|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamGIÓ LÀO thổi tại bảo tàng (nhưng thổi đến ngày nào?) 15. 06. 18 - 4:42 pmThông tin từ BTCGIÓ LÀO 2018 Sao lại Gió Lào? Nhóm GIÓ LÀO 2018 gồm 10 họa sĩ trẻ 8X, cùng lớn lên tại vùng đất đặc trưng gió Lào (còn gọi là gió Phơn Tây Nam) và đều học Mỹ thuật Huế. Đây là lần thứ 3 nhóm tiếp tục triển lãm chung, trình hiện tác phẩm tại địa điểm mới: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. (Lần thứ nhất là vào 2014 tại phòng tranh Tự Do, thành phố Hồ Chí Minh, và lần thứ hai là năm 2017 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh). Điểm chung của nhóm thể hiện một sự gắn kết nhất định vì cùng xuất thân tại nơi đã từng gánh chịu nặng nề sự tàn khốc của chiến tranh để lại, thời tiết khắc nghiệt, nắng gió bỏng rát từ các đợt gió Lào ùa về… Những điều đó ít nhiều đã ảnh hưởng đến sinh hoạt, tập quán, cái khí chất, thị giác, tư duy thẩm mỹ riêng của từng người. Đặc biệt nhóm lại cùng tốt nghiệp tại Đại học Nghệ thuật Huế, nơi có bề dày truyền thống, quan niệm đặc thù riêng về mỹ thuật, và từ đó có những khác biệt so với các trường mỹ thuật khác trong cả nước . Tập 3 nhiều kỳ vọng Gió Lào 2018 là sự đặt cược quả quyết và tự tin của các tác giả trẻ, rất trẻ khi trình làng những đứa con tinh thần mới, ấn tượng, sinh động, tính ý niệm cao, sinh ra từ những góc nhìn đa chiều, mang đậm dấu ấn cá nhân. .. GIÓ LÀO 2018 không có chủ đề hay ý tưởng chủ đạo nhất định để liên kết các tác phẩm. Với đề tài tự do, các họa sĩ tự khám phá những chủ đề quan trọng và gần gũi với chính họ, nhưng nhìn chung tất cả đều đưa được tác phẩm của mình lên mức độ thẩm mỹ, tư duy mới. Không cố thể hiện một thiên đường lý tưởng ghê gớm nào cả nhưng đủ để người xem hài lòng, thỏa mãn cảm thụ và có được phản ứng nào đó. Nghệ thuật thị giác ở đây dễ hiểu và rõ ràng. Các tác phẩm thể hiện mối liên hệ giữa thế giới đương đại và truyền thống đầy tính chân xác, ẩn dụ. Gió Lào nói gì? GIÓ LÀO 2018 bao hàm các chủ đề xuyên suốt như “tự vẽ mình” (tác phẩm của Quỳnh Na, Trần Hữu Nhật); Dấu vết văn hóa, kiến trúc cũ xen lẫn mới của cố đô Huế, đời sống thời hậu chiến, yếu tố tâm linh, tín ngưỡng, chính trị cũng được đề cập đầy ẩn ý qua các tác phẩm của Nguyễn Đình Việt, Nguyễn Văn Hè, Nguyễn Hoàng Trang, Trần Thế Vĩnh, Trần Ngọc Bảy, Vũ Duy Tâm, Hồ Hưng và Nguyễn An. Nét mới trong triển lãm lần này có hai tác phẩm điêu khắc, sắp đặt của Nguyễn An và Nguyễn Văn Hè, còn lại chiếm lượng lớn là các tác phẩm hội họa giá vẽ (chất liệu chính là acrilic, sơn dầu, màu nước). Triển lãm GIÓ LÀO 2018 là cơ hội để người thưởng lãm, yêu nghệ thuật đương đại tự khám phá, “mục sở thị” và phần nào hiểu rõ hơn tâm tính, tâm lý sáng tạo của những con người đến từ vùng đất có địa lý, lịch sử, văn hóa đặc thù. Thay lời cuối, GIÓ LÀO 2018 có mỹ mãn hay không là tùy thuộc vào công chúng yêu nghệ thuật. Xin dẫn câu nói của Marcel Duchamp: “Chính người thưởng lãm mới hoàn tất tác phẩm nghệ thuật.” Ý kiến - Thảo luận
20:45
Friday,15.6.2018
Đăng bởi:
Nguyễn Xuân Khánh
20:45
Friday,15.6.2018
Đăng bởi:
Nguyễn Xuân Khánh
Gửi các bạn Gió Lào,
Chúc mừng các bạn có triển lãm mới. Tôi thắc mắc là nhiều vùng có gió Lào lắm, không hiểu các bạn cụ thể là ở vùng nào? Huế? Quảng Trị? Quảng Bình?... Đọc lời giới thiệu thì có vẻ là ở Quảng Trị ("đặc trưng gió Lào") nhưng xem tranh thì không có cái gì nói về Quảng Trị cả. Đương nhiên là tranh không cần vẽ về quê quán :-) nhưng nhân đây tôi thấy họa sĩ mình ít vẽ phong cảnh, con người,, nếp sinh hoạt của người Việt mình. Họ toàn vẽ đâu đâu không. Nên tôi đặc biệt thích anh Phạm Bình Chương vẽ cảnh Hà Nội cực đẹp và cực thực (mặc dù xem nhiều thì như cảnh chết) và các họa sĩ Hải Phòng. Hay như tôi được xem trên Soi có bác Ngô Đồng vẽ cảnh đời sống ở Sài Gòn, rất sinh động. Nhân xem triển lãm nên vào cmt tí. Tranh anh Việt ở đây đẹp quá Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Chúc mừng các bạn có triển lãm mới. Tôi thắc mắc là nhiều vùng có gió Lào lắm, không hiểu các bạn cụ thể là ở vùng nào? Huế? Quảng Trị? Quảng Bình?...
Đọc lời giới thiệu thì có vẻ là ở Quảng Trị ("đặc trưng gió Lào") nhưng xem tranh thì không có cái gì nói về Quảng Trị cả.
Đương nhiên là tranh không cần vẽ về quê quán :-) nh
...xem tiếp