẽ ở chỗ là "lập trường" và "giới tính". Những thứ quy định con người chán chết nhưng mà lại hay đúng. Buồn thế chứ! Phân tích dài sau, chỉ tạm nói, nếu coi một bức tranh là một giá trị văn hóa, thay đổi con người, thì khác. Còn coi là một vật có thể hoán đổi lại ít hay nhiều tiền, thì khác. Ở giữa, có rất nhiều giá trị phụ, đại khái vậy

12:50 Wednesday,23.12.2015

Đăng bởi:  Đào Lâm Tuyền

Bài viết của anh Vũ Lâm rất hay. Tranh của chú Tiệp, chú Sơn, bác Thượng có thể không đẹp đối với nhiều người nhưng với anh là đẹp, điều đó chẳng có gì quan trọng. Quan trọng là em đọc bài này của anh Lâm thì được hiểu nhiều hơn về thế giới của nghệ sĩ, không như những bài viết hời hợt qua loa hay đăng ở các báo.
Đọc bài này nhận ra rằng anh Lâm đã lăn lộn rất nhiều trong thế giới của các nghệ sĩ. Cũng giống như là đọc các cmt của bạn LC thì cũng biết ngay đây là dân lọc lõi trong giới. Nói chung là rất thích.
Mong được đọc thêm nhiều bài nữa của anh, về những họa sĩ, điêu khắc gia mà người ngoài như chúng em vẫn tò mò nhưng không bao giờ dám mon men đến gần họ, vì sợ sẽ không hiểu được và không được họ tiếp :-)
Em cảm ơn lần nữa.

0:53 Wednesday,23.12.2015

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Cùng Cứ Từ Từ: Cảm ơn bạn vì cái nổi nóng của tôi (bạn cho rằng thế) khiến bạn có dịp phô bày kiến thức để cả nhà cùng nghe. Hóa ra cũng sách vở cả thôi. Mà bạn còn thách tôi bỏ vài năm đi xem lò giấy Tầu. Còn bạn đi được mấy lò? Hay là như ốc sên bò trên bản đồ qua năm châu?
Cũng không nên so ta với Nhật Hàn được. Thợ thủ công là một nghề khó, tinh luyện vài trăm năm mới có. Khó có không kém gì những người tiêu dùng cấp cao và bình phẩm bạt mạng đâu. Đến nay thì không chỉ nghề làm giấy, mà cả một nền văn minh thủ công đã mất đi. Điều đó thì cũng không phải do "lông" hay "chì", hay "bi". Mà do những điều lớn hơn tôi và bạn rất nhiều. Nếu bạn có thể bỏ thời gian sức lực và tài giỏi, đề nghị hãy khảo về các loại giấy người Việt ta làm thời xưa, cho thành một công trình hẳn hoi. Chớ vì đọc được một ít chữ Tầu, rồi đem về dọa nhân dân... phát khiếp!

20:12 Tuesday,22.12.2015

Đăng bởi:  admin

Lưu ý các bạn nếu thảo luận về kỹ thuật giấy Dó thì chịu khó sang bài "Phải chăng giấy Dó ta chỉ xứng đáng đem gói bánh bên Tàu, và vì sao?" thảo luận giúp Soi nhé, cho nó liền mạch. Cảm ơn các bạn.

17:15 Tuesday,22.12.2015

Đăng bởi:  candid

@Cứ từ từ:

Em dùng cũng chưa nhiều nhưng các loại giấy washi phổ thông cho vẽ thì người Nhật họ làm rất khoa học là đánh số độ loang nhòe. Tùy mục đích mà mình chọn mua giấy có độ loang khác nhau.

16:36 Tuesday,22.12.2015

Đăng bởi:  cứ từ từ

@Candid: Năm ngoái mình mua một cuốn chuyên khảo về giấy của Trung Quốc dày hơn 1200 trang, đến giờ vẫn chưa đọc hết 1/4 quyển, tại lắm thuật ngữ chuyên môn mà từ điển cũng bó tay. Thực ra thành phần của giấy tàu cũng không quá phức tạp, chỉ gồm hai loại sợi chính lấy từ thiên nhiên là sợi vỏ cây và sợi rơm rạ nghiền nhỏ. Sau đó để khống chế độ loang nhòe của giấy , người ta đã sử dụng nước hồ nấu từ bột mỳ kết hợp với bột phèn chua tinh luyện để phết lên giấy. Hỗn hợp hồ - phèn càng nhiều thì độ loang của giấy càng giảm. Nói ra có vẻ đơn giản, nhưng cái làm nên sự tinh vi của giấy tàu chính là ở khâu chọn nguyên liệu và pha chế các thành phần nhằm làm cho giấy đạt được các hiệu quả thô mịn, loang nhòe như ý muốn. Mà vấn đề này thì mỗi lò làm giấy lại có bí mật riêng, đến cả sách chuyên khảo cũng không thọc mạch vào được. Chính thế , giá cả của giấy cũng dao động từ vài nghìn VNĐ /tờ , cho đến vài trăm nghìn/tờ, ông nào càng bán được tranh thì càng có tiền sắm giấy xịn, mà giấy xịn chưa đủ , lại còn phải tuổi giấy, giấy càng lâu năm càng đắt, hiệu quả biểu hiện càng cao thâm vi diệu. Càn Long hoàng đế là 1 họa sĩ nghiệp dư, nhưng vì là vua nên ông xài cả giấy từ đời Tống để viết vẽ, loại đấy thôi không chấp.
Còn giấy Nhật washi thì mình cũng chưa xài qua , nhưng thấy dân sumie hay dùng. Nhưng đặc điểm của Nhật bản họa là họ luôn dùng giấy chín - tức giấy hồ phèn nhiều, mất tính loang của sợi, họa hoằn lắm mới có ông dùng giấy loang nhòe. Với đặc tính của người Nhật thì chả có gì Trung quốc làm được mà họ không làm được , thậm chí còn hơn. Còn thợ thủ công Việt nam hiện giờ lại khác, họ còn cần phải thay đổi nhiều

15:01 Tuesday,22.12.2015

Đăng bởi:  candid

Bác Cứ từ từ có thể viết thêm về các loại giấy của Trung Quốc được không.

Em có dùng loại giấy của Nhật gọi là washi paper thấy cũng rất hay vì đặc tính thấm nước và loang màu của nó, đòi hỏi trình độ công bút cao. Nghe nói người Nhật cũng học từ giấy của Trung Quốc mà ra.

14:09 Tuesday,22.12.2015

Đăng bởi:  cứ từ từ

Mình biết bạn raumuongnoigian rất dễ nổi nóng khi gặp ý kiến trái chiều. Thế nên để làm dịu cơn nóng (mặc dù bạn nóng hay không cũng chả ảnh hưởng gì đến tôi, vì chúng ta đều dùng bí danh, khéo ngoài đời chúng ta từng ăn chung một nồi lẩu khéo cũng nên, haha…), hay đúng đắn hơn là để bầu không khí trên SOI bớt ngột ngạt, xin để tôi từ từ giải thích cho bạn hiểu tại sao tôi lại cho rằng giấy dó ta HIỆN GIỜ, không phải NGÀY XƯA nhé, chỉ đáng làm giấy gói bánh ở Trung Quốc.


Thế này bạn ạ, giấy nó là một loại chất liệu, nếu dùng để làm vàng mã hay tranh Đông Hồ, Hàng Trống thì không nói, nhưng để sáng tác hội họa thì nó phải cung ứng đủ các nhu cầu của việc sáng tác hội họa. Cũng giống như toile trong sơn dầu hay lụa cũng vậy, không phải cứ dùng vải bao tải là vẽ được oil painting hay dùng lụa mấy bà mấy cô đi may áo là vẽ được silk painting. Cái vấn đề quan trọng ở chỗ nó có sở hữu những thuộc tính để sáng tạo hội họa hay không.


Ngay cả ở Trung Quốc, theo truyền thuyết thì giấy được Thái luân chế tạo từ đời Hán, nhưng qua những di vật khảo cổ thì giấy thực sự đã tồn tại trước đó rất lâu. Trải qua Lưỡng Hán, Ngụy Tấn, Nam Bắc triều, Tùy, Đường, hơn nghìn năm như thế mà chất liệu giấy vẫn cứ bặt tăm trong thế giới hội họa Trung Quốc, mãi cho đến trung kỳ Bắc Tống giấy mới bắt đầu được sử dụng phổ biến làm vật liệu hội họa.


 Lý do là đâu? Tại sao giấy xuất hiện sớm thế mà phải hơn nghìn năm sau nó mới được người ta vẽ lên. Nguyên nhân ở chỗ những đặc tính của giấy trước thời Tống chưa đủ đáp ứng các yêu cầu của Trung Quốc họa. Nhờ sự cải tiến về công nghệ chế tác, về nguyên liệu, chất phụ gia, thành phần, tỷ lệ, kỹ thuật seo giấy, hồ giấy …mà giấy Trung Quốc đã đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của giới văn nhân họa thời Tống.


Kể sơ lược như vậy để tạm thấy rằng, không phải dễ dàng mà giấy được sử dụng trong hội họa, cũng phải mất hơn nghìn năm để giấy từ một loại chất liệu chuyên để viết trở thành một loại chất liệu dùng để vẽ.


Cho đến bây giờ thì giấy để vẽ Trung Quốc họa cũng đã có hơn 170 loại cả thô cả tinh, loại tinh thì óng mướt như lụa, còn loại thô thì đến giấy dó Việt hiện giờ cũng chưa dám sánh về độ thô. Thế nên anh Vũ Lâm có so giấy dó Việt với giấy Trung Quốc như so gốm ta với sứ Tàu là chưa đúng, tại giấy Tàu cũng thô tế đủ cả, chứ đâu phải có mỗi mấy loại mịn mịn như chị Phương Yết kiêu hay nhập về bán cho mấy anh Hán nôm.


Giờ mới nói đến DÓ Việt, tại sao tôi chê, tôi chê là vì nó là một thứ hàng thủ công chất lượng thấp. Tại sao chất lượng thấp, vì từ các khâu nguyên liệu, chế biến, pha trộn thành phần, seo giấy, hồ giấy…đã đầy rẫy thiếu sót; một thứ công nghệ tạm bợ, qua loa. Còn nếu bạn muốn biết nó thiếu sót và tạm bợ ở đâu, thì bạn nên dành vài năm đi thăm thú các lò làm giấy thủ công Trung Quốc rồi về ngó xem một hai lò làm giấy Dó Việt hiện nay thì thấy độ cong vênh ngay thôi. Và đừng vội nói những thiếu sót đó là ” bản sắc Việt”; ấy chết, nói thế là xúc phạm Tổ quốc đấy. Nếu yêu nước thì hãy thay đổi,sửa sai, tiếp thu, làm cho nó tốt lên như người Nhật người Hàn từng làm, chứ đừng yêu nước theo cái kiểu “dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, làm thế là có lỗi với tổ tiên đấy.

P/s: Tôi cũng xin có lời xin lỗi đến những họa sĩ Việt Nam từng say mê giấy Dó mà có chót đọc comment này, xin các bạn cứ tiếp tục với niềm đam mê của mình. Dù sao với nhiều người, giấy Dó vẫn mang một thứ giá trị tâm linh, một thứ QUỐC HỒN hơn là một tờ giấy bình thường, và với một lòng ái quốc ái tộc lồng lộng như vậy, thì tôi… xin được phép im lặng. Trân trọng!

12:01 Tuesday,22.12.2015

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Bạn Cứ Từ Từ: Tôi nghe nói người ta làm ra giấy từ mụn vải và vỏ cây từ thời lâu lắm rồi. Trên nguyên tắc, cứ loại vỏ cây nào có xơ, có tính chất sợi thì đều làm được giấy cả. Người Ai cập cổ làm ra giấy papyrus (giấy cói hay giấy chỉ thảo) nhưng là ép vỏ lại với nhau chứ không nghiền thành sợi rồi seo. Giấy làm từ vỏ cây cần sa??? thì chính là sợi cây lanh bà con H'Mông hay dệt vải ấy). Cần sa với lanh cùng một họ, hay chính là một cây cũng nên. Vỏ tầm ma, tầm gai, dâu tằm đều làm được giấy hết, chất khá đẹp.
Gần đây có anh Phan Hải Bằng (Huế, Trúc Chỉ) có phục hồi và sáng chế ra nhiều cách làm giấy, in lồng hoa văn chìm. Tôi cho rằng công nghệ làm giấy cổ của ta cũng làm giấy từ nhiều loại vỏ cây, nhưng vỏ Dó là phổ thông và nhiều nhất nên người ta cứ gọi chung là giấy Dó thôi. Thẩm mỹ của người Việt tuy học hỏi từ người TQ nhiều lắm nhưng nó vẫn khác biệt rõ rệt. Thế nên bạn tác giả này mới so sánh tương tự đồ gốm Việt với đồ sứ Tầu vậy. Bạn so "mang giấy dó Việt sang TQ chắc chỉ xứng đáng làm giấy gói bánh" tôi thấy có mùi tiêu cực kiểu tự tay bóp... ống nước, mặc dù tôi cũng không phải người thích tự hào dân tộc vô lối.

11:03 Tuesday,22.12.2015

Đăng bởi:  candid

Em có cuốn Kỹ thuật người An Nam của tác giả Henri Oger trong đấy tác giả có ghi lại bằng hình vẽ và ảnh chụp rất kỹ lưỡng các công đoạn làm giấy của các làng nghề cổ Việt Nam (Yên Thái, Dương Ổ...).

10:13 Tuesday,22.12.2015

Đăng bởi:  cứ từ từ

Người Trung quốc xưa làm giấy từ rất nhiều loại vỏ cây, như vỏ cần sa , vỏ cây gai, vỏ dướng, vỏ dâu tằm, vỏ thanh đàn, vỏ dó... , mỗi loại vỏ lại cho ra những thuộc tính riêng. Nhưng dù ở loại nào thì tỷ lệ vỏ cây cũng chỉ chiếm "khủng" nhất là 40% là hết cỡ , còn đâu nhường chỗ cho bột nghiền từ rơm rạ trộn vào. Tất cả những loai cây kể trên VN đều có cả với một nguồn cung cực dồi dào (chỉ có thanh đàn với cần sa thì có lẽ hiếm), và mình cũng dám chắc là tổ tiên nguoi Việt xưa trong quá trình học hỏi công nghệ thủ công của TQ cũng sẽ biết điều này. Thế nên sẽ là hạn hẹp nếu nói DÓ là thứ nguyên liệu làm giấy thủ công duy nhất ở xứ Việt.
Hơn nữa kĩ thuật làm giấy dó "truyền thống" hiện giờ quá tạm bợ, nếu không nói là cẩu thả, nếu nói là truyền thống thì có lẽ oan cho 2 chữ này. Giờ nếu mang giấy dó Việt mà sang TQ chắc chỉ xứng làm giấy gói bánh. Liệu người Việt trong quá khứ có sở hữu một thứ "TRUYỀN THỐNG" kém chất lượng đến vậy không, theo tôi nghĩ là không Chẳng qua sau mấy chục năm "vứt bút lông đi dắt bút chì" mà công nghệ làm giấy truyền thống đã thất truyền. Và với tâm tính thợ thủ công VN, thì: "thất truyền đấy, thì đã nàm thao", thấy bán được thì tội gì nghiên cứu đổi mới, ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục vẫn là... cái ao. Thế thôi

10:08 Tuesday,22.12.2015

Đăng bởi:  candid

Cám ơn bác LC đã giải thích. Em vẫn thích cái chất phập phồng thở của giấy dó/ giấy xuyến chi.

Về giấy chất lượng em nghe nói giấy sắc phong làng Bưởi bán mấy triệu một tờ không rõ có bác nào mua để vẽ? Không nhanh thì bí quyết này mất đi cũng đáng tiếc.

9:38 Tuesday,22.12.2015

Đăng bởi:  LC

Candid hỡi !
Bởi vì cả ba hoạ sỹ Vũ Lâm curator dẫn ra đều không phải là người vẽ giấy dó đẹp ! Ông Thượng làm nghiên cứu mỹ thuật cổ và đỉnh cao là tranh khắc gỗ giai đoạn đình chùa Bút Tháp( cũng in ra giấy dó). Ông Lý Trực Sơn thì là một dáng núi cong, vẽ viết đủ các thứ nhưng chưa thứ nào ra vấn đề. Còn anh Tiệp, thì sức yếu mà gánh nặng, phẩm chất nhà thơ mà lại đi làm mưu sỹ, vừa đi làm nhà nước vừa lo giữ tháp ngà nghệ thuật của riêng tư, thì tranh dó sẽ kỳ bí mông lung lắm, làm sao để một chữ đẹp đơn thuần vào đây được?
Mình ngày càng để ý đến tranh giấy dó của bác Lương Xuân Đoàn. Ngài đã vượt thoát được hết các hãm địa mà mấy vị kia vướng phải. Đường hoàng élite và luôn đáng tin cậy ở cảm xúc , vẽ rất trong, điềm tĩnh, khoan hoà. Và ngài tự trọng với sáng tác của riêng mình, luôn đặt xa tránh ra khỏi công việc. Tờ giấy Dó mỏng manh, nhưng nó chuyên chở đầy đủ hành xử và tiến trình của một chính nhân đó ạ ...

7:47 Tuesday,22.12.2015

Đăng bởi:  Candid

Đọc xong xem lại tranh minh hoạ một lượt vẫn không thấy cái hay, cái đẹp của tranh giấy gió. Hoang mang.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả