|
|
|
|||||||||||||
KhácTIỆC VÔ NGÔN 2: Kinh nghiệm ở một Sài Gòn “vô ngôn” hơn? 23. 10. 11 - 10:49 amNgười xem Sài Gòn
TIỆC VÔ NGÔN 2
Một thành viên của BTC nói rằng việc đưa Tiệc vô ngôn vào thành phố sối động và ồn ào bậc nhất Việt Nam (Tp.HCM) là một tương phản thú vị. Thế nhưng khi tiệc chính thức “lấy tiếng nói” của khách thông qua cửa soát vé thì bữa tiệc ở Tp.HCM đã rất im lặng – im lặng ngoài dự kiến của BTC – im lặng hơn tiệc ngoài Hà Nội rất nhiều. Thu hút khoảng 300 khách (bằng Hà Nội), ít hơn dự kiến khoảng 150 người, nhưng Tiệc vô ngôn 2 vẫn tỏ ra đông đúc, vì lầu 3 của Gold Malt không đủ rộng rãi. Sự ít khách hơn dự kiến này có thể vì hai lý do: 1. đêm cuối tuần ở thành phố này quá nhiều không gian giải trí sáng đèn; Chúng tôi không phủ nhận ý nghĩa từ hành động giản đơn mà rất thiết thực này, cũng như không thể không hứng thú với ý niệm mà Tiệc vô ngôn mang đến cho cộng đồng người khiếm thính. Nếu phải “ca ngợi”, chắc viết vài bài cũng không hết, chỉ xin nói vài điều chưa được, vì chắc chắn, Tiệc vô ngôn không chỉ dừng lại ở đây, mà còn phải đi nhiều, làm nhiều, nhất là khu vực miền Trung, nơi có khá nhiều người khiếm thính đang sinh sống. Đầu tiên, khi vào những địa bàn như Tp.HCM, Tiệc vô ngôn nên chọn những không gian rộng rãi hơn một chút, vì dân chúng ở đây vốn thích sự rộng rãi. Tiệc vô ngôn 2 bắt đầu rất đúng giờ, dự kiến kéo dài tới 22:00, nhưng chưa tới 21:00 thì phần đông khách mua vé đã ra về. Sự ra về này xuất phát từ 2 nguyên do chính mà người viết tìm hiểu được: chật quá; và đến ủng hộ xong là về, tiệc tùng làm gì. Mà đúng thật, dân Hà Nội cứ nghe ở đâu có hơi hướng “chơi” hoặc “sành điệu” là họ đến đông, ở khá lâu. Dân Sài Gòn thì nghe ở đâu có hơi hướng “từ thiện” là đến, rồi về rất sớm. Cứ nhìn bão lụt miền Trung là biết, Hà Nội chẳng từ thiện bao nhiêu mà lên đài om sòm, trong khi Sài Gòn thì rất nhiều, rất nhanh, nhưng thích im lặng. Tiệc vô ngôn này cũng thế, rõ ràng là bữa tiệc nhẹ nhàng, có uống bia ly chút đỉnh, nhưng nhiều người đến đây cứ nghĩ là mình đang đi làm từ thiện, chứ không phải đi “chơi cho vui”. Chính vì vậy mà thái độ của họ rất khác, hơi trang nghiêm một chút; dù được khuyến cáo trước là “đừng ăn tối ở nhà”, nhưng nhiều người đã ăn no bụng, tới chỉ đứng chơi ủng hộ một chút, cùng lắm uống 1-2 ly bia, rồi về. Thứ hai, dù có vài trò chơi được lồng vào buổi tiệc này, nhưng nó chỉ mang tính chất minh họa đội nhóm, đoàn đội (nghĩa là giữa những người đã hiểu nhau) hơn là vì cộng đồng mới xác lập. Các trò chơi nhỏ này lại thiếu một quản trò hay đạo diễn chung, nên khó tạo được sự chú ý, khó tạo hiệu ứng, nên nó đã diễn ra khá rời rạc, riêng rẽ. Ngay cả một hai tiểu phẩm cũng thế, nó vừa đơn điệu vừa có cái nhìn hẹp hòi. Ví dụ như chuyện hai chàng trai ngồi ở công viên, người thì lo đọc sách báo, người thì lo ăn đồ chua chấm muối (hai việc này đều bình thường, có tính riêng tư, cần được tôn trọng), thế nhưng khi ghép lại, rồi đi đến chọc cười bằng cách anh ăn đồ chua “nhục mạ nước miếng” của anh đọc sách báo, để anh ấy thèm đến mức bỏ đọc sách báo thì hơi thiển cận. Bởi khi ai đó đang tập trung cho việc riêng của mình mà ta đến đó chọc phá để mong tìm sự lố bịch từ đối phương thì đó là hành động vô văn hóa, thiếu tự trọng. Đó là chưa nói, tuổi trẻ thì phải có hoài bão, ý chí phấn đấu, giữa anh đọc sách và anh ăn quà vặt một cách kệch cỡm, đi xiển dương anh ăn quà như một chân lý thì quả là coi không được. Từ mấy điểm vừa nêu, Tiệc vô ngôn 2 dù đã diễn ra rất ý nghĩa, khá thành công về mặt bán vé, nhưng chưa trọn vẹn. Khách đến dự nếu ở lại tới phút chót sẽ được tham dự lễ “trả tiếng nói” – nghĩa là được hò hét trở lại – nhưng phần đông đã ra về, nên không chứng kiến được điều này. Hi vọng những lần tiếp theo, Tiệc vô ngôn sẽ chuẩn bị chu đáo và chuyên tâm hơn.
* (SOI: Còn đây là một clip do Đỗ Thiên Hương – một thành viên của Tiệc Vô Ngôn – gửi. Các bạn vào đây xem.) Ý kiến - Thảo luận
18:13
Monday,24.10.2011
Đăng bởi:
trien chieu
18:13
Monday,24.10.2011
Đăng bởi:
trien chieu
Giờ này là giờ triển lãm sao Em-co-y-kien không đi coi đi, ngồi nhà bám máy viết cmt hoài vậy? Đi về còn bình luận tranh pháo và nghệ thuật cho anh em tỉnh xa nghe chớ!
Tụi tôi thích ý kiến của ECYK, nhưng nếu có cả bình tranh nữa thì tốt nữa. Mà chuyện trong giới sao ECYK biết nhiều vậy. Tụi tôi đoán: ECYK là một người nam chừng bốn, năm mươi tuổi (nên mới biết nhiều thế), có thời dạy mỹ thuật nhưng nay không ở gần Yết Kiêu, cũng có băng đảng của "y" nên một số bài biến mất tăm. Ngày nào vào mà không có ECYK là buồn.
17:50
Monday,24.10.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
@HANA: những so sánh không có zì ác í mà đôi khi chỉ để vui và ngẫm nghĩ tí ti có khi cũng hơi bị đúng à nha.
Tỉ dụ (nhặt của các bạn trên mạng, thank-you-ai-lớp-viu!) nhá/ạ: 10 điều Sài Gòn khác Hà Nội: 1. Giầy & tất: - Nghệ sĩ zai Hà Nội có thể đi giầy mà không mang tất - Nữ sĩ Sài Gòn có thể đi tất mà không cần giầy 2. Đường & phố: - Hà ...xem tiếp
17:50
Monday,24.10.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
@HANA: những so sánh không có zì ác í mà đôi khi chỉ để vui và ngẫm nghĩ tí ti có khi cũng hơi bị đúng à nha.
Tỉ dụ (nhặt của các bạn trên mạng, thank-you-ai-lớp-viu!) nhá/ạ: 10 điều Sài Gòn khác Hà Nội: 1. Giầy & tất: - Nghệ sĩ zai Hà Nội có thể đi giầy mà không mang tất - Nữ sĩ Sài Gòn có thể đi tất mà không cần giầy 2. Đường & phố: - Hà Nội: đường, phố, ngõ, ngách - Sài Gòn: đại lộ, đường, hẻm, hẻm 3. “Bạn tâm giao” của các anh zai nghệ sĩ sau khi “boa”: - Hà Nội: “Cho em xin thêm mười nghìn để còn đi xe ôm về!” - Sài Gòn: “Em bớt cho kưng mười ngàn, lần sau nhớ kiu em nha!” 4. Nghệ sĩ giàu: Bạn được coi là họa sĩ giàu có khi - Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền - Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền 5. Nghệ sĩ và bia: - Hà Nội: Bia hơi, lạc rang 9 giờ phắn - Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya về 6. Nghệ sĩ đụng xe ngoài đường: - Hà Nội: $$$#^*%&^$$$% - Sài Gòn: quay lại ngó, đèn xanh đi tiếp 7. Cuối tuần của nghệ sĩ: - Hà Nội: Cả nhà cùng vui quây quần, nấu nướng ăn tươi - Sài Gòn: Toàn gia ta đi ăn tiệm 8. Nghệ sĩ vá xe lúc nửa đêm: - Hà Nội: Khuya rồi anh zai ơi, cho thằng em xin một chăm. - Sài Gòn: Cho anh xin mười ngàn 9. Chợ tranh: - Hà Nội: Múc “quả” này không, máu đi đại ca? - Sài Gòn: Anh Hai có ưng “em” này không? 10. Thái độ ở gallery: - Hà Nội: “Khiếp, bảnh mắt ra đã mặc cả kinh thế! Xéo ngay để bà còn đốt vía!” - Sài Gòn: “Dạ, hổng mua hổng sao. Lần sau anh ghé gallery em nha!” Và còn nhiều cái khác HN&SG tếu phết... nhưng khó tâm sự hết cho HANA được ở 1 nơi không zan nghệ thuật công cộng như SOI... Buồn ghê gớm. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Tụi tôi thích ý kiến của ECYK, nhưng nếu có cả bình tranh nữa thì tốt nữa. Mà chuyện trong giới sao ECYK biết nhiều vậy. Tụi tôi đoán: ECYK là một người nam chừng bốn, năm mươi tuổi (nên mới biết nhi
...xem tiếp