Nghệ sĩ Việt Nam

Chiều thứ tư ám ảnh
của Nguyễn Minh Quang 11. 06. 10 - 10:20 am

SOI tổng hợp và giới thiệu

Cá ma thuật II

  

Nhà thơ Dương Tường từng viết về Nguyễn Minh Quang như sau: 

Tôi muốn gọi Nguyễn Minh Quang là người suy ngẫm hội họa. Không theo lối đã vạch sẵn của những người đi trước, cũng không quyết liệt đương đại như các bạn cùng lứa Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Quang Huy hay Nguyễn Văn Cường, Quang chắt lọc cảm xúc qua những suy ngẫm riêng về thế giới quanh mình. Anh ộc trào cảm xúc lên mặt tranh như những nghệ sĩ xuất biểu. Có lẽ vì thế nên Quang chọn chất liệu sơn mài, thể loại mà hiệu quả thẩm mĩ chỉ hiện rõ ở công đoạn cuối của qui trình sáng tác. 

“Tôi muốn vẽ những trải nghiệm của mình, những gì tôi biết và thấy bằng chính mắt mình,” Nguyễn Minh Quang tự bạch như vậy. Tôi muốn “biên tập” lại chút xíu: “… bằng con mắt tâm linh của chính mình.” Tranh của Quang, như tôi thấy, hàm chứa đầy băn khoăn về tồn tại. 

Năm 2006, tôi có đến xem triển lãm cá nhân của anh tại Đông Phong Gallery, Hà Nội. Toàn là ghế! Một đối thoại câm lặng giữa họa sĩ và những chiếc ghế trống, nhìn từ mọi góc độ! Tôi không khỏi nghĩ đến vở kịch “Những chiếc ghế” của E. Ionesco trong đó hiện diện dày đặc chỉ là nốt nhấn cho mật độ của trống vắng. 

Điều anh nhằm tới là cái không có khởi đầu cũng chẳng có kết thúc. Nói cách nào đó, anh muốn mang lại cho hội họa của mình cái mà người ta gọi là space-time continuum – cái không gian mà trong đó thời gian là chiều thứ tư. Tôi muốn đọc ở tranh Nguyễn Minh Quang cái chiều thư tư ám ảnh đó…” 

Triển lãm Chiều Thứ Tư Ám Ảnh sẽ khai mạc vào ngày 12. 6  và triển lãm sẽ kéo dài đến 24. 6. 2010, tại gallery Tự Do (TPHCM), 53 Hồ Tùng Mậu, quận I. 

Đợt triển lãm này vì sao có tên như thế thì có lẽ phải hỏi họa sĩ vào ngày khai mạc. 

Chất liệu chính của đợt tranh là sơn mài trên gỗ, chủ đề là gia đình và cá; chính xác hơn là cá ma thuật (Fish Magic). 

Cá ma thuật I

  

Cá ma thuật IV

  

Cá ma thuật VIII

Những bức cá đẹp, trong khi những bức gia đình với bố mẹ và con mặt trái xoan dài thon khiến nhớ đến một số tranh…. Lê Thiết Cương (dĩ nhiên là không giống hẳn nhưng tự nhiên làm người ta nhớ tới là điều không ai cấm được).

Gia đình I

 

 

Gia đình IV

 

 

 

 

Gia đình VII

 

Mời mọi người đến vui cùng họa sĩ. 

Họa sĩ Nguyễn Minh Quang là Thạc sĩ Mỹ thuật, hiện giảng dạy tại trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM. Anh có nhiều triển lãm cá nhân và từng đoạt giải thưởng mỹ thuật khu vực.

Ý kiến - Thảo luận

8:35 Monday,21.6.2010 Đăng bởi:  admin
Trung (và Hoàng):

Soi nghĩ rằng cuộc tranh cãi trên của các bạn đã xuất phát sai ở một điểm: hiểu sai ý anh Đạt.
Tóm lại, Soi thì hiểu ý của anh Đạt là:
1/ nhà phê bình ngày nay không có trình độ bằng các curator,
2/ nhà phê bình ngày nay không hiểu nghệ sĩ bằng các curator.

Soi còn hiểu là:
1/ Anh Đạt không nói là “nghệ sĩ hiện đại không cần các nhà phê bì
...xem tiếp
8:35 Monday,21.6.2010 Đăng bởi:  admin
Trung (và Hoàng):

Soi nghĩ rằng cuộc tranh cãi trên của các bạn đã xuất phát sai ở một điểm: hiểu sai ý anh Đạt.
Tóm lại, Soi thì hiểu ý của anh Đạt là:
1/ nhà phê bình ngày nay không có trình độ bằng các curator,
2/ nhà phê bình ngày nay không hiểu nghệ sĩ bằng các curator.

Soi còn hiểu là:
1/ Anh Đạt không nói là “nghệ sĩ hiện đại không cần các nhà phê bình”,
2/ Anh Đạt chỉ nói, “nghệ sĩ hiện đại không quá lệ thuộc vào các nhà phê bình như trước nữa.” (vì nhà phê bình ngày nay tụt hậu).
Và nếu thầy Quân và Vũ Lâm mà cũng hiểu như thế thì có lẽ đã không có chuyện thầy Quân nhỏ nhẹ từ chối vai trò lâu nay mình vẫn làm, và anh Vũ Lâm đã không phải khẳng định vai trò của nhà phê bình. Họ sẽ đi vào bàn tiếp vậy thì nhà phê bình phải làm gì để nghệ sĩ vẫn thấy họ là có ích cho công việc.

Tuy nhiên, trong bối cảnh một cuộc tranh luận thì các bạn biết rồi, khó mà nghe kỹ được từng từ, và phân biệt ngay “không lệ thuộc” với “không cần” nó khác nhau một trời một vực.
Giờ đây ngồi trước văn bản thì nói thánh nói tướng thế, chứ tống vào một căn phòng hội thảo thì Soi cũng nghe lẫn lộn cả thôi. 
7:31 Monday,21.6.2010 Đăng bởi:  hoang
Cách đây khá lâu, sau triển lãm (trâu Nguyên) tại gallery 39A Lý quốc Sư có một buổi tọa dàm về cuộc triển lãm đó. Buổi tọa đàm ban đầu xoay quanh vấn đề tượng của Nguyên nhưng không hiểu sao đến cuối buổi lại xoay quanh vấn đề quan hệ giữa nghệ sỹ với: 1/ nhà phê bình,
2/ các curator, có cả thầy Nguyễn Quân ngồi đó nhưng Đạt rồ hỗn hào nói là: nghệ sỹ h
...xem tiếp
7:31 Monday,21.6.2010 Đăng bởi:  hoang
Cách đây khá lâu, sau triển lãm (trâu Nguyên) tại gallery 39A Lý quốc Sư có một buổi tọa dàm về cuộc triển lãm đó. Buổi tọa đàm ban đầu xoay quanh vấn đề tượng của Nguyên nhưng không hiểu sao đến cuối buổi lại xoay quanh vấn đề quan hệ giữa nghệ sỹ với: 1/ nhà phê bình,
2/ các curator, có cả thầy Nguyễn Quân ngồi đó nhưng Đạt rồ hỗn hào nói là: nghệ sỹ hiện đại không quá lệ thuộc vào các nhà phê bình như trước nữa bời nhiều nguyên nhân. 1/ các nghệ sỹ đương đại hiện nay khi sáng tác hầu hết đều tự xây dựng cho riêng mình một cơ sở lý thuyết và quan niệm. 2/thông tin về art trên thế giời bây giờ quá dễ tiếp cận. 3/ các nghệ sỹ có nhiều cơ hội đi đến các trung tâm nghệ thuật lớn trên thế giới hơn (nhiều khi đi nhiều hơn cả các nhà phê bình lý luận). 4/trình độ học vấn và khả năng giao tiếp, học, đọc ngoại ngữ của nghệ sỹ hiện nay đã cải thiện hơn trước nhiều, trong khi đó các nhà phê bình nghệ thuật lại không có sự nỗ lực cần thiết hoặc nổi trội trong vấn đề này. Vấn dề trầm trọng nhất là các nhà phê bình chỉ có thể nhận xét các tác phẩm sau khi nó ra đời và được trình bầy, nhiều khi và với một vài nghệ sỹ rất ít triển lãm trong nước thì các nhà phê bình hoàn toàn không có thông tin đầy đủ, trong khi đó các curator gần gũi và nhiều khi song hành cùng với các nghệ sỹ, họ chịu trách nhiệm và họ gắn liền thành công và thất bại của các nghệ sỹ, chỉ riêng điều đó thôi đã tỏ ra tính ưu việt rồi. Sau khi Đạt rồ trình bày xong thầy Quân có nhỏ nhẹ: mình là nhà nghiên cứu, còn Vũ Lâm nói là: phê bình rất cần cho báo chí và tuyên truyền. câu chuyện này đã xảy ra khá lâu nhưng vẫn có thể có ít nhiều giá trị. Mong Soi góp ý thêm. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả