Ăn uống

Đâu là món ăn Việt để gông cổ nó lôi ra thế giới?

Thấy các bác các bạn các anh các chị bàn tán sôi nổi quá, tôi xin góp vui. Tôi viết về ẩm thực nước ngoài, mọi người thương cho ẩm thực Việt. Tôi làm vài món Việt, mọi người không cho đó là… món Việt. Thế nên giờ muốn hỏi vài câu và có vài […]

Ý kiến - Thảo luận

11:29 Thursday,30.3.2017

Đăng bởi:  Đại Ngu

Đúng roài! Cứ làm cái gì mình thích thoai, cần gì ai khen! Rồi dần dần nó thấy mình làm hay quá đâm ra phải theo mình. Dù ngoài mồm không nói ra nhưng vẫn phải ngấm ngầm ngưỡng mộ! Việc quái gì phải gò mềnh vào chuẩn của mấy ông bà ở xa tít mù tắp để rồi đánh mất mình nhỉ!!!

Ham danh thì sẽ phải lụy danh! Không ham gì hết là sẽ tự do tự tại, phát huy bản sắc tối đa!!! :)))))))))

21:21 Saturday,24.12.2016

Đăng bởi:  Ngân

Mình nghĩ theo như bạn nói thì rất nhiều món ăn nổi tiếng, và là tinh túy của nhiều nước khác sẽ chỉ vì một số thành phần không sinh ra ở đó mà sẽ bị mất quyền là chủ, và sẽ chỉ vì một số nét tương đồng trong nấu nướng có thể cho ẩm thực của 1 nước đem vứt vào sọt rác, hoặc trở thành mớ hổ lốn mà mọi người cũng không ai muốn nhìn.
Ý mình là mình không  biết nhiều món ăn, nhưng ít nhiều trong những món ăn được nghe trên soi này, mình có thể rút ra được điều là rất nhiều nước trong khu vực thường sẽ kéo theo văn hóa, ẩm thực có nét tương đồng vì nhiều lý do như vị trí địa lý, tình hình chính trị, tín ngưỡng, ... Mà ngay cả trong nước đó cũng có thể khác nhau về khẩu vị. Nên nếu nói 1 nước có chính xác phong cách ăn uống thì khó, tiêu biểu như Ấn Độ bạn nào đó đã nói, vùng miền ảnh hưởng rất lớn, còn có Trung Quốc, miền Bắc thì nhiều dầu mỡ, còn miền Nam thì gần giống mình hơn. Nhưng bản thân Việt Nam lại có khí hậu 3 miền khác nhau, nên cách ăn khác nhau là chuyện dễ hiểu, nhưng bạn vẫn có thể tìm kiếm cái Việt hóa trong những món ăn mà bạn nói là NGOẠI NHẬP đó. Vì sao ư, vì mình nghĩ khi nó nhập vào Việt Nam, thì không phải người Việt nào cũng ăn theo đúng phong cách ngoại, chưa kể còn khó bảo toàn về nguyên liệu -> họ sẽ cố Việt hóa nó, khiến hợp khẩu vị người Việt hơn , giờ thì bạn sẽ nói là thế thì có gì là của người Việt hay là người Việt chỉ đi lấy của người ta là giỏi thôi, mình thấy cũng có lý nha, nhưng mà ngoài đó ra, chúng không phải vẫn có KHẨU VỊ VIỆT đó thôi, đó là cách ăn, cách nấu làm sao cho đên khi ra lò, người ăn nhận ra cái gì đó phù hợp, chứ không phải là gò ép theo nguyên cách.
Hoặc giả như bạn lên những vùng dân tốc thiểu số ý, vì khi bạn chán ăn đồ người Kinh do ý nghĩ thường là bị đô hộ suốt, hoặc dùng đồ ngoại nhập, nên có gì là tinh túy hay bản địa đâu, thì bạn nên đi tìm những người bản địa lắm ý, hỏi họ về món ăn từ xa xưa cực luôn, có thể không lâu được như Trung Quốc, cũng có thể dân tộc có nhiều món nấu giống Trung Quốc, cơ mà thật ra, bạn biết so với ranh rới của 1 đất nước, ranh giới đến từ khác biệt chủng tộc rõ hơn nhiều, ý mình muốn nói là người dân sống biên giới còn nói được thứ tiếng mà cả 2 nghe được, không phân biệt nổi 2 nước khác nhau, thì chuyện đồ ăn giống nhau là chuyện thường, nhưng đó là đồ ăn cổ truyền mà, vậy thì chỉ có thể nói giống nhau, chứ khó mà bảo họ ăn cắp được, tớ nghĩ họ giống nhau lắm ^^ (tớ biết dân tộc Tày phía Lạng Sơn nói tiếng Thổ mà dân biên giới Trung Quốc - đoạn Long Châu, Lủng Lỉnh gì đó nghe hiểu), vậy sẽ giống dân Việt Nam hơn, à mình nghĩ rau luộc thì giống Việt Nam chăng?
Thế thôi.

8:23 Friday,15.7.2016

Đăng bởi:  LC

Cú vọ ơi, tiễn cháu lại nhà. Lúc nào chúng ta gặp nhau làm mẹt bún đậu mắm tôm đê ! Rủ được cả Pha Lê nữa thì thật tuyệt.
Have nice day !

20:24 Thursday,14.7.2016

Đăng bởi:  Cú Vọ

@cô LC: quan điểm của cô không sai nhưng bao giờ cô PL tự nhận là siêu chef 5 sao và có đam mê chinh phục ẩm thực thế giới cháu sẽ tính tiếp ạ. Còn bây giờ cháu vẫn đọc và hóng bài cô PL chia sẻ phi lợi nhuận (dù về ẩm thực nước nào cũng được) ạ hihih :). Cháu cũng không ghét ai cho mệt người đâu ạ, mà có ghét thật thì cháu cũng sẽ chỉ ngừng lên soi đọc comment thôi chứ không thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày làm gì cho mất sức khỏe ạ :P

15:23 Wednesday,13.7.2016

Đăng bởi:  LC

Im lặng là gì ấy nhỉ?
Trong ngành ẩm thực, im lặng là trạng thái ngây ngất khi thưởng thức một món thật ngon.
Thế thôi là đủ rồi.

12:37 Wednesday,13.7.2016

Đăng bởi:  Meerkat

Em nghĩ nếu chị Pha Lê mà viết về món Việt kiểu truyền thống cơm mẹ nấu thì chắc cũng bị bu vào chỉ trích là thiếu sáng tạo, giống như nấu theo mấy sách dạy nấu ăn bán đầy nhà sách, chẳng có gì đặc biệt, hoặc là sẽ có người lại vào bình luận là phải nấu theo thế này thế kia, phải có thứ này thứ kia mới chuẩn. Chẳng thể nào vừa lòng cả thế giới được nên thôi, chị cứ viết những gì chị thích, chị có hứng thú và có đam mê. Đằng nào chả bị ném đá, xu hướng trào lưu trên mấy mạng xã hội giờ là vậy mà. Em thấy chị cũng chẳng cần phản hồi làm chi, mỗi người đều cho cái lý của mình là nhất, nói rã mồm cũng vô dụng.
Theo em chị cứ tập trung viết bài để em có mà đọc, hì hì. Gửi chị một câu mà em tâm đắc là: Rise above!

20:35 Tuesday,12.7.2016

Đăng bởi:  LC

Đẳng cấp của đầu bếp cũng giống như sao của hotel ấy, cháu Cú Vọ ơi. Từ 5 sao trở lên là phải có Art. Thì đầu bếp oách cũng phải có cái chất nghệ thuật ấy, đấy là nâng ẩm thực của mình lên thành tuyệt kỹ, độc nhất vô nhị. Lúc ấy sẽ có sao Michelin. Mình phải vẩy cái dân tộc tính vào, để một tài năng như  Pha Lê sẽ đưa món Việt lên một tầm cao mới, chứ không phải Nhật hóa hoặc Âu hóa cơm Việt. Ý thức đi trước mà. Người trở thành chuyên gia về ẩm thực Nhật trên đất Việt, thì cũng quý tương đương người mở một nhà hàng Michelin món Việt giữa Tokyo thôi. Vấn đề là ai sẽ được nhớ đến hơn, lay động con tim hơn và nhiều thử thách hơn, hihi
Chúc cháu nấu ăn ngon và nếu vì ghét LC mà nhất định không ăn cơm nhà trong một tuần chẳng hạn, thì cứ thử ăn đủ loại Tây Tàu Thái Hàn Ấn Nga đi, Nhật nữa. Rồi đứng trước một tấm gương thật to, thật sáng rõ, xem mình có còn đúng là ta không ?

18:54 Tuesday,12.7.2016

Đăng bởi:  Candid

Thông tin Hongkong có mấy chục nhà hàng món ăn truyền thống mà có sao Michelin cũng thú vị nhỉ. Em vẫn thắc mắc liệu một quán phở của Việt Nam có thể có sao Michelin không? Nếu không thì tại sao.

18:34 Tuesday,12.7.2016

Đăng bởi:  Cú vọ.

Cháu ít hiểu biết nhưng cũng mạn phép ý kiến vài lời trả lời thắc mắc bác Van:

“The Michelin Guide” – cẩm nang ẩm thực và uy tín hàng đầu thế giới. Ấn bản này đã chính thức công bố danh hiệu cụ thể của ba hạng sao Michelin, trong đó 1 sao đồng nghĩa với “Một nhà hàng rất tốt so với mặt bằng chung”, 2 sao tương ứng với “Nhà hàng có chất lượng nấu nướng xuất sắc, đáng đi một quãng đường dài để ghé thăm” và 3 sao là “Phong cách ẩm thực đặc biệt, hoàn toàn bõ công bỏ ra một hành trình để thưởng thức”.

Nghĩa là 1 nhà hàng chỉ cần nấu ngon, xứng đáng thì bất chấp địa điểm và phong cách ẩm thực nhà hàng ấy chọn, nó vẫn được sao. Tức là nếu một nhà hàng ở Việt Nam, đầu bếp Việt nấu món Pháp ngon vừa tiêu chí michelin và có sao thì Việt Nam cũng sẽ được tính là có 1 nhà hàng có sao. Đơn giản là michelin nó quy định như thế chứ không liên quan đến văn hóa ngôn ngữ đâu ạ.

Sau nữa là nếu cháu không đọc nhầm thì cô Pha Lê chưa bao giờ nói michelin là cái phông văn hóa ẩm thực cả. Cô Pha Lê chỉ nhắc đến michelin trong cuộc bàn luận này khi các cô chú tranh cãi xem tại sao món Việt Nam không đạt tầm quốc tế, michelin nọ kia.

Cháu thấy bài nào cô Pha Lê cũng lí lẽ rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, nhưng không hiểu sao vẫn bị đả kích quá ạ dù không có lí lẽ nào hợp lí hơn ngoài 'có tâm, văn hóa vững'? :)) vì không (nói) yêu món Việt tha thiết hay dám cách tân món Việt, thêm vào nguyên liệu ngoại quốc, không thích bột nêm? Nói thật là cháu chưa thấy cô Pha Lê nói câu nào chê món Việt không ngon. Nhưng không ngon với được thế giới công nhận là hai chuyện khác nhau chứ ạ ?

Cá nhân cháu sau khi đọc các bài của cô Pha Lê thì học được nhiều mẹo hay, nấu được nhiều món Việt ngon hơn cho bố mẹ thưởng thức (bài nào cô Pha Lê cũng có hướng dẫn thêm, nếu muốn dùng nguyên liệu Việt thì nấu thế này thế kia mà :3).

Cá nhân cháu nghĩ nếu muốn quảng bá món Việt thì chúng ta có thể viết thêm nhiều bài chia sẻ kiến thức, thay vì xỉa xói đến cả sở thích và dòng máu nhau ở dưới cmt như thế này :))). Nếu thế là chất nghệ thật thì cháu cũng hơi hơi sợ ạ. Cháu rất thích món Việt và nấu được kha khá món từ Bắc vào Trung do sở thích của bố nhưng cũng học được rất nhiều thứ hay từ cô Pha Lê. Sao cứ phải bắt mọi người giống như ta mà hạn chế tìm hiểu thêm kiến thức mới cam lòng, mới thật là nghệ sĩ?

Và cháu cũng không nghĩ là cô Pha Lê không nấu nổi món Việt chỉ vì hình thù nó không giống món Việt hay cho vào bỏ ra một số gia vị nước khác đâu ạ.

15:48 Tuesday,12.7.2016

Đăng bởi:  Candid

Hình như PL học nấu món Pháp ở Pháp mới đúng? Món Nhật là sở thích.

15:38 Tuesday,12.7.2016

Đăng bởi:  Robyn

Mới đọc câu đầu thấy LC nói 'đỡ lời' cho PL mà mình nghĩ: "quái, mợ này mà bênh PL thì hôm nay trời bão". Đọc đến hết cái còm thì ôi, vẫn là mợ LC nấu chè với bò cười ngày nào thôi :))

15:03 Tuesday,12.7.2016

Đăng bởi:  LC

Toàn
Bác cứ để cho PL có thì giờ ngẫm nghĩ rồi trả lời cho ba bề bốn bên dui dẻ, chứ em không hơi đâu lại diễn dịch một câu cô đọng ra thành một bài, tốn kém lắm ạ !

14:22 Tuesday,12.7.2016

Đăng bởi:  Toàn

Ủa, bạn Van hỏi cái gì thiệt đọc không hiểu nổi, đọc lại bài của Pha Lê rồi đọc câu hỏi của bạn chẳng thấy có gì liên quan. Bạn nói bạn là người nghiên cứu văn hóa ngôn ngữ mà viết không chấm phẩy tối nghĩa mò mò. Bác LC vô bênh PL kiểu gì cũng không hiểu nổi luôn? Ai nói với bác là chef mà không nấu được món nước mình thì không nấu được món nước người?

13:23 Tuesday,12.7.2016

Đăng bởi:  LC

Bác Van đã còm thế , em xin đỡ lời cho PL thế này:
Michelin là một cách để nấu nướng trình bày, chứ chưa phải là cái phông văn hóa cho ẩm thực, đặc biệt là của thế giới phương Đông bao gồm Việt nam chúng ta. Bọn Tây phương ăn dọn dao dĩa và riêng từng phần mỗi người một đĩa, nên việc trình bày sao cho cái đĩa thành "tiểu vũ trụ" rất quan trọng. Bọn Á ăn uống kiểu quần túm mớm bón gắp đút rồi gặm trộn xé nhai nó mọi rợ và tình cảm hơn, gần với bản năng và kém văn minh hơn bọn Tây.
PL học ở Nhật, đất nước coi Đức là thầy Tây Âu là đích mà phích cắm lại là Mỹ, dòng điện chạy trong máu thì của Phát xít Japan, nên về bản năng Á bạn ấy chưa thẩm ngay được đâu. Thời gian, kinh nghiệm trong gia đình và chất nghệ của một Chef sẽ giúp bạn hiểu, không sớm thì muộn. Còn văn hóa thì vững như thái sơn, một đầu bếp không nấu được món của nước mình, thì sao giỏi nổi món xứ người ?

10:55 Tuesday,12.7.2016

Đăng bởi:  Van

Chị nói vậy tôi không đồng ý vì là một người nghiên cứu văn hoa ngôn ngữ theo như tôi được biết và đã trảỉ nghiệm qua Hongkong có 50 nhà hàng michelin từ 1 đến 3 sao trong đó hầu hết các nhà hàng 1 sao đều là những nhà hàng truyền thông với những món ăn gia truyền mang đậm phong cách Trung Quốc. Chị giải thích ra sao về điều này?

Hay có chăng chính bản thân những nhận xét của chị cũng là sự chủ quan phiến diện của một người chưa thấy hết được bức tranh tổng thế của cái gọi là ẩm thực mà thôi

16:55 Thursday,26.5.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyen

@Candid: không phải, quán bác nói nằm ở Causeway Bay, quán em ăn ở gần chợ trời Mong Kok cơ. Có gì để em gửi cho bác cái facebook message.

9:27 Thursday,26.5.2016

Đăng bởi:  candid

Em search trên trip advisor thấy ra quán này

https://www.tripadvisor.com/ShowUserReviews-g294217-d1811458-r136819289-Ho_Hung_Kee-Hong_Kong.html

Không biết có phải không.

9:09 Thursday,26.5.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Bác Candid, chỗ em nói là dimsum chứ không phải mì. Bác đi bar HK khuya về đói bụng tạt vào Tiêm Sa Chuỷ ăn mì Ichiran thì ngon lắm (mở cửa 24h.)

6:50 Thursday,26.5.2016

Đăng bởi:  Candid

Mì hongkong được 1 sao thì về lý thuyết quán Phở cũng hy vọng có được 1 sao?

22:29 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  Sheepherder

À mình thấy quan điểm của Phale cũng đúng đấy chứ. Bởi có nước nào có nền ẩm thực là không pha trộn giữa các nguyên liệu hay cách nấu với nước khác đâu. Đây là nói về ẩm thực truyền thống, thì nó là các món ông bà ta kết hợp nguyên liệu, nấu ra ăn thấy ngon, được truyền từ đời này qua đời khác, phổ biến rộng rãi trong nước, thì nó là món Việt, là truyền thống. Chứ chẳng phải nhất thiết là nguyên liệu này nấu cái nọ cái kia. Mình thì cũng thích ẩm thực phân tử lắm, thi thoảng cũng kết hợp vào món Việt, biến tấu nó lên hơn so với cái truyền thống, dù mình chẳng phải chef, chỉ là thích và order mấy cái nguyên liệu từ amazon về nấu thôi. Ấy chứ như cái món chè sen, mình sên hạt sen cùng hạt dẻ với đường nâu, vo thành viên cùng bột gạo rồi hấp lên, lấy nước ép nhãn nấu cùng gellan và kappa, rồi làm lớp phủ cho viên sen kia. Ăn kèm có kem dừa, dầu hương lá dứa và gel lỏng vị quýt, đãi bạn bè ai cũng thích. Thế cũng là hay, học hỏi được cái tốt cái đẹp của người ta, mà mang nó vào cái của mình, thì đấy là điều nên làm chứ.

19:34 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  Hoa

Mai ơi, các món từ bột gạo, bột mì, bột dong thì nước mình nhiều đấy, không đơn điệu đâu.
Kể Mai nghe tạm nhé:
Phở: phở bò, phở gò, phở chua, phở chay, phở xào
Mì: mì Quảng, cao lầu, mì xào bò/heo/gà
Bún tươi sợi nhỏ: bún riêu, bún cá, bún mắm, bún đậu, bún chả nem, bún chả thịt, bún sườn, bún măng, bún mọc, bún chân giò, bún bò xào, bún trộn rau cần, bún bò xào
Bún tươi sợi to: canh bún, bún nước lèo, bánh tằm, bún bò Huế
Bún khô: bún khô trộn thập cẩm, bún khô nấu cua đồng
Hủ tiếu: hủ tiếu cá, hủ tiếu heo, hủ tiếu thập cập
Bột năng: bánh canh
Bột dong: canh bánh đa, miến cua, miến lươn, miến gà, miến ngan
Các bánh bằng bột thì rất nhiều Mai ạ. Tiếc là việc quảng bá bánh dân gian không được thực hiện một cách đồng bộ và người Việt mình không thấy tự hào về bánh mình, nên ít ăn, ít mua…

19:09 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  Mai

Hi Lê
Thấy mọi người căng thẳng quá nên mình nói đùa vậy thôi, "bánh nổ" một chút. Về kiến thức lẫn đam mê với đồ ăn thì mình đều không có đủ để mà cãi cho tới nơi tới chốn.

Thực tế mình là cái đứa nấu ăn không giống ai, chỗ này một chút, chỗ kia một chút, mở tủ lạnh ra có gì nấu nấy, không có thì...nhịn cũng ok luôn. Nên chuyện authentic với mình nó...xa vời lắm. Ngay cả khi nấu món Việt Nam bên này cũng rất ít khi mình chịu khó đi chợ Tàu để mua cho nó "đúng nguyên liệu", mà toàn là có gì nấu nấy, trường phái tân cổ giao duyên đông tây y kết hợp.

Cũng như Lê mình không bao giờ dùng mì chính hay bột nêm.

À, xưa nay món Việt Nam của mình được các bạn bên này ái mộ nhất là...cơm nắm lăn mè, còn gỏi cuốn thì khi cầm lên tay các bạn cứ cười khì khì rất bậy....^^

Đọc bài của Lê và các bạn trên này mình học được rất nhiều thứ.

Mong Lê tiếp tục viết nhiều nhiều để mở mang cho tụi mình.
Cảm ơn bạn.

17:34 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  phale

@Mai: Đâu phải bi quan vậy :) Chẳng có nước nào bảo ẩm thực của họ là một "cục" gì từ trên trời rơi xuống :)) Mì Pasta gốc là của Tàu mà. Nước mắm ta học Tây, Nhật luôn công nhận nhiều món của họ là gốc Tàu, nói chung thế giới trao đổi buôn bán, học lẫn nhau, đến giờ các bếp Pháp vẫn nói họ học được nhiều từ Nhật, và chính Nhật cũng học lắm thứ từ Tây phương đó thôi :) không thì đào đâu ra kem trà xanh cho bọn mình ăn.

Ông bà mình cũng học vậy, từ học trồng giống "lạ", giống mang từ phương nào đến, tới học cách làm mắm, tương v.v... Sau đó biến hóa chúng thành món phù hợp với Việt Nam. Cái công học đó, mình nghĩ không nhỏ đâu, và cũng là công, cũng đáng trân trọng. Y như công ông Ý học ông Tàu để ra Pasta (sau khi dạy cho ông Tàu cái nước mắm) thôi.

Còn vấn đề bây giờ xài cả đống bột ngọt với quan điểm cho rằng món Việt là vậy, thôi khỏi mất công học gì nữa, lại là vấn để khác :)

Nhắn thêm: Ý là mình hồi xưa so với họ hồi xưa thì chắc không xa nhau mấy đâu. Pasta Ý hồi xưa ăn với... nước mắm đó. Chán lắm, cũng đơn điệu vì Ý thời ấy đào đâu ra cà chua. Cà chua là từ châu Mỹ mà. Sau này họ phát triển ra thành đủ thứ sốt trộn vô pasta nên thấy "lung linh" quá đó thôi. Bạn Mai thấy nước sốt mình luẩn quẩn, đơn điệu thì... nếu cứng nhắc không học thêm của người ta, bảo món phải vậy, phải vậy mới "đúng" là đâu có bao nhiêu thứ. Bạn cứ thể chế theo khẩu vị của bạn là nó hết luẩn quẩn liền à :)
Gạo là từ Trung Quốc, mì cũng từ đó, không phải của mình. Bún phở có thể do mình nghĩ ra, mà bánh phở thôi, còn phở không chắc do có tài liệu bảo phở là của Pháp. Mẹ mình thì bảo Việt Nam có phở gà, tới khi Pháp sang mới ra phở bò, chả hiểu đúng không.

17:19 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  Mai

Mình nghĩ ra một dòng thực phẩm tương đối đặc trưng Việt Nam, có gì nhờ bạn Pha Lê chỉ giáo tiếp.

Đó là tất tần tật các thể loại bún, mì, phở và nhất là các loại bánh làm từ bột gạo như bèo lọc nậm ram ít gói cuốn đúc xèo căn hỏi v.v...

(Viết tới đây sực nhớ bài Ngàn năm văn bún của Đặng Thái, đã thấy bắt đầu hớ rồi, hehe, nhưng thôi cứ để mình nói hết ý vậy).

Các món này mình thấy tương đương như kiểu các loại pasta khác nhau nhưng xuất phát từ bột gạo thay vì bột mì. Làm cũng vô cùng mất công, áp dung nhiều cách chế biến, mà ăn nhoáng cái là hết,

Nhưng phần nhân và nước sốt lại tương đối đơn điệu, quanh đi quẩn lại chỉ mỗi thịt bằm, tôm chấy với tôm nhỏ nguyên con, chấm mắm ớt tỏi pha loãng.

Ặc, hỏi xong cũng như tự trả lời.

Không lẽ đặc sản thuần Việt Nam mình chỉ có mỗi món "bánh nổ"?

15:09 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyen

@Chef de Sheep: bạn nhầm rồi, bạn vô duyên vì cứ nhảy vào chì chiết người nào không có cùng quan điểm với bạn ấy ;) Mình đi ăn thấy không thích thì nói là không thích, chứ không "chỉ cây dâu để mắng cây hoè" nọ kia. Còn bạn muốn suy diễn cái mình nói ra ý này ý kia thì mình chịu không quản được. Nhưng người ta nói tròn mà bạn cứ quả quyết là méo thì bạn xem lại mắt mình có méo không đã nhé.

13:03 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  phale

@Hoa: Hình như cái gì ở Nhật cũng thế, không cấp này thì cấp kia. Có bạn đi Nhật về bảo tới đó mình cũng phải để ý hơn, chỉn chu hơn do toàn xã hội nó vậy. Mình thấy mình đi đứng cũng phải dòm ngó, không dám vứt rác vui vẻ như ở đây, nói chuyện với người ta cũng thấy không thoải mái vì người ta lịch sự quá. ;-)

Nhưng mà Nhật cũng có vài chỗ bung lụa lắm, như quán nhậu ấy, mình chưa viết tới quán nhậu, bao giờ tới mục đấy để mọi người biết Nhật cũng còn vô vàn cái vui, không phải lúc nào cũng o bế chỉn chu đắt tiền như nhiều người nghĩ.

Ngay Nhật cũng tự nhận là món ăn nhiều cái gốc Tàu. Học Tàu mà làm, sau này học Tây, rồi biến hóa biến tấu đủ kiểu để chúng thành món Nhật bây giờ. Ai cũng phải học mà, còn muốn "để vậy" thì chấp nhận là nó vậy :))

12:51 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  Chef de Sheep

Bạn Anh Nguyễn: Cảm ơn bạn. Mình biết mình rất vô duyên khi cứ nhảy vào phân tích những thứ có biểu hiện không thực chất. Bạn hiểu mình muốn nói gì.
Mình ngừng ở đây. Mình mới phát hiện ra có văn bản mới nhiều mâu thuẫn ở một trang khác…

12:47 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Chef de Sheep: bạn duyên quá. Mời bạn tiếp tục phân tích văn bản và chúc bạn vui nhé.

12:43 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  Chef de Sheep

Bạn Anh Nguyễn: Mình chỉ buồn cười khi thấy bạn đanh đá thôi. Rõ ràng là bạn mỉa mai, chê kiểu bóng bẩy, mà đến khi Pha Lê nói lại nhảy lên bảo tôi có nói đâu. Mình chỉ buồn cười thôi. Mình nhắc lại. Mình không quan tâm đến đời sống bên ngoài của bạn cũng như của bất kỳ ai, nên họ chọn ăn ở đâu mình cũng không quan tâm. Mình chỉ đọc và phân tích văn bản.

12:39 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  Hoa

Tớ bảo này, tớ thấy nhà hàng sao Michelin kiểu ông Jiro bên Nhật cho tớ ăn cũng không ăn. Phiền phức cứng nhắc quá. Ản môt miếng ngon đúng chuẩn thì khổ quá. Đi ăn ở nhà hàng Michelin tất nhiên dĩ là không được thoải mái như ăn buffet khách sạn. Làm gì có chuyện xách đĩa đi nhặt món này về món kia về tự bày biện tại bàn rồi chụp ảnh tung Fb.
Nhưng tớ vẫn thích đọc các bài về ẩm thực phân tử với đầu bếp Michelin của Pha Lê. Mình không vươn được tới đẳng cấp đó nhưng mà ai cấm mình đọc đâu, mở mang ra nhiều thứ. Mỗi lần đọc bài tớ lại nghĩ tới câu nhất nghệ tinh...

12:39 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Vậy bạn Chef de Sheep biết mình ngoài đời thế nào mà phán mỉa mai thế ;) Mình đi ăn ở hai chỗ và bình luận về hai chỗ đó, vậy cũng không được hả bạn? Còn tiêu chuẩn mình chọn nhà hàng để ăn thì ...là việc của mình, mình có thể vẫn chọn nhà hàng có sao, nhưng không đặt hy vọng quá cao, thì ảnh hưởng gì đến bạn mà bạn phải bực bội khó chịu thế? Hay bạn muốn ai cũng phải thừa nhận mọi nhà hàng được sao đều tuyệt vời thì bạn mới hài lòng?

12:25 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  Chef de Sheep

Mình đọc cmt của Anh Nguyễn rồi vào xem lại bài bạn ấy viết. Anh Nguyễn viết như vầy:
«Ở Việt Nam có lẽ nhà hàng gần nhất với chuẩn Michelin là La Maison 1888? Cảm nhận khi vào nhà hàng này là rất có hơi hướng của bác Khải Silk (nhiều màu trắng đen kiểu cung điện, nội thất rối tinh, phục vụ thì phạm nhiều lỗi sơ đẳng) mà đồ ăn thì không có gì đặc sắc. Thế nên không ngạc nhiên khi thấy ngay gần La Maison 1888 là một cửa hàng bán lụa của bác Khải. Còn một nhà hàng có sao Michelin ở Hongkong em đi ăn thì thấy phục vụ theo kiểu bún mắng cháo chửi nhà mình. Thế nên giờ em không hy vọng nhiều vào các nhà hàng được sao Michelin nữa. »
Tuy Anh Nguyễn không dùng chữ « bậy bạ » nhưng toàn đoạn văn toát lên ý : 1 / chuẩn Michelin chẳng ra gì. 2/ chuẩn Michelin không đáng tin.
Không rõ bạn Anh Nguyễn đã đi ăn được mấy nhà hàng Michelin rồi mà phán mỉa mai thế?

12:10 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Em chưa bao giờ "kết luận cả hệ thống Michelin là bậy bạ" cả, chị Pha Lê xem lại trước khi lôi em vào làm ví dụ cho bài nhé. Vậy thôi, không đôi co nhiều mất hay.

10:30 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  www

@ngocquyen: chị Pha Lê viết về nó rồi nha bạn :D có link trong comment trả lời Candid kìa.

em rất ủng hộ quan điểm muốn có sao này sao nọ thì phải chơi theo luật của nó :D tất nhiên nhiều nhà hàng do tự xuất sắc nên có sao luôn (như ông Jiro chẳng hạn - trên phim có indicate thế), còn lại các nhà hàng khác muốn giữ sao đều phải tuân theo quy luật. Đọc vài bài giới thiệu cũng của chị Pha Lê viết thấy nơi nào cũng đảm bảo nguyên liệu tốt, món ăn cũng phải ngon mắt, cũng có món ăn chơi cho khách, cũng theo trình tự món đầy đủ, v.v...

còn mình đã muốn chơi "luật rừng" thì phải chấp nhận không có sao với trăng của người ta, muốn thì tự đặt cho mình vậy. như kiểu "nhà hàng đẳng cấp 5/4/3 sao" các tour du lịch hay quảng cáo và phần lớn là tự phong.

không biết có phải chị Anh Nguyễn ăn ở quán mì 1 sao bên Hongkong không ạ? Sếp em mới về có phàn nàn nhà hàng sao "lốp xe" mà phục vụ hơi bị kỳ cục.

9:03 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  ngocquyen

Chị Pha Lê ơi, chị thêm bài cà chua trứng đi ạ :P

8:51 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  phale

@Candid: Em có giải thích trong bài "Muốn ăn cá thì tự phi lê"  rồi anh

8:13 Wednesday,25.5.2016

Đăng bởi:  candid

Canh cà chua trứng làm sao nó lại ra màu như thế hả Pha Lê? Nhớ có lần xem chương trình TV về ẩm thực phân tử họ chế biến sốt cà chua thành món màu trắng nhìn như kem, ai ăn cũng ngạc nhiên.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả