Nghệ sĩ Việt Nam

Nguyễn Phan Chánh và
tranh lụa Việt Nam 11. 04. 10 - 2:17 am

SOI

.

Cuốn sách mang nhan đề Nguyen Phan Chanh and Vietnamese Silk Paintings được NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 2006, 22 năm sau ngày mất của danh họa (1984).

Đây là một tuyển tập gồm nhiều bài viết, trong đó có các bài viết bằng tiếng Việt, một số khác viết bằng tiếng Pháp và một số bài dịch sang tiếng Anh, của các tác giả như Hoàng Công Luận, Sỹ Ngọc, Lê Hoài Linh, Ivo Vasiliev…

Nguyễn Phan Chánh sinh năm 1892 tại Hà Tĩnh, năm 1925 trở thành sinh viên khóa đầu của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng học với Lê Phổ, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Công Văn Trung và Georges Khánh. Từ năm 1928, khi còn học ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Nguyễn Phan Chánh đã bắt đầu vẽ tranh trên lụa.

Tác phẩm "Chơi ô ăn quan" của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh

Năm 1931, một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh dự đấu xảo quốc tế Paris; dịp đó đã có vài bức của ông được mua lại. Sau 1945, Nguyễn Phan Chánh có thời gian giảng dạy ở Đại học Mỹ thuật và là đại biểu Quốc hội khóa III.

Trong cuốn sách, những bài đáng chú ý nhất là bài của Nguyễn Tuân viết trên Thời Vụ Báo năm 1938 bình luận một cuộc trưng bày tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh; bài của Jean Tardieu mang tên “L’art annamite moderne” (Nghệ thuật Annam hiện đại) đăng trên tờ L’Illustration năm 1932, và một bài viết của Georges Boudarel viết hồi năm 1963.

Nguyễn Tuân cho rằng “Nguyễn Phan Chánh đã làm cho màu thuốc mất trọng lực”, vì “chúng nó bay bổng” (tr. 67). Ông cũng tặng cho họa sĩ ba tính từ: “giản dị”, “êm ái” và “bình lặng”, đồng thời khẳng định rằng “tác phẩm của Nguyễn Phan Chánh khả ái ở điểm hoàn toàn Việt Nam, không có chút “lai căng” hỗn độn ở ngoài vào được đấy. Nó cho ta thấy cuộc sống đặc biệt của ta không giống một cuộc sống nào hết. Họa sĩ đã tỏ ra là một người yêu tha thiết đến cái xứ sở đang bị ruồng bỏ này.”

Về phần mình, Jean Tardieu thì giới thiệu Nguyễn Phan Chánh như là “một trong những học sinh tiêu biểu nhất của ngôi trường Hà Nội” (tức trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) (tr. 12). Tardieu muốn so sánh nghệ thuật hội họa Nhật Bản và Việt Nam, cùng lúc đó cũng đặt rất nhiều hy vọng vào một thế hệ họa sĩ Việt Nam còn rất trẻ vào những năm 1930 ấy.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả