Ở Đâu - Làm Gì

Kazuyoshi Miyoshi điểm danh các di sản Nhật, tại Hà Nội 24. 07. 14 - 2:48 pm

Thông tin từ Ban tổ chức

Đền Saiho-ji ở Kyoto

Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam trân trọng giới thiệu triển lãm “Di sản Thế giới tại Nhật Bản”, bắt đầu mở cửa từ ngày 26. 7. 2014 tại Phòng Triển lãm, 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Triển lãm sẽ giới thiệu bộ ảnh của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Kazuyoshi Miyoshi về các di sản thiên nhiên và di sản văn hóa tại Nhật Bản được UNESCO công nhận là những di sản thế giới, như:

–    Rừng Shirakami-Sanchi,

–    Đảo Yakushima,

–    Thành Himeji

–    Các Chùa phật giáo cổ ở Horyu-ji (các di sản trên được công nhận vào năm 1993)

–    Vòm bom nguyên tử Genbaku

Genbaku Dome, Hiroshima

 –    Đền nổi Thánh địa Itsukushima

–    Quần thể công trình lịch sử của kinh thành cổ Nara

–    Quần thể công trình lịch sử của kinh thành cổ Kyoto

Điện Kasuga-taisha ở Nara

–    Các làng cổ Shirakawa và Gokayama

–    Lăng mộ và những ngôi đền ở Thành phố Nikko (các di sản trên được công nhận lần lượt từ 1994 đến năm 1999)

–    Di sản Gusuku cùng những tài sản có liên quan của Vua Ryukyu như Thành Shuri-jo (được công nhận năm 2000)

–    Vùng thờ thiêng và con đường hành hương trên dãy núi Kii được bao bọc bởi thiên nhiên kỳ vĩ (được công nhận năm 2005)

–    Di tích Shiretoko (được công nhận năm 2005)

–    Di tích Mỏ bạc Iwami- Ginzan (được đưa vào danh sách di sản văn hóa năm 2008)

–    Quần đảo Ogasawara (được chọn là di sản thiên nhiên)

*

Về nhiếp ảnh gia Kazuyoshi Miyoshi
 

Điện Kasuga-taisha ở Nara

Sinh năm 1958 tại tỉnh Tokushima.

Tốt nghiệp Trường Đại học Tokai năm 1981 (ngành Truyền thông đại chúng).

Thành lập Công ty TNHH Rakuen năm 1981.

Nhận giải thưởng nhiếp ảnh Kimura Ihei khi mới 27 tuổi (1985) cho cuốn sách ảnh Rakuen (Thiên đường) và trở thành người trẻ tuổi nhất giành chiến thắng trong lịch sử giải.

Hành trình nhiếp ảnh của Kazuyoshi Miyoshi bắt đầu từ Thành phố Okinawa (năm 13 tuổi) cho đến các địa danh trên toàn thế giới như quần đảo Maldives, đảo Tahiti, lục địa Châu Phi, Ấn Độ, và gần đây nhất là vùng núi Himalaya và Nam cực. Ông đã chọn tiêu đề “Rakuen,” (Thiên đường) cho bộ sưu tập ảnh của mình.

Từ “Rakuen”

Các tác phẩm nhiếp ảnh của ông được trưng bày trong bộ sưu tập vĩnh cửu của Bảo tàng Ảnh và Trung tâm Kỹ thuật Ảnh lâu đời nhất thế giới George Eastman House International tại Mỹ.

Sách ảnh của Miyoshi mang tên Di sản Thế giới ở Nhật Bản, được xuất bản năm 1998.

Năm 1999, Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản bắt đầu sưu tập các bức ảnh của Miyoshi với mục đích quảng bá văn hoá Nhật Bản. Tính đến tháng 3/ 2009, đã có 63 bức ảnh được Quỹ mua lại từ tổ chức Di sản thế giới của Nhật Bản. Và cứ mỗi lần có một di sản mới được công nhận, lại có những bức ảnh mới được bổ sung vào bộ sưu tập, và được đưa đi triển lãm trên toàn thế giới.
 

Cung Nachi-taisha Shrine và thác Nachi no Otaki ở Wakayama. Ảnh của Kazuyoshi Miyoshi

Từ năm 2007, Kazuyoshi Miyoshi bắt đầu chụp các bức ảnh về Phật, và các bức ảnh này được lưu lại như là quốc bảo tại kinh thành cổ Kyoto và Nara.

Năm 2008, ông bắt đầu thực hiện các bức ảnh về Cung điện Hoàng gia Kyoto và Dinh thự của triều đại Katsura.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả