|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnTừ chuyện không xem Masterchef nữa tới các chuyện linh tinh khác20. 05. 16 - 12:32 amAnh NguyễnSOI: Đây là cmt cho bài: “Truyền thống không ăn cá hồi sống của người Nhật”. Soi xin đưa lên thành bài riêng. Cảm ơn bạn Anh Nguyễn. * Mọi người nói chuyện sôi nổi quá làm em cũng muốn góp vui một tý, đi từ chuyện nọ xọ sang chuyện kia dài dòng mong các bác thông cảm. Một là về cuộc thi Masterchef. Em vẫn nhớ như in hồi đấy đang là sinh viên ở nước ngoài, mà các bác cũng biết rồi đấy, đi du học thì không đói nhưng cũng chẳng mấy khi thực sự được ăn ngon cả. Thế là hồi đấy em và mấy đứa Việt Nam khác chúi đầu vào xem Masterchef, hồi đó đang là season 2. Miệng thì nhai pad Thai với cả pizza mà cứ xuýt xoa hít hà những tôm càng langoustine, pho mát burrata trên màn hình. Các thí sinh mùa đó đáng yêu, giám khảo cũng chưa lộ bộ mặt đáng sợ nên xem rất vui vẻ. Thế nhưng xem đến season 3 thì em bắt đầu thấy có vấn đề, và đến season 4 thì bỏ không thể xem nữa. Em cũng không lý giải được cảm giác của mình cho đến khi đọc các bài viết về chương trình này. Và em nhận ra một điều rằng Masterchef chưa bao giờ và không bao giờ là một cuộc thi nấu ăn. Nó là một cuộc thi giải trí, và mục đích của nó là thu hút càng nhiều khán giả càng tốt. Vì thế tất cả mọi thứ trong chương trình đều có tính toán, ví dụ như: – Các thí sinh ở vòng đầu có rất nhiều người kì quặc, có người đem cả rắn sống đi cùng, có người phục vụ sushi kiểu… đặt lên cơ thể phụ nữ trần truồng, có người còn trồ tài pháp thuật… Hồi mới xem thì em nghĩ không hiểu họ nghĩ gì mà đi thi? Hóa ra nhiều người trong số đó do chính chương trình mời đi, không phải vì họ nấu ăn giỏi, mà để chương trình thêm màu sắc. Tuy nhiên số đó không hề biết rằng họ sẽ chẳng có cơ hội nào, vì tất cả đã nằm trong tính toán của Masterchef. Nếu chỉ chọn 100 người nấu ăn giỏi nhất thì có lẽ Masterchef đã nhàm chán hơn rất nhiều. – Hồi đó em ấn tượng vì sao món nào họ cũng biết nấu, hoá ra trước mỗi lần ghi hình, các thí sinh đều được phím trước, không phải nói hẳn ra nấu gì, nhưng sẽ kiểu “bọn mày luyện ba món này đi nhé”, và ngày hôm sau sẽ phải nấu một trong ba thứ đó. Toàn bộ trong quá trình quay có rất nhiều đầu bếp đến dạy các thí sinh nấu ăn suốt ngày đêm, giống như một là “cooking boot camp” vậy. – Những gì các thi sinh thốt ra trên màn ảnh nhiều khi là ghép của những câu chữ vụn vặt (sound bites) mà chương trình đã ghi âm, chứ họ không hề nói vậy. Các thí sinh không được kiểm soát những gì họ (bị cho) là nói trong chương trình, vì đã kí vào hợp đồng với Masterchef. Lý do Masterchef làm vậy là để tạo tối đa kịch tính bằng cách dựng lên các nhân vật: người hiền dịu, người đanh đá, người vui tính, người đỏng đảnh,… Càng về sau Masterchef càng lạm dụng điều này, đồng thời cố tình đẩy cao kịch tính bằng cách gây chia rẽ giữa các thí sinh. Về bạn Christine Hà, không ai phủ nhận được sự cố gắng của bạn ấy. Nhưng thắng lợi của bạn có lẽ đã được quyết định từ trước khi chương trình diễn ra. Thứ nhất, bạn ấy không hoàn toàn mù, ít nhất là theo định nghĩa “mở mắt ra chỉ thấy đen kịt” của người bình thường, mà vẫn thấy lờ mờ như nhìn vào tấm gương có hơi nước (nguyên văn lời của Christine.) Vậy là Masterchef đã tạo ra ấn tượng sai lầm với người xem. Thứ hai là chương trình năm đó để bạn Josh da đen cao lớn thua, rồi lại tổ chức một vòng thi giữa các bạn bị loại để cho bạn Josh vào, mặc dù bạn chỉ làm được món mousse chocolate căn bản. Cuối cùng khi Josh thi đấu với Christine ở chung kết thì thắng lợi đã thuộc về Christine dù món ăn bạn ấy nấu, về mặt kỹ thuật, đơn giản hơn rất nhiều. Kết quả sau đó là bạn Josh bị rơi vào trầm cảm, thần kinh bạn ấy không ổn định, hay nói lảm nhảm nhắc đến Gordon Ramsey – một trong các giám khảo của Masterchef. Cuối cùng bạn ấy đã tự bắn súng vào đầu năm 2013, một năm sau cuộc thi. Đương nhiên không thể đổ lỗi Masterchef làm bạn ấy tự sát được, nhưng việc nhiều thí sinh bị hành hạ về tinh thần, lạm dụng tình dục, vv… khi tham gia Masterchef thì có kha khá nhân chứng. Trong các vấn đề của Masterchef (mua giải, ăn chia không công bằng, quảng cáo cho Walmart) thì có lẽ đấy là điểm đen lớn nhất. Việc bạn Christine Hà được quán quân cũng không có ý nghĩa nhiều lắm trong việc quảng bá món Việt ra nước ngoài, có lẽ vì người ta tập trung vào chuyện bạn ấy mắt kém nhiều hơn. * Sang chuyện khác. Em đã từng đọc một nghiên cứu về giá các món ăn nước ngoài ở Mỹ. Trong đó giá cao nhất là món Pháp và Nhật, rồi tới món Ý. Tiếp theo là các món của Thái, của Hàn. Món Việt Nam nằm ở nấc thấp nhất, ngang ngửa với các món của Lào, Lebanese,… Kết luận là dân Mỹ sẵn lòng trả tiền cao cho đồ ăn đến từ các nước giàu, vì cảm nhận của họ là nó “sang” hơn. Còn các nước nghèo và đang phát triển thì đồ ăn ngon đến mấy cũng rất khó mà được coi trọng, quy luật như vậy rồi. Nếu chiếu theo nghiên cứu đó thì đồ ăn Việt Nam có tiềm năng lan rộng, nhưng vẫn chỉ có thể ở mức food trucks hoặc greasy spoons thôi chứ chưa đạt đến tầm nhà hàng cao cấp được, ít nhất là ở Mỹ. Đồ ăn thì ai cũng muốn bổ, muốn ngon, muốn sạch, và trình bày đẹp mắt nữa thì càng tốt. Nhưng bỏ ra cái giá nào (giá ở đây không chỉ là tiền bạc, mà còn thời gian công sức đi kiếm đi lùng đi nấu) thì mỗi người có một tiêu chuẩn khác nhau. Cá nhân em thì không thích những thứ đồ ăn quá cầu kỳ và tỉ mẩn, vì cảm giác nó xa rời lãnh vực ẩm thực mà nhảy sang hướng “nghệ thuật sắp đặt” hơn. Tad Friend đã nhận xét rằng một hoạt động mà càng xa rời mục đích ban đầu của nó thì càng ngả về sự suy đồi. Ở Việt Nam có lẽ nhà hàng gần nhất với chuẩn Michelin là La Maison 1888? Cảm nhận khi vào nhà hàng này là rất có hơi hướng của bác Khải Silk (nhiều màu trắng đen kiểu cung điện, nội thất rối tinh, phục vụ thì phạm nhiều lỗi sơ đẳng) mà đồ ăn thì không có gì đặc sắc. Thế nên không ngạc nhiên khi thấy ngay gần La Maison 1888 là một cửa hàng bán lụa của bác Khải. Còn một nhà hàng có sao Michelin ở Hongkong em đi ăn thì thấy phục vụ theo kiểu bún mắng cháo chửi nhà mình. Thế nên giờ em không hy vọng nhiều vào các nhà hàng được sao Michelin nữa.
Ý kiến - Thảo luận
10:34
Tuesday,31.10.2023
Đăng bởi:
admin
10:34
Tuesday,31.10.2023
Đăng bởi:
admin
@ Đăng bài này Ocho: Bạn tự biên tập lại cmt của mình rồi Soi đưa lên nhé. Thứ nhất là chửi bậy hơi nhiều :-), thứ hai là toàn viết tắt. Cảm ơn bạn.
21:27
Monday,11.9.2023
Đăng bởi:
Hiền Thảo
Bạn nhìn món ăn của Christine thì có thể nghĩ rằng món đó đơn giản, nhưng kỹ thuật thì không hề. Rõ ràng các bếp trưởng đã nói hương vị ngon tuyệt đã xóa bỏ hoàn toàn vẻ ngoài đơn giản của món ăn. Josh đã mắc nhiều lỗi hơn như để tôm sống hay món tráng miệng thịt ba chỉ không cần thiết, các món không có sự liên kết... trong khi cả 3 món của Christine thì đ
...xem tiếp
21:27
Monday,11.9.2023
Đăng bởi:
Hiền Thảo
Bạn nhìn món ăn của Christine thì có thể nghĩ rằng món đó đơn giản, nhưng kỹ thuật thì không hề. Rõ ràng các bếp trưởng đã nói hương vị ngon tuyệt đã xóa bỏ hoàn toàn vẻ ngoài đơn giản của món ăn. Josh đã mắc nhiều lỗi hơn như để tôm sống hay món tráng miệng thịt ba chỉ không cần thiết, các món không có sự liên kết... trong khi cả 3 món của Christine thì đồng bộ về hương vị, liên kết và sự quan trọng của từng thành phần trong món, không có thành phần nào là vô nghĩa. Đó là lý do mà Christine thắng. Christine thắng hoàn toàn bằng khả năng của mình chứ không phải nhờ chương trình rủ lòng thương hay được sắp xếp là phải thắng như cách bạn nói. Chẳng lẽ món ăn Việt Nam thì không thể đủ ngon để chiến thắng món ăn Châu Âu?
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp