Nhiếp ảnh

Người đẹp ngủ trong nhà máy: cái nhìn trân trọng của Christopher Payne01. 11. 23 - 3:20 pm

Từ CNN - Ảnh: Christopher Payne

Suốt 10 năm qua, nhiếp ảnh gia Christopher Payne đã tham quan hàng chục nhà máy trên khắp nước Mỹ, ghi lại cách sản xuất của rất nhiều món đồ. Bằng những bức ảnh chân thực mà vẫn đẹp đến sững sỡ, “Made in America” đưa người xem bước vào nền công nghiệp Mỹ.

Vây quanh chúng ta là bao nhiêu thứ tinh xảo, khéo léo, thông minh, đến nỗi ta thờ ơi, coi là đương nhiên. Quần áo ta mặc, thiết bị ta dùng, xe cộ ra đi v.v… Nhưng cuốn sách ảnh mới ra này của Christopher Payne sẽ khiến ta phải thán phục (và thán phục hơn nữa) những sản phẩm đã giúp đời sống ta được tiện nghi, tốt đẹp. Ảnh dưới: Kẹo dẻo gà con được làm mát trên dây chuyền trước khi đóng gói tại Bethlehem, Pennsylvania.

 

“Mục tiêu của tôi là chụp được một bức ảnh tự nó đã là một thứ đẹp đẽ, trong lúc vẫn chuyển tại được thông tin hữu ích để người xem hiểu biết sâu hơn, trân trọng hơn đồ vật đó,” Payne nói. Ảnh dưới: Ruy-băng bằng gốm và kính uốn được, sản xuất tại một nhà máy của Corning, New York.

 

Mở đầu chương trình 10 năm chụp ảnh nhà máy, Payne đi chụp các nhà máy dệt cũ quanh vùng New England. Trong ảnh dưới: Len được chải tại S & D Spinning Mill ở Millbury, Massachusetts.

 

“Mỗi lần bước vào trong lòng một nhà máy, tôi đều mang cùng một cảm giác háo hức và cảm thức ‘cái gì cũng làm được,’” Payne viết. Ảnh dưới: Thân máy bay được lắp cho Boeing tại nhà máy Spirit AeroSystems ở Wichita, Kansas. Payne nói trước khi được gửi cho Boeing ở bang Washington, tất cả các thân máy bay đều có màu xanh lá. Sau đó chúng được sơn màu tùy theo các hãng máy bay khác nhau.

 

Hầu hết chúng ta chưa bao giờ đặt chân vào một nhà máy (và có thể sẽ không bao giờ). Payne thì có được nhiều cơ hội hiếm có ấy, tiếp cận nhiều nhà máy. Ảnh dưới: Công đoạn “đậy nắp” cho chiếc Rivian R1S SUV trong nhà máy tại Normal, Illinois.

 

“Những bức ảnh của tôi là một lời ca ngợi việc con người làm ra đồ vật, ca ngợi việc biến các nguyên liệu thô thành những món đồ hữu ích, ca ngợi kỹ năng của con người cùng sự chính xác của máy móc đã mang lại hình hài và mục đích cho những nguyên liệu ấy.” Bức ảnh dưới chụp ngược lên máy in khắc thạch bản cực tím của ASM. Máy đang khắc các họa tiết lên vi mạch. Ảnh chụp tại Wilton, Connecticut.

 

Payne vốn học kiến trúc nên luôn quan tâm tới việc đồ vật được làm ra cách nào, phối hợp ra sao, sử dụng kiểu gì… Anh truyền sự tò mò đó qua những bức ảnh của mình, từ phương thức sản xuất những món đơn giản như bút chì, đến những thứ khổng lồ như tàu ngầm hạt nhân. Ảnh: Máy ép đai nhựa và cục tẩy vào bút chì, chụp tại General Pencil Company ở Jersey City, New Jersey.

 

Ảnh dưới: Bút chì xanh được vót nhọn đợi đóng gói tại General Pencil Company ở Jersey City, New Jersey. “Chụp ảnh những chiếc bút chì khiến tôi thán phục giá trị của những vật thường ngày mà ta hay bỏ qua; và rằng tôi có thể tìm thấy những cơ hội tuyệt diệu ngay trong chính sân sau nhà mình nếu chịu nhìn đủ kỹ,” Payne nói.

 

Payne đã làm một chuyến đến nhà máy sản xuất piano Steinway & Sons ở New York City. “Chính tại nhà máy độc đáo này họ đã làm nên những chiếc đàn dương cầm nổi tiếng thế giới. Tôi xuất thân từ một gia đình nhạc sĩ, nhà máy này vì thế đã tác động sâu sắc đến tinh thần tôi.” Trong ảnh dưới: Các bộ phận “cction center pin bushing” của đàn piano được chuốt lại tại một nhà máy của Steinway & Sons ở New York.

 

Những bức ảnh về piano trong sách là thí dụ hoàn hảo về thứ gọi là “sweet spot” mà Payne luôn luôn tìm kiếm mỗi khi chụp ảnh một nhà máy mới. Rõ ràng thứ mà ta đang nhìn đây là một cây đàn piano, nhưng Payne đã chọn một góc nhìn mới toanh: nhìn vào những cấu trúc riêng lẻ của nó trong lúc được lắp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Ảnh dưới: Sắt nung chảy được đổ vào nồi nấu kim loại để đúng khuôn làm đế khung đàn dương cầm Steinway & Sons tại Springfield, Ohio.

 

Cuốn sách của Payne cũng là một lời tôn vinh dành cho những người công nhân nhiệt tình và cởi mở, đã giúp anh rất nhiều trong quá trình thực hiện sách. Ảnh dưới: Công nhân đổ thủy tinh nóng vào mặt kính bẳng thép không rỉ để làm nguội, sau đó sẽ cắt thành nhiều miếng cho các thử nghiệm khách nhau. Ảnh chụp tại một phòng thí nghiệm của Corning tại New York.

 

Ảnh dưới: Một công nhân ở LaGrange, Georgia gom sợi cho vào máy chần thảm. Mặt lót thảm được làm bằng các vật liệu sinh học tốt cho môi trường.

 

Ảnh dưới: Một công nhân làm tiến hành bảo trì định kỳ hàng tuần bên trong một đơn vị in ấn của tờ New York Times tại Queens. “Cho tới nay, đây là chỗ khó nhằn nhất đối với tôi,” Payne nói. “Nhà máy in mênh mông, choáng ngợp và hỗn độn, (như) không có tới hai trang giấy giống nhau!”

 

Payne nói, “Made in America” một cuốn sách nghệ thuật, với ý định đưa được những bức ảnh trong đó lên tường bảo tàng. “Tôi hy vọng tác phẩm của tôi sẽ được đồng cảm bởi những con người có cùng lòng yêu tổ quốc (tôi), bởi đó thực sự là một cuốn sách về đất nước tôi, về lòng tự hào của tôi được làm một người Mỹ mỗi khi cất bước.” Ảnh dưới: Cờ Mỹ được in tại Annin Flagmakers ở South Boston, Virginia.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp