Ở Đâu - Làm Gì

Sắp diễn ra: Tohoku qua ống kính nhiếp ảnh gia Nhật Bản 25. 10. 15 - 7:12 am

Thông tin từ BTC

.

.

Triển lãm ảnh TOHOKU QUA ỐNG KÍNH NHIẾP ẢNH GIA NHẬT BẢN

Khai mạc: 9:30 – Thứ Sáu, 30. 10. 2015
Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội)
Thời gian: thứ Sáu, 30.10 – thứ Sáu 13.11.2015
Giờ mở cửa: 8:30 – 16:45, bao gồm cả thứ Bảy, Chủ Nhật
Triển lãm vào cửa tự do

Hideo Haga, “Vũ điệu Trường thọ tại đền Motsuji” (Hiraizumi, Tỉnh Iwate, 1979)

Ngày 11 tháng 3 năm 2011, một trận động đất kinh hoàng rung chuyển cả Nhật Bản và tàn phá vùng đất Tohoku. Truyền thông trên toàn thế giới đã nhanh chóng truyền đi những hình ảnh, những đoạn phim khiến ai trong chúng ta cũng không thể nào quên thảm họa này, và chúng ta cũng sẽ không quên được nỗ lực vực dậy của con người nơi đây như là một cách họ đền đáp những tấm lòng, những sẻ chia và những sự hỗ trợ của nhân dân trên toàn thế giới dành cho vùng đất này. Triển lãm ảnh lần này không phải để gợi lại ký ức về những thiệt hại hoặc quá trình hồi phục của vùng đất Tohoku, thay vào đó, là những hình ảnh giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên và đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây.

Teisuke Chiba, “Xua đàn chim sẻ, Kitsunezka”, Làng Taiyu (1943)

 

Ichiro Kojima, “Ở gần Inagaki” (Thành phố Tsugaru, 1960)

Được giám sát bởi giám tuyển Kotaro Iizawa, triển lãm ảnh“Tohoku qua ống kính nhiếp ảnh gia Nhật Bản” được tổ chức lần đầu tiên 1 năm sau động đất, tập hợp những tác phẩm nhiếp ảnh về Tohoku do 9 cá nhân và 1 nhóm nhiếp ảnh gia đã sáng tác. Hai nhiếp ảnh gia Teisuke Chiba và Ichiro Kojima ghi lại hình ảnh của Tohoku vào thập niên 1950 và thập niên 1960.

Hideo Haga, Masatoshi Naito và Masaru Tatsuki đều ghi lại hình ảnh những lễ hội và phong tục thờ cúng trong dân gian của vùng đất này. 

Masatoshi Naito, “Mặt tượng phật Osawabutsu Namiwake fudomyouo, Acala naatha” (Dainichibo, vùng Dewa Sanzan, 1981-82)

 

Masaru Tatsuki, “Con nai bị bắn chết” (Kamaishi, Iwate, Tháng 11/2009)

Với Hiroshi Oshima và Naoya Hatakeyama, sự gắn kết của ký ức tuổi thơ và phong cảnh quê nhà chính là nguồn cảm hứng trong những tác phẩm của họ. 

Hiroshi Oshima, “Chụp ở khu phố Ohzama” (Thành phố của vân may, 1979)

 

Naoya Hatakeyama, “Kesengawa”, 2003/08/23(2003)

Meiki Rin lại chú trọng đến vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây. Còn Nao Tsuda lại tìm kiếm nguồn cội của tinh thần Nhật Bản. 

Meiki Lin, “Sương mù ở hồ Tadami” (2011)

 

Nao Tsuda, “Tảng đá đứng ở Kamoaosa”, Tỉnh Akita, Field notes (Những nơi ở Jomon/ Oga Peninsula/ Yonomori, 2011)

Riêng nhóm tác giả do Toru Ito đứng đầu lại giới thiệu bộ sưu tập có tên gọi là “Sendai Collection”, bao gồm những bức ảnh chụp tại những địa điểm ở Sendai thuộc tỉnh Miyagi.

Sendai Collection, Phối cảnh (Sendai Collection Vol1, 2000-2003)

Văn hóa Jomon, nền văn hóa cổ xưa nhất trong văn hóa truyền thống Nhật Bản, đang ngày càng bị mai một, thế nhưng, tại Tohoku, di sản của nền văn hóa Jomon vẫn tồn tại trong từng hơi thở cuộc sống của vùng đất này. Triển lãm lần này mang đến những hình ảnh tươi đẹp của vùng Tohoku để giúp người xem có một cái nhìn về bản ngã của con người Nhật Bản và nghĩ về tương lai của Tohoku.

Những tác phẩm nhiếp ảnh trong triển lãm lần này giới thiệu sự phong phú và đa dạng của thiên nhiên và đời sống tinh thần của con người ở vùng Tohoku. Chúng tôi cũng hy vọng rằng, với sự lột tả tài tình của nghệ thuật nhiếp ảnh, bạn bè quốc tế sẽ nhớ đến cái tên Tohoku với thiên nhiên tươi đẹp và bề dày văn hóa truyền thống.

Thông tin về triển lãm: 

Tổ chức:                 Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
Hỗ trợ:                   Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
Giám tuyển:          Korato Iizawa

Thông tin chi tiết về chương trình xem tại đây.

 

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả