Trường phái

Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Đồng lúa ở Asakusa và hội Torinomachi”02. 12. 16 - 6:54 am

Hieniemic st

Utagawa Hiroshige, của họa phái Utagawa, được xem là bậc thầy ukiyo-e cuối cùng trước thời kỳ Minh Trị. Phong cách tranh của ông thể hiện không chỉ qua đường nét và màu sắc đối chọi mà nhã nhặn đặc trưng mà còn đặc biệt lộ rõ qua đề tài tranh của ông, ít sa vào những chủ đề ukiyo-e thường gặp như giai nhân, diễn viên, võ sĩ, mà chú trọng nhiều hơn đến phong cảnh và đời sống thị dân.

Đây là một tranh trong bộ Một trăm danh thắng Edo của Hiroshige. Tranh vẽ căn phòng của một kỹ nữ, có lẽ sau khi cô vừa tiếp khách xong, vào một buổi chiều. Căn phòng ở tầng hai của một trà quán ở Yoshiwara, khu bình khang (tức phố đèn đỏ) của Edo, nhìn ra cảnh đồng lúa Asakusa, và hình nón cân đối của núi Phú Sĩ đằng xa, được chia gọn ghẽ làm đôi bằng chiếc song cửa sổ.

.

 Khách có lẽ đã rời phòng cô kỹ nữ, trên bệ cửa còn để lại bát nước và chiếc khăn mặt dùng xong. Dưới sàn là bộ trâm đẹp, có lẽ của khách tặng.

.

Bên ngoài là đoàn người náo nức đi hội Torinomachi ở ngôi chùa gần đó. Đoàn người cầm những chiếc bồ cào rước lễ, trùng hợp thay lại có hình dạng giống với bộ trâm khách tặng cô kỹ nữ.

.

Toàn bộ bức tranh tập hợp vào tiêu điểm ở chi tiết chú mèo ngồi im trên bệ cửa, nhìn ra cảnh vật náo nhiệt trên đồng lúa đằng xa. Một nét tương phản rõ rệt giữa cái tịch tĩnh bên trong và cái náo động bên ngoài.

 

*

Tranh cổ Nhật Bản:

- Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Đồng lúa ở Asakusa và hội Torinomachi”

- Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi với “Tào Tháo ngắm trăng lên sau núi Nam Bình”

- Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Pháo hoa ở Ryōgoku”

- Tranh cổ Nhật Bản: Bắt cá trê bằng quả bầu, và kỹ nữ đánh đập cá trê

- Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi và ba bức tranh trăng

- Tranh cổ Nhật Bản: cảnh công viên Ueno trong tranh sắc đỏ aka-e và tranh sắc xanh aizuri-e

- Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi với “Trăng ở phố đèn đỏ”

- Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige và “Anh đào đêm ở Phố giữa của Yoshiwara”

- Tranh cổ Nhật Bản: hai bức về anh đào đêm và chút phụ lục về Geisha

- Tranh cổ Nhật Bản: Tawara Tōda mang ba món quà từ Long cung thành trở về

- Tranh cổ Nhật Bản: tích Benkei trộm chuông chùa Mii

- Tranh “cổ” Nhật Bản: “tân bản họa” với mỹ nhân của Itō Shinsui

- Tranh “cổ” Nhật Bản: Mỹ nhân “cũ” và mỹ nhân “mới”

- Tranh cổ Nhật Bản: “Sóng lừng” của Hokusai

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 1): Vẽ samurai gặp quỷ

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 2): 14 tuổi vẽ trận hải chiến

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 3): Vẽ dũng tướng để nhớ một thời đại

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 4): Người tài máu me và sa đọa

Ý kiến - Thảo luận

20:18 Friday,2.12.2016 Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Theo mình đọc thì trước Hiroshige đã có tranh vẽ theo chiều dọc rồi, nhưng bộ Sáu mươi tám tỉnh thành (Famous Views of the Sixty-odd Provinces) của ổng là bộ tranh khắc gỗ đầu tiên được in đại trà. Cái gì mới thì cũng bắt mắt hơn cái đã quen thuộc. Một lý do là Hiroshige đã dựa những bức tranh theo các sách hướng dẫn du lịch hồi đó (in chiều dọc.) Ngoài ra t
...xem tiếp

20:18 Friday,2.12.2016 Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Theo mình đọc thì trước Hiroshige đã có tranh vẽ theo chiều dọc rồi, nhưng bộ Sáu mươi tám tỉnh thành (Famous Views of the Sixty-odd Provinces) của ổng là bộ tranh khắc gỗ đầu tiên được in đại trà. Cái gì mới thì cũng bắt mắt hơn cái đã quen thuộc. Một lý do là Hiroshige đã dựa những bức tranh theo các sách hướng dẫn du lịch hồi đó (in chiều dọc.) Ngoài ra tranh vẽ theo chiều dọc thì dễ đóng thành tập hơn chiều ngang.

 
19:47 Friday,2.12.2016 Đăng bởi:  hieniemic

Hiroshige được coi là địch thủ trẻ của Hokusai.

Nói Hiroshige đi đầu trong việc vẽ ukiyo-e theo chiều dọc có lẽ chưa chính xác lắm. Từ Hokusai đã có các bức phong cảnh vẽ theo chiều dọc. Các họa sĩ trước và cùng thời Hiroshige, khi vẽ tranh chân dung diễn viên và giai nhân cũng thường vẽ theo chiều dọc, như Umataro hay Sharaku (ông này hoạt động thời gian ngắ
...xem tiếp

19:47 Friday,2.12.2016 Đăng bởi:  hieniemic

Hiroshige được coi là địch thủ trẻ của Hokusai.

Nói Hiroshige đi đầu trong việc vẽ ukiyo-e theo chiều dọc có lẽ chưa chính xác lắm. Từ Hokusai đã có các bức phong cảnh vẽ theo chiều dọc. Các họa sĩ trước và cùng thời Hiroshige, khi vẽ tranh chân dung diễn viên và giai nhân cũng thường vẽ theo chiều dọc, như Umataro hay Sharaku (ông này hoạt động thời gian ngắn, chuyên vẽ tranh diễn viên, nhưng tính nghệ thuật rất cao).

2 phút quảng cáo: Nếu Candid thích ukiyo-e có thể vào trang Mỗi ngày một tranh ukiyo-e để đón xem tranh mỗi ngày. :D

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp