Tôi học được gì khi dạy nông dân làm gốm?
25. 05. 10 - 12:18 am
Bùi Hoài Mai
Đối với khá đông mọi người, việc một họa sỹ quay trở về sống và vẽ ở nông thôn thường được hiểu một cách đơn giản là anh ta đang tìm cảm hứng từ những cảnh đồng quê êm đềm, trốn đi cái ồn ào đô thị.
Ở một giai đoạn nào đó, những bức tranh về một nông thôn cũ kĩ, với lũy tre, con trâu, đụn rơm quả thực đã được đón chào như một đại diện cho một xu thế mỹ thuật mới được mở cửa. Nó mang hương vị châu Á thanh bình và có một chút huyền bí của một đất nước hình như chỉ được biết đến trước đó với những cuộc chiến kéo dài từ năm này qua năm khác. Nhiều họa sỹ đã có được chút tiền nhờ khai thác những hình ảnh lãng mạn về nông thôn. Và vài họa sỹ đã quay về tạo lập cho mình một phần cuộc sống ở nông thôn. Nhưng chỉ một phần thôi: họ đủ khôn ngoan vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với thành phố. Tất nhiên, bởi vỉ chỉ nơi đó mới có thể là nơi tiêu thụ cái hương vị quê của họ.
Và để được hưởng thụ sự thảnh thơi, họ biến làng quê thành giống như những nhà nghỉ cuối tuần theo mô hình phương Tây, hay khoanh vùng lại như những vương phủ của phong kiến châu Á. Phần lớn trong số họ đều có hoặc còn lưu lại cái gốc gác nông thôn (cái gốc gác của đại đa số người Việt) nên hơn ai hết, họ biệt rõ cái phiền hà, cái phức tạp của đời sống nông thôn.
Nhà của họa sĩ Bùi Hoài Mai tại Bắc Ninh
Tôi cũng có khởi đầu giống như những vậy, tìm về một làng quê khá thơ mộng ở xứ Kinh Bắc và xây xưởng vẽ ở đó. Tôi nhận thấy ở đây không có quá nhiều sự lãng mạn như mọi người vẫn tưởng, thế nhưng cái đời sống hiện thực của một nông thôn đang vật lộn hàng ngày với những đổi thay đã mang đến một giá trị khác và dần dần lôi cuốn tôi tham gia vào đời sống hiện thực đó.
Không hề hối tiếc về cuộc bắt cóc này, trong quá trình tham gia, chia sẻ vào đời sống ở làng quê này, tôi nhận ra được nhiều điều. Đó cũng là lí do tạm bớt bỏ thời gian ngồi trước giá vẽ và xây dựng một xưởng gốm, vừa mầy mò học nghề, vừa tìm cách dạy lại cho người nông dân trong làng làm gốm.
Là người nghiên cứu và sưu tầm gốm cổ Việt Nam, biết được cái hay, cái đẹp trong truyền thống gốm của dân tộc; xưởng gốm này chính xác là một phòng thí nghiệm để tôi chuyển vào đó hiểu biết của mình về gốm Việt, đồng thời hy vọng gốm tiếp cận được nhiều hơn với đời sống hiện đại thông qua những mô típ truyền thống.
Ý tưởng muốn kết nối với những mô típ truyền thống và muốn làm cùng với những người nông dân cũng có lí do của nó. Đặc biệt là khi cùng làm việc với những người chưa từng biết đến nghề gốm. Hầu như luôn luôn có sự mâu thuẫn, giữa một bên là thăm những công trình kiến trúc, mỹ thuật cổ, ngắm nghía những thạp gốm hoa nâu, những bát cánh sen thời Lý, thời Trần và ngỡ ngàng trước sự tinh tế của cái đẹp; một bên là thất vọng khi chứng kiến những ngôi đình, chùa đang bị tàn phá bởi làn sóng trùng tu, thêm nếm trở nên kệch cỡm, rồi phải nhìn những đống đồ thủ công mỹ nghệ ngày càng vô hồn. Hình như đang có một sự đứt gẫy với thẩm mỹ của quá khứ? Ai say mê chơi đồ gốm đều không muốn tin là vậy.
Một sản phẩm gốm trang trí
Khi dựng nên xưởng gốm này, tôi thử tìm cách mang đến một nghề mới cho bà con nông dân tại nơi mình sống và vẽ. Nhất là khi đồng ruộng của những người trong làng đang ngày thu hẹp dần bởi các khu công nghiệp đang mọc lên như nấm. Tôi cũng tò mò muốn tìm hiểu xem quá trình họ tiếp nhận một nghề mới như thế nào. Nhưng có lẽ quan trọng hơn là tôi muốn thực sự bắt tay vào một việc mà thoạt nhìn hình như không được sang trọng bằng việc vẽ những bức tranh và những cuộc triển lãm với những vị khách lịch lãm. Chả thế mà thi thoảng gặp các bạn họa sỹ, có người hỏi nửa đùa nửa thật: hồi này nghe nói cậu mở xưởng làm gạch!
Qua rất nhiều sóng gió, thế nhưng xưởng đã tồn tại được hơn năm năm. Mặc dù giá trị kinh tế mang lại cho tôi rất ít (cũng có thể do tôi không có năng khiếu kinh doanh) nhưng cái thu hoạch mang lại cho đầu óc tôi thì lớn hơn nhiều. Lại vui nhất là những người thợ gốm đã có thu nhập thêm mà vẫn đủ thời gian để chăm sóc sào ruộng của họ.
Lò gốm đã cho tôi khá nhiều bài học tưởng như rất đơn sơ. Thứ nhất, bài học về tình yêu với đất và lửa.
Trước khi làm gốm, đất chỉ là đất, lửa chỉ là lửa: hàng ngày đi trên nó, ăn từ nó nhưng không nhìn thấy nó. Từ ngày làm gốm, cầm cục đất trên tay, rồi nhìn ngọn lửa, mới thấy chúng có tiếng nói, có quyền lực chủ động của chúng. Cũng nhờ vậy mà mới hiểu thêm người nông dân khi cắm nhánh lúa xuống ruộng, họ hiểu đất và yêu đất biết nhường nào. Và cũng hiểu thế nào về cái bơ vơ khi người nông dân mất đất, dù có thể lúc đổi đất lấy tiền họ mờ mắt chẳng nhận ra.
Bài học thứ hai của lò gốm là quá trình làm việc với những người nông dân vô danh – những người vừa đi cấy, đi cày, vừa vào xưởng gốm nặn đất, đun lò cùng tôi. Ngày trước, khi lang thang cùng thầy Phan Cẩm Thượng để nghiên cứu các kiến trúc, mỹ thuật cổ, tôi đã manh nha nhận thấy những tác phẩm đục chạm tuyệt vời kia, những bàn tay vô danh kia đã tạo tác lên các tác phẩm sẽ không mất, nó vẫn sẽ tồn tại nếu ta đặt chúng đúng chỗ, đúng không gian dành cho chúng. Điều này đã được chúng minh một phần ở xưởng gốm của tôi. Nông dân học nghề rất nhanh, và những nét vẽ, những phù điêu lấy cảm hứng từ những bức chạm khắc ở đình, chùa hiện ra dưới bàn tay họ hình như có sẵn trong tiềm thức.
Trong xưởng gốm ở Bắc Ninh
Trong xưởng, dần dần tôi chỉ là người gợi ý, định hướng, còn những bức phù điêu, pho tượng đều do bàn tay người nông dân chưa một ngày làm gốm, chưa một ngày học mỹ thuật làm ra. Cái sự xuống cấp về thẩm mỹ mà ngày nay chúng ta nói suốt trên báo chí, tôi cho rằng có nguyên do từ sự không tôn trọng quá khứ, sự thèm muốn thay đổi do nghĩ mình nhược tiểu. Người nông dân khi làm gốm có một niềm tin “bất thành văn” về tiềm năng của họ.
Mà đúng thôi, tất cả chúng ta, ai cũng có một tiềm năng thẩm mỹ và đều có thể là họa sỹ, nhạc sỹ, nhà văn… nếu chúng ta tìn ở mình, thật thà với mình, vứt bỏ những kiến thức rối rắm mà chúng ta đang tạo ra để lừa dối chính chúng ta.
(Bài và ảnh: Họa sĩ Bùi Hoài Mai)
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
16:48Tuesday,8.6.2010Đăng bởi: hoàng
thực ra mình biết bác Mai từ lâu lắm ròi! từ ngày mình vẫn là một thằng bé (nay vẫn thế thôi)
công nhận bác Mai là người cập thời và thông minh
cái gì bác cũng là người biết sớm nhất, khi mà cả đám họa sỹ thế hệ ông anh mìh vẫn còn đang mải mê uóng rượu và nô bác Mai dã biết đén đồ họa vi tính rồi. rồi trong kiến trúc, gốm, rồi tất cả mọi thứ cái ...xem tiếp
16:48Tuesday,8.6.2010Đăng bởi: hoàng
thực ra mình biết bác Mai từ lâu lắm ròi! từ ngày mình vẫn là một thằng bé (nay vẫn thế thôi)
công nhận bác Mai là người cập thời và thông minh
cái gì bác cũng là người biết sớm nhất, khi mà cả đám họa sỹ thế hệ ông anh mìh vẫn còn đang mải mê uóng rượu và nô bác Mai dã biết đén đồ họa vi tính rồi. rồi trong kiến trúc, gốm, rồi tất cả mọi thứ cái gì bác cũng rành và tinh! chỉ mỗi tội bác ấy vẽ tranh sao ấy! nó ko xấu nhưng nó cứ làm sao đến mức mà bác ấy cũng hết kiên nhẫn với chính khả năng của mình! thế nên bây giờ bác làm mỹ nghệ thì đúng là hợp quá còn gì
16:38Tuesday,8.6.2010Đăng bởi: trung
Bác Mai chính duyên phết
bác biết hạ mình đi làm mỹ nghệ còn hơn mấy ông tự nhận mình làm nghệ sỹ rồi cũng chẳng nên cơm cháo gì, lâu lắm không thấy bác làm nghệ thuật, chắc bác chán nghệ thuật nước nhà trong cơn nhố nhăng
người như bác thánh thiện thật
không biết bao giờ bác sẽ làm nghệ thuật nhỉ ...xem tiếp
16:38Tuesday,8.6.2010Đăng bởi: trung
Bác Mai chính duyên phết
bác biết hạ mình đi làm mỹ nghệ còn hơn mấy ông tự nhận mình làm nghệ sỹ rồi cũng chẳng nên cơm cháo gì, lâu lắm không thấy bác làm nghệ thuật, chắc bác chán nghệ thuật nước nhà trong cơn nhố nhăng
người như bác thánh thiện thật
không biết bao giờ bác sẽ làm nghệ thuật nhỉ
công nhận bác Mai là người cập thời và thông minh
cái gì bác cũng là người biết sớm nhất, khi mà cả đám họa sỹ thế hệ ông anh mìh vẫn còn đang mải mê uóng rượu và nô bác Mai dã biết đén đồ họa vi tính rồi. rồi trong kiến trúc, gốm, rồi tất cả mọi thứ cái
...xem tiếp