![]() |
|||||||||||||||
|
|
|
|||||||||||||
Thiết kếBát chiết yêu07. 06. 19 - 3:20 pmTrịnh BáchChiết yêu có nghĩa là gẫy ở lưng. Bát chiết yêu là bát có chỗ thắt vào ở ngang hông. Ngày nay ít ai còn biết rằng nguyên thủy nó được gọi là bát thủy tiên, vì làm ra với hình dáng như vậy để trồng thủy tiên. Chỗ bầu tròn dưới eo thắt để giữ rễ, và để rễ định hình. Như vậy dù lá có mọc dài lên mấy thì cây cũng không bị ngả. Còn chỗ thắt eo là để củ thủy tiên có chỗ tựa vào mà không lọt xuống đáy bát làm hỏng rễ. Về sau này khi bắt đầu chơi thủy tiên trở lại người ta làm ra cái cốc thủy tinh cho thủy tiên, để chơi rễ. Người Hà Nội sành sõi ngày xưa không chơi rễ thủy tiên, mà chơi rễ thiết mộc lan. Cả hai đều được trồng trong bát có nước. Về sau người ta còn dùng bát chiết yêu để ăn bún thang. Cho bún vào bát đến ngang chỗ thắt eo, và các món bầy (trứng gà rán mỏng thái sợi, lườn gà luộc xé sợi nhỏ, giò lụa thái sợi và ruốc tôm) chia làm bốn phần đều nhau trên bún. Rắc chút rau răm lên chính giữa rồi chan nước dùng. Chỉ cho nhước dùng dấp dấp ngang mặt mấy thứ bầy thôi. Không được để nước lõng bõng quá mặt mấy món bầy này… * Các bài tương tự của cùng tác giả: - Nguồn gốc các mũ Phật giáo phổ thông ở Việt Nam - Lễ phục Việt Nam, bài 1: Âu phục? - Lễ phục Việt Nam một thời: Áo dài - Áo dài Việt: từ năm thân tới hai thân - Vẽ lại chân dung các vua triều Nguyễn: cần kỹ lưỡng, không nên tùy tiện - Ăn vặt đơn giản: mía ướp hoa bưởi - Những điều thất truyền: từ “con đĩ đánh bồng” tới chiếc đèn lồng màu đỏ - Khôi phục đồ chơi Trung Thu cổ truyền |