|
|
|
|||||||||||||
Ở Đâu - Làm GìTên tôi có nghĩa là hạnh phúc chăng? 20. 05. 10 - 6:48 pmSuzanne Lecht
Nguyễn Văn Phúc là một họa sĩ trẻ mà sự khôn ngoan và cách chấp nhận những biến đổi thất thường của cuộc đời đã vượt xa độ tuổi của anh. “Phúc” tiếng việt có nghĩa là hạnh phúc. Phúc, theo cung cách ngang tàng kiểu Don Quixote không thể nhầm lẫn của anh, đã đặt ra câu hỏi làm người ta suy nghĩ:… Tên tôi có nghĩa là hạnh phúc chăng ? Các tác phẩm trong triển lãm cá nhân đầu tay của Nguyễn Văn Phúc ở phòng tranh ART Việt Nam đưa đến người xem nhiều câu hỏi để suy ngẫm. Là một họa sĩ vững tin có tay nghề đáng khâm phục về độ chính xác, Nguyễn Văn Phúc sử dụng một bảng mầu êm dịu xây dựng trên sự quan sát chắc chắn và sự nội tâm hoá cả người và vật trong một bầu không khi như mộng mơ. Thời gian đã bị đóng băng còn những dịch chuyển xao động trong cuộc đời là một bí ẩn tĩnh lặng.
Các bức tranh sơn dầu trên toan vẽ phát lộ một vẻ đẹp trần trụi, không che đậy, thô phác và không êm dịu. Những bản năng của con người được diễn tả, nó phơi bày tất cả những mâu thuẫn và sự xấu xí cùng hành động thật ngu ngốc, lạ lùng và đầy thánh thức của con người. Các tác phẩm còn phơi bày những tình cảm hỗn tạp đã giam hãm con người, tạo sức ép trong nội tâm. Vì con người có thể vùng vẫy để thoát ra khỏi những tình cảm ấy cho nên hành động có thể nực cười hay chẳng nực cười chút nào vì ở sâu bên dưới là một nỗi buồn ghê ghớm. Chỉ khi nào con người có thể vùng vẫy thoát ra khỏi bằng cách đấu tranh, vật lộn nội tâm để đạt cho được cái vô lý thì lúc ấy mới bắt đầu tiến dần đến hạnh phúc.
Có một nỗi cô đơn sâu sắc trong tác phẩm của Nguyễn Văn Phúc – sự bất lực của con người để tìm ra mối liên hệ với xã hội. Sự tha hoá khỏi xã hội loài người. Bất kỳ ai cũng có những giây phút trong cuộc đời thấy tất cả đều vô nghĩa, tất cả chỉ là ảo ảnh. Sự đấu tranh để lấy lại thế cân bằng và ý nghĩa của cuộc đời chính là nền tảng cốt yếu ẩn trong tác phẩm của Nguyễn Văn Phúc Xin hãy đến cùng chúng tôi tham gia buổi triển lãm đầy thách thức này để cùng khám phá quan điểm sinh tồn luận của người họa sĩ trẻ về ý nghĩa cuộc đời. Vì như Albert Camus đã nói “Chúng ta không thể biết cách nhìn hiện thực và tất cả những điều gây rối loạn mà các căn hộ, người thân, các đường phố của chúng ta đã che dấu”.
Suzanne Lecht Ý kiến - Thảo luận
17:10
Tuesday,8.6.2010
Đăng bởi:
trung
17:10
Tuesday,8.6.2010
Đăng bởi:
trung
chị Suzanne rất có khả năng biến những thứ chổi cùn rế rách thành tiền
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp