Tin tức

Tin-ảnh: Đấu giá vinh quang và nấm. Hành hạ cá vì nghệ thuật. 12. 12. 14 - 7:02 am

Hữu Khoa tổng hợp và dịch

 

NEW YORK – Cây nấm truffle trắng lớn nhất thế giới được bày tại nhà đấu giá Sotheby’s New York hôm 5. 12. 2014. Cây nấm này được tìm thấy một tuần trước đó ở vùng Umbria, Ý, nặng 1.89kg, gần gấp đôi cây nấm cũ hiện đang giữ kỷ lục từng được bán với giá 417.200 USD hồi 2010. Chiếc nấm to lần này được Sotheby cho đấu giá ở mức khởi đầu là 50.000 USD, bán được với giá 61.250 USD. Ảnh: Timothy A Clary – AFP.

 

HONG KONG – Kevin Ching (trái), CEO của Sotheby’s Asia và Wang Zhongjun, Chủ tịch hãng phim Huayi Brothers, đứng cạnh bức tĩnh vật của Vincent van Gogh vẽ hồi 1890 có tên “Tĩnh vật, bình cúc và anh túc” tại gallery của Sotheby’s Hong Kong, hôm 6. 12. 2014, sau khi bức tranh được trao cho Zhongjun. Vị này đã mua nó từ Sotheby’s New York với giá 61,8 triệu USD. Giá ước lượng trước đó của bức này là 30 – 50 triệu USD. Ảnh: Johannes Eisele – AFP

 

NEW YORK – Bức ảnh này của nhà Christie’s New York, cho thấy chiếc huy chương giải Nobel được nhà Christie’s đem đấu giá hôm 3. 12. 2014. Chiếc huy chương này có khắc hình nhà di truyền học người Mỹ nổi tiếng James Watson, được bán với giá 4.75 triệu USD chỉ sau vài phút mang ra. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một người nhận giải Nobel hiện còn sống mang đấu giá huy chương của giải. Huy chương này được ước lượng trước đó khoảng 2.5 – 3.5 triệu USD.

 

James Watson (86 tuổi – ngồi), lừng danh thế giới vì đã cùng Francis Crick (đứng) phát hiện ra cấu trúc của DNA. Với số tiền đấu giá được từ tấm huy chương, ông sẽ tặng một phần cho thành phố Cold Spring (New York), nơi ông hiện vẫn nhận lương căn bản của thống đốc danh dự là $375,000/năm, và một phần tặng cho đại học College Cork ở Ireland để lập một viện toán cho nhà toán học George Boole. (“Tôi 52% Irish mà,” Watson giải thích). Còn lại, ông từng nói với tờ Financial Times, rằng có khi ông sẽ mua một bức của David Hockney.

 

Bên cạnh chiếc huy chương, Watson cũng đem đấu giá những bản chép tay bài nói chuyện và bài diễn từ nhận giải Nobel của ông, được viết trên giấy viết thư của khách sạn Grand Hotel, Stockholm. Bài nói chuyện bán được 365.000 USD và bài diễn từ là 245.000 USD. Trong hình: Nhà khoa học James Watson. Ảnh: Adam Nadel

 

STOCKHOLM – Người nhận giải Nobel Vật lý 2014 là Shuji Nakamura (Nhật), giơ chiếc ghế với chữ ký của ông trên đó tại Bảo tàng Nobel ở Stockholm, Thụy Điển, hôm 6. 12. 2014, khi những người nhận giải Nobel năm nay tụ họp lại, thực hiện truyền thống ký tên lên ghế. Ảnh: Janerik Henrikson – AFP

 

HÀNG CHÂU – Khoa học gia thì nâng niu tự nhiên. Nghệ sĩ thì dùng nó một cách ích kỷ. Bức ảnh này chụp hôm 4. 12. 2014 cho thấy nghệ sĩ dân gian Han Xiaoming đang bôi mực lên người một con cá sống ở Hàng Châu, vùng Chiết Giang, Trung Quốc… Ảnh: AFP

 

… Han ác ôn dùng cá sống làm một khối “cá in”, tạo các hình cá cho tranh, sau đó rửa sạch con cá, thả đi (làm sao sống nổi sau chừng đó công đoạn?) Ảnh: Ali Song – Reuters

 

Han Xiaoming còn dùng lưỡi mình để làm cọ. Anh ta nhúng lưỡi vào mực… Ảnh: Ali Song – Reuters

 

… Han dùng lưỡi vẽ tranh (không phải tranh về lưỡi). Ảnh: Ali Song – Reuters

 

Đây là bức tranh vẽ ngựa hoàn toàn bằng lưỡi của Han Xiaoming. Ảnh: Ali Song – Reuters

Ý kiến - Thảo luận

11:46 Saturday,13.12.2014 Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

… Han ác ôn dùng cá sống làm một khối “cá in”, tạo các hình cá cho tranh, sau đó rửa sạch con cá, thả đi (làm sao sống nổi sau chừng đó công đoạn?) Ảnh: Ali Song – Reuters

=> Nhận định chủ quan quá.

Người ta in lại hình dạng con cá để lưu giữ như chứng tích & kỉ niệm, loại hình này trước kia từng rất phổ biến & huy hoàng ở Nhậ
...xem tiếp

11:46 Saturday,13.12.2014 Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

… Han ác ôn dùng cá sống làm một khối “cá in”, tạo các hình cá cho tranh, sau đó rửa sạch con cá, thả đi (làm sao sống nổi sau chừng đó công đoạn?) Ảnh: Ali Song – Reuters

=> Nhận định chủ quan quá.

Người ta in lại hình dạng con cá để lưu giữ như chứng tích & kỉ niệm, loại hình này trước kia từng rất phổ biến & huy hoàng ở Nhật dưới cái tên Gyotaku, lụi tàn ở cận đại và hiện tại đang phục hồi.

Tóm lại cái này có lâu rồi chứ có phải do nghệ sĩ này sáng tạo ra đâu mà bảo dùng con cá làm họa cụ là ích kỉ để thỏa mãn bản thân, chưa kể mực Tàu rất dễ lau rửa + độc không đáng kể, dùng xong đem thả cá không chết ngay đâu mà sợ (lại bắt đầu giống cãi nhau ỏm tỏi về cái cây và quyền được sống trên soi ngày xưa)

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp