Nghệ sĩ Việt Nam

Thực hiện trong 20 năm, từng bị loại, nay Trần Tuấn Long bày bộ sơn mài “Giá thánh” 06. 03. 17 - 6:57 am

Thông tin từ BTC

GIÁ THÁNH
Triển lãm tranh sơn mài của Trần Tuấn Long
Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Khai mạc: 18h ngày 8. 3. 2017
Gặp mặt báo chí: 16h ngày 8. 3. 2017

Các bạn xem chi tiết tranh ở đây

Không vì việc Unesco công nhận danh hiệu Di sản cho Tín ngưỡng thờ Mẫu vào tháng 12.2016 mới khiến họa sĩ Trần Tuấn Long quan tâm tới không gian của Đạo Mẫu trong hội họa của mình, mà đã từ rất lâu, cách đây gần 20 năm anh đã bị mê hoặc bởi những khoảnh khắc mê hồn của sắc diện các giá hầu đồng.

Trong các bộ môn nghệ thuật dân gian tại Việt Nam, giữa chèo, quan họ, cải lương, hát xoan… thì nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu được thừa nhận có phần muộn màng nhưng lại chứa đựng tư liệu sống cổ kính phong phú nhất. Ở đó, người ta nhìn thấy khía cạnh tâm linh, nghệ thuật diễn xướng, âm nhạc, phục trang, installation art… cùng hòa quyện.

Chi tiết tranh ở đây 

Các thanh đồng lần lượt trải qua các vai khác nhau, hóa thân thành những Ông Hoàng; Bà Chúa và cảm nhận được những uy quyền vô hình từ cõi trời cao đang tiến nhập vào bản thể. Sự thăng hoa đã đến một cách thật tự nhiên vào con người qua các vũ điệu, nghi lễ cúng tế, trong tiếng nhạc và những bộ trang phục sặc sỡ, tất cả những điều đó tạo nên sức cuốn hút diệu kỳ của tín ngưỡng dân gian này với con người.

Chi tiết tranh ở đây

Chính sự thăng hoa, cảm xúc nâng bản thể lên tầm mức thánh thần đó đã được họa sĩ Trần Tuấn Long nắm bắt để đưa vào tác phẩm của mình, trong 26 tác phẩm sơn mài khổ lớn. Bức đầu tiên được anh vẽ từ năm 1998. Năm 2005, một phần của bộ tranh này được anh đem tham dự Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc. Nhưng đã bị loại ngay từ “vòng gửi xe” vì lý do “vẽ đề tài mê tín dị đoan”. Nhưng họa sĩ không nản chí và tình yêu với nghệ thuật của tín ngưỡng thờ Mẫu không bị cùn nhụt mà được anh âm thầm mài sắc thêm trong các bức họa được tiếp tục thực hiện sau đó…

Chi tiết tranh ở đây 

Qua mỗi bức tranh, người xem nhận ra không gian của các gian điện thờ ở đâu đó đang vào mùa hội, cũng nhìn thấy ở đó một thế giới tâm linh đa sắc và có phần hoang dại của người Việt. Trong tranh của Trần Tuấn Long, người xem như sẽ bị hút hồn vào những ngọn lửa thần thánh được bao phủ quanh nhân vật. Lửa bập bùng khơi lên lòng nhiệt thành tín ngưỡng, lửa dẫn dắt nhãn tuyến để đưa con người vào niềm say mê thuần thành với các cõi trời cao…

Chi tiết tranh ở đây

Về họa sĩ

Họa sĩ Trần Tuấn Long sinh năm 1967, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt nam năm 1995, chuyên sáng tác chất liệu mài cổ truyền, đã tham gia các triển lãm cá nhân và triển lãm nhóm tại Việt Nam; Đài Loan, Hàn Quốc, Đức….

Số điện thoại: 0913 382 923

Ý kiến - Thảo luận

18:16 Tuesday,7.3.2017 Đăng bởi:  Quennar i Onótimo
Bài viết lại làm nhớ đến chuyện của Hàn Quốc (mặc dù Tín ngưỡng Hầu Đồng - shaman-esque cult chủ yếu chỉ tồn tại hay có giá trị tinh thần với dân Bắc kỳ hoặc có gốc gác Bắc kỳ, còn ở miền Trung Việt Nam Thiên Y A Na, nguyên là một nữ thần của người Chăm, là Mẫu Thiên. Ở miền Nam người dân ở đó lại chuộng Chúa Bà Đen và Bà Chúa Xứ hơn)
Bà Tổng thố
...xem tiếp
18:16 Tuesday,7.3.2017 Đăng bởi:  Quennar i Onótimo
Bài viết lại làm nhớ đến chuyện của Hàn Quốc (mặc dù Tín ngưỡng Hầu Đồng - shaman-esque cult chủ yếu chỉ tồn tại hay có giá trị tinh thần với dân Bắc kỳ hoặc có gốc gác Bắc kỳ, còn ở miền Trung Việt Nam Thiên Y A Na, nguyên là một nữ thần của người Chăm, là Mẫu Thiên. Ở miền Nam người dân ở đó lại chuộng Chúa Bà Đen và Bà Chúa Xứ hơn)
Bà Tổng thống Park Geun Hye có ông Choi Tae-min là người bảo hộ về tâm linh, ông Choi Tae-min này nguyên là một thầy tu đạo Phật sau cải đạo sang Chính thống Giáo La-mã (Roman Catholicism) lấy vợ sáu lần có quan hệ mật thiết với nhà độc tài tàn bạo Park Chung-hee là bố đẻ của bà Tổng thống bị phế truất Park Geun Hye. Bà tổng thống này tiếng là đứng đầu một nước Á Châu phương tây hoá nhanh chóng, tương đối văn minh và phát triển này lại cực kỳ mê tín giống như ông bố của bà là nhà độc tài tàn bạo Park Chung-hee, bà bị con gái ruột của ông Choi Tae-min bảo ban cho từ việc mua giầy, túi sách mầu gì, mặc quần áo nào cho các buổi tiếp khách hay đi công du nước ngoài cho đến các việc quốc gia đại sự.
Có là nói theo cách của người VN thì cả gia đình nhà bà này bị “yểm bùa” vì bố của bà này bị ám sát năm 1979, mẹ của bà (Yuk Young-soo) bị ám sát năm 1974, bà này bị phế truất năm 2016 khi dân chúng biết tin bà bị ăn phải bùa mê thuốc lú của con mẹ thanh đồng Choi Soon-sil (con gái của người bảo hộ về tâm linh Choi Tae-min). Điều này cho thấy dân chúng Hàn Quốc ghê tởm Tín ngưỡng Hầu Đồng-Gọi hồn người đã chết cho dù đó có là thần linh, vì trong việc này ẩn chứa nhiều điều ngu muội và hắc ám.
Liên hệ đến Việt Nam thì thấy số lượng ngư dân Việt Nam bị bắt do khai thác trộm hải sản trên lãnh hải của các nước Đông Nam Á khác (Malaysia, Indonesia, Brunei,…) vào khoảng 3000 người một năm (theo thống kê không chính thức vì chính phủ Việt Nam không công khai tài liệu thống kê này), hơn 1500 gái mại dâm Việt Nam hoạt động tại Singapore trên tổng số gần 7000 gái mại nước ngoài và hơn 4000 gái mại dâm Việt Nam tại Malaysia trên tổng số 15000 gái mại dâm nước ngoài… không biết số lượng lao động trí thức người Việt Nam tại các nước này là bao nhiêu.. nhưng không thấy có thống kê chính thức??! Chẳng thấy mấy vị thần to tướng của Việt Nam giúp gì được cho mấy người thấp cổ bé họng ấy, hay thần linh của Việt Nam cũng quen thói “mâm cao cỗ đầy” “cúng dường khủng” rồi?
 
17:26 Tuesday,7.3.2017 Đăng bởi: 
Người vẽ đẹp không phải vì chọn những đề tài đẹp đẽ, màu sắc bắt mắt, chi tiết kỳ khu lộng lẫy....
Người vẽ đẹp không phải vì có dược một chất liệu vàng son quý giá và sang trọng như sơn mài...
Người vẽ đẹp không cứ phải đặt những người mẫu là phụ nữ, trong một bối cảnh hoặc trạng thái thăng hoa, mà mọi người diễn nôm là "lên đồng"...
Tr
...xem tiếp
17:26 Tuesday,7.3.2017 Đăng bởi: 
Người vẽ đẹp không phải vì chọn những đề tài đẹp đẽ, màu sắc bắt mắt, chi tiết kỳ khu lộng lẫy....
Người vẽ đẹp không phải vì có dược một chất liệu vàng son quý giá và sang trọng như sơn mài...
Người vẽ đẹp không cứ phải đặt những người mẫu là phụ nữ, trong một bối cảnh hoặc trạng thái thăng hoa, mà mọi người diễn nôm là "lên đồng"...
Trần Tuấn Long vẫn thiếu một cái cốt yếu của người vẽ đẹp. Anh rất chi tiết, rất cẩn thận, tùng góc tranh được chăm chút. Nhưng không thoát được hiện thực ảnh và tạo hình vẫn bị dài dại, dặt dặt. Tranh anh chưa có độ phê cần thiết, của hội họa. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả