|
|
|
|||||||||||||
Ăn uốngPha Lê nấu ăn: thích ăn cá thì nên tự phi lê 10. 04. 16 - 12:50 pmPha LêTôi rất thích ăn… cá kho. Nhà tôi cũng thế, bố mẹ mở miệng kêu ăn kiêng, bớt cơm gạo nhưng ngửi thấy mùi cá kho là bố lại lụi cụi đi bắc nồi cơm để ăn cho sướng.
Hôm nào buồn, thay vì kho cá tôi sẽ mua cá về phi-lê. Mục đích đầu tiên là để khỏi… lụt nghề, lâu quá không mần cá sợ quên. Hai là cá phi-lê cũng có lợi điểm, làm được nhiều món ngoài chém to kho mặn. Cá phi-lê đặc biệt hữu ích nếu nhà có trẻ em – thành phần ghét phải nhằn nhiều xương. Xin nhắn trước luôn là bài này không có tham vọng chỉ cách phi-lê mấy con như cá ngừ 20 ký, tập trung vào những loại cá ở nhà mua được, làm được thôi. Vậy phải bắt đầu từ đâu. Từ con dao Muốn phi-lê cá cho đàng hoàng cũng như an toàn, dao phải thật bén. Tôi đến chơi mười nhà thì chín nhà đang nuôi dao cùn, mà dao cùn dùng phi-lê cá rất dễ gây tai nạn. Nên nhớ rằng trong tất cả các loại dao, dao mổ cá luôn là loại bén nhất, phải bén hơn dao xắt thịt. Bếp chuyên nghiệp tất nhiên có dao riêng dành cho phi-lê cá. Loại của Tây thường nhỏ, mũi cong nhọn hoắt. Mũi nhọn này có thể dùng để moi phần thịt má của cá. Dao nhìn bé xíu thế chứ phi-lê cá cỡ lớn rất ngọt, a-ma-tơ một chút cũng xài hiệu quả được. Nhược điểm của nó là gần như chỉ dùng để… mổ cá được thôi. Loại dao phi-lê của đầu bếp châu Á thường có bản to và dài hơn, lưỡi dao đặc biệt dẻo và có thể uốn cong. Tính dẻo dai này giúp con dao dễ len lỏi vào trong thân cá, cắt sát xương cho dù xương không thẳng thớm. Nhược điểm của nó là nếu không biết xài thì sẽ hơi khó mổ cá lớn, dễ đứt tay vì lưỡi cứ bị cong cong quẹo quẹo. Tuy nhiên dùng quen rồi sẽ rất thích vì lưỡi dao này còn giúp ta cắt cá thành từng lát mỏng tang được, ngoài ra dùng cắt thịt heo bò thành lát mỏng cũng được tuốt, chứ không chỉ dùng phi-lê.
Tất nhiên dao kéo biết đến thế thôi. Chỉ cần dao bén, dùng vừa tay là ổn chứ không cần hăm hở đi mua dao xịn để phi-lê làm gì. Những con dao này rất mắc, phi-lê được vài miếng bằng dao bén trước đã, sau đó thấy cần hẵng đầu tư. Lời khuyên chân thành là hãy mài dao trước khi sắm dao. Phi-lê cá tròn Khi dao đã sắc, bước tiếp theo nên xác định là con cá mình sắp phi-lê thuộc loại gì. Các loại cá tròn như cá hồi, cá nhồng, cá hồng, cá cam, cá lóc, cá mú… sẽ phi-lê ra hai miếng. Cá tròn thường có mắt ở hai bên đầu, mắt cách xa nhau.
Tôi mua được con cá nhồng rất tươi, vì cá nhồng là cá tròn lên tôi phi-lê ra hai phần. Đầu tiên phải đánh vảy trước – tự đánh vảy được thì nên làm do hàng cá đánh vảy rất bạo lực, dễ làm rách da cá lắm – sau đó rửa sạch, lau khô. Lật bụng con cá lên, loài cá tròn thường có lỗ ruột để thải chất ngay dưới bụng.
Đâm mũi dao vào lỗ hổng và rạch một đường lên tới đầu cá, như vậy chúng ta sẽ dễ moi ruột nó ra hơn. Moi xong có thể rửa ráy phần bụng bên trong và lau khô. Như vậy tới lúc phi-lê, dao của ta không chọc phải ruột gan, gây tèm lèm lên thớt. Xong xuôi, ta chỉ việc cắt theo đường phi-lê của cá tròn. Xẻ lìa phần thịt đằng sau vây trước – đừng tiếc của cắt trước cái vây vì phần xương ấy khó lóc lắm – sau đó men dao theo xương cá mà cắt tới đuôi.
Bạn nào kỹ, sau khi phi-lê có thể lấy nhíp chuyên nhổ xương cá ra để bứng vài cái xương còn sót lại, còn lười thì thôi. Phi-lê cá dẹt Các loại cá dẹt hình như chiếc đĩa, thường có hai mắt nằm cạnh nhau, ngửa lên trên – dù cũng có ngoại lệ. Cá dẹt thịt bẹp lép nên chúng cho 4 miếng phi-lê, nhưng phi-lê thường không dày như cá tròn, tất nhiên cá dẹt mà to thì thịt cũng sẽ nhiều thôi.
Tôi kiếm không ra cá bơn, nhưng tìm thấy con cá chim đen rõ to. Cá chim đen thực ra thuộc loại nửa tròn nửa dẹt, thân như cái dĩa nhưng mắt ở hai bên đầu. Phi-lê con này theo kiểu tròn cũng được, nhưng tôi thấy vậy khó khăn quá nên phi-lê kiểu dẹt cho dễ.
Nấu cá phi-lê Nhà hàng Tây thường lấy phi-lê cá ra áp chảo, còn xương họ nấu nước dùng, nấu sốt. Không thích món Tây cầu kỳ ta có thể đem ngâm phi-lê vào hỗn hợp miso hoặc ướp muối nướng, chiên giòn, làm phi-lê sốt cà… Thậm chí có thể gói phi-lê vào lá chuối, lá sen với xíu rau mùi, gia vị rồi đem hấp. Ngoài ra cá phi-lê cũng dễ đem xiên que nướng, cắt nhỏ xào nhẹ với rau, cắt nhỏ chiên thành miếng be bé như canape. Xương cá ta có thể lấy nấu canh, làm lẩu, làm sốt kem. Muốn tiết kiệm thì món canh và lẩu là tuyệt nhất, nấu xong ta còn nhằn được chút thịt ở phần đầu. Con cá nhồng tôi ướp miso pha sake và mirin trong hai ngày, sau đó đem nướng trong lò. Vị miso thấm vào cá rất ngon, ăn kèm rau củ ngâm chua nữa là tuyệt vời.
Lúc phi-lê cá chim đen, nhà tôi đang dư kombu nên tôi cắt nhỏ mấy miếng phi-lê thành phần, đem ướp rượu gạo và nước tương – bạn nào thích ướp gì khác cứ ướp – sau đó lấy kombu bọc từng phần lại thành các gói xinh xinh. Đem mấy cái gói này đi hấp cách thủy là có ngay món cá hấp, một phần rất vừa ăn, lại nhanh chín nữa do cá nhỏ rất dễ chín.
Khuyến mãi: canh cà chua trứng Tôi thường lấy xương cá, đầu cá còn thừa sau khi phi-lê ra nấu canh. Cứ xào một đống hành Tây và hành ba-rô, đổ rượu gạo hoặc sake vào, chờ bay cồn là thêm xương với đầu cá, đổ nước ngập, quẳng vào nồi cái bouquet garni (hay còn gọi là bó rau thơm), hầm riu riu 15 phút là xong. Xương cá không nên nấu lâu, lâu là sẽ tanh ngay, để rồi lại phải rị mọ đi cầu cứu ông me chua. Mà có hầm hơn nữa cũng chẳng thu về được gì đâu do xương cá dễ mất chất ngọt lắm, 15 phút thôi là đủ, lửa không nên sôi sùng sục. Nấu xong đem nước dùng đi lọc cho trong, có thể giữ lại phần đầu đuôi mà nhằn thịt. Nước nấu nhanh thế nhưng bảo đảm béo. Tôi chỉ một bạn Soi nấu nước cá kiểu này, nấu xong bạn kêu oai oái vì mỡ ngập mồm. Tôi rất thích lấy nước dùng cá nấu canh cà chua trứng, hoặc các kiểu canh chua khác, nhưng cà chua hợp hơn cả. Cà chua giúp nước dùng dịu lại, thanh hơn, mùi cá vẫn còn nhưng bớt nồng nàn. Đây là món ăn bình dân, hơi lều phều và hổ lốn nào trứng nào cà. Tuy nhiên bình dân có cái thú của bình dân chứ. Hôm phi-lê con cá nhồng và cá chim đen, tôi cũng tính lấy nước ấy nấu canh cà chua trứng. Nhưng nghĩ mông lung thế nào lại muốn nấu ra một chén canh cho gọn gàng hơn. Cũng là cà chua trứng, nhưng bớt hổ lốn một tí. Thực chất là tôi luôn thấy vui hơn khi cải tiến món bình dân, như thế mới thú, chứ món khó là đã… khó rồi. Yêu cầu đặt ra: nước phải thật trong, cà và trứng phải thật gọn, không lùm nhùm trong tô.
Khi cà vừa mềm – chứ không nát nhé, cà nát nước dùng đục liền – vớt cà ra băm cho nhuyễn. Lấy cà băm ấy đem trộn trứng vịt, nêm nước mắm, hành lá cắt nhỏ hoặc thì là gì đấy rồi đút lò ra một ổ frittata. Bạn nào siêng, gỡ hết thịt từ đầu, đuôi, vây cá sau khi hầm nước dùng và bỏ vào đây luôn, đỡ phải nhằn đầu cá, nhìn không sang trọng.
Cuối cùng, chỉ việc xếp frittata trứng cà chua vào chén hoặc tô, rưới nước dùng cá lên là có ngay món canh cà chua trứng rất dân dã mà gọn gàng, hiện đại nhé. Vị cũng y chang canh cà chua trứng, chẳng khác chút nào. Nước trong veo veo, muốn húp riêng cũng được, muốn húp chung khi ăn trứng cho hòa quyện hai vị cũng được nốt.
Nhưng trước khi thử mấy món trong đây, nhớ mài con dao cho bén đã nhé!
* Pha Lê nấu ăn: - Pha Lê nấu ăn: Trúng phải âm mưu của Soi, cuối cùng nấu được rươi ngon - Pha Lê nấu ăn: cá hanh với bó xôi - Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua Hy Lạp (phần 1) - Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 2) – Cà-ri mà nhẹ tựa bóng bay - Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 3) – Heo ta heo tây đều ngon khi ngâm whey - Pha Lê nấu ăn: thích ăn cá thì nên tự phi lê - Pha Lê nấu ăn: ức gà khô thì đem bọc mỡ chài - Pha Lê nấu ăn: có măng ngon, nấu món gì cho lạ? - Pha Lê nấu ăn: Hai món serrano đơn giản cho người nấu thanh thản - Pha Lê nấu ăn: serrano củ cải – cuối cùng vẫn phải là Tàu - Nước hầm (phần 1): nếu hầm đúng, trong nước hầm có gì bổ? - Nước hầm (phần 2): chọn xương rồi lại chọn nồi, và tại sao phải hầm lâu, lửa nhỏ - Nước hầm (phần 3): làm sao để vừa hầm xương vừa đi chơi được với bồ - Pha Lê nấu ăn: muối trứng vịt và vỏ củ cải - Pha Lê nấu ăn: dưa leo chua ngọt, tỏi miso, củ cải đỏ ngâm mơ muối - Chanh muối kiểu Ma-rốc: chỉ để uống không thì quá phí - Pha Lê nấu ăn: người lười làm pancake lười để tạ lỗi - Pha Lê nấu ăn: Trời thương người siêng cho “pancake siêng” ngon hơn hẳn - Pha Lê nấu ăn: cho trái cấm của Nhật cặp kè với phô mai - Pha Lê nấu ăn: sốt táo thiên đường - Pha Lê nấu ăn: thịt viên Nga – làm thế nào cũng không ngon bằng mẹ nấu - Kẹo bơ mặn cho Giáng sinh thêm ngọt - Tết không ngán: làm món thịt “kho đi kho lại” - Làm món ngâm nước bạn cho món nước ta thêm thanh nhã - Câu chuyện bánh mì, bài 1: Vị cứu tinh cổ kim - Câu chuyện bánh mì (bài 2): Bánh mì ngon phải làm từ men vĩnh cửu - Câu chuyện bánh mì (bài 3): Pháp hay không Pháp, đó mới là vấn đề - Món Việt tinh thần Nhật: Cá mó ướp giấy dó - Kim chi vụn hào: - Tương “có con nhoi nhoi” ủ lâu năm của anh Sơn - Mạch nha: “cải tiến” món ức gà thành ngon tê tái - Hummus: món Trung Đông nhưng trẻ con Việt ăn thun thút - Không màng yêu ghét với tỏi confit Ý kiến - Thảo luận
13:46
Monday,30.5.2016
Đăng bởi:
vân
13:46
Monday,30.5.2016
Đăng bởi:
vân
dạ vâng em cảm ơn chị. Hôm nay em vừa làm theo hướng dẫn trong bài thấy món cá dễ ăn hơn hẳn ạ :D
12:07
Monday,30.5.2016
Đăng bởi:
phale
@Vân: Trong bài mình có nói là dao nên mài hơn nên mua. Dao ở nhà bạn mài cho bén là dùng ổn rồi. Còn nếu bạn muốn mua dao chuyên nghiệp như trong bài nói thì bạn phải chấp nhận chăm sóc, mài nó thường xuyên. Không như bạn tưởng đâu vì mấy con dao này chẳng thuộc dạng muốn mài sao là mài, chứ lia qua đáy chén không phải là cách mài mấy con dao đó. Nếu bạn nghĩ mình ch
...xem tiếp
12:07
Monday,30.5.2016
Đăng bởi:
phale
@Vân: Trong bài mình có nói là dao nên mài hơn nên mua. Dao ở nhà bạn mài cho bén là dùng ổn rồi. Còn nếu bạn muốn mua dao chuyên nghiệp như trong bài nói thì bạn phải chấp nhận chăm sóc, mài nó thường xuyên. Không như bạn tưởng đâu vì mấy con dao này chẳng thuộc dạng muốn mài sao là mài, chứ lia qua đáy chén không phải là cách mài mấy con dao đó. Nếu bạn nghĩ mình chẳng thể nào bỏ công sức và thời gian để chăm sóc dao thì không nên mua nhé. Còn bạn chấp nhận chăm dao thì mới tính tiếp.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp