Ở Đâu - Làm Gì

Triển lãm hay của hai đối thủ 07. 02. 12 - 3:07 am

Hữu Khoa dịch

(Mời các bạn bấm thẳng vào tranh để xem bản lớn hơn.)

Một khách tham quan ngắm bức “Những cô gái màu vàng” của họa sĩ Thụy Sĩ Cuno Amiet tại triển lãm “Ferdinand Hodler và Cuno Amiet – Một tình bạn nghệ sĩ giữa Art Nouveau và Modernism”, diễn ra tại gallery nghệ thuật Bucerius Kunstforum ở Hamburg, Đức. Triển lãm bày tác phẩm của hai họa sĩ, tới 1. 5. 2012. Ảnh: Ulrich Perrey

 

HAMBURG – Tình bạn giữa các nghệ sĩ luôn luôn là một sự pha trộn thú vị giữa bạn bè và đối thủ. Lần đầu tiên, một triển lãm được dành cho chủ đề này, khi khai thác mối tương liên giữa hai họa sĩ Ferdinand Hodler (1853–1918) và Cuno Amiet (1868–1961). Đây là hai nhân vật hình thành buổi ban đầu cho phong trào nghệ thuật hiện đại tại Thụy Sĩ, tuy mỗi người theo một cách.

Triển lãm tập trung vào giai đoạn sau 1893 khi hai họa sĩ “gặp” nhau, cả “nghe tiếng” lẫn “gặp mặt”. Mặc dầu tình bạn giữa hai ông có đặc điểm lớn nhất là cãi cọ rồi hòa giải, nhưng sau khi Hodler mất (1918), Cuno Amiet cũng không an, nhắc tới Hodler là tỏ lòng tôn kính.

Ferdinand Hodler, chân dung tự họa

 

Hoàng hôn trên hồ Geneva – Tranh Ferdinand Hodler

 

Breithorn – Tranh Ferdinand Hodler

 

Đêm – Tranh của Ferdinand Hodler

 

Hodler say mê bảng màu rực rỡ, kỹ thuật vẽ lơi lả của Cuno Amiet. Cuno Amiet – trẻ hơn 15 tuổi – thán phục sự ngay ngắn, tính đối xứng, và nhiều tính trang trí trong các tác phẩm của Ferdinand Hodler. Tuy nhiên, những tác phẩm của Cuno Amiet như Đồi vàng, vẽ năm 1903, đã cho thấy ông đủ tiềm năng để vượt xa Hodler.

Tự họa hồng – Tranh Cuno Amiet

 

Phong cảnh, 1893 – Tranh Cuno Amiet

 

Cảnh tuyết, 1904 – Tranh Cuno Amiet

 

Bretonischer Knabe – Tranh Cuno Amiet

 

Đồi vàng – Tranh Cuno Amiet

 

Triển lãm này là một sự so sánh những tác phẩm chủ chốt của hai họa sĩ, đồng thời cho thấy sự đối đầu của Cuno Amiet với Ferdinand Hodler đã giúp Amiet tìm được giọng riêng cho mình như thế nào. Trong suy nghĩ của nhiều người thời ấy, Cuno Amiet có lúc “che lấp” cả Hodler – người từng được coi là nghệ sĩ quốc gia của Thụy Sĩ.

Triển lãm đặt song song các tác phẩm của hai ông, vẽ cùng những motif: chân dung tự họa, tranh vẽ cây, vẽ vườn, vẽ cảnh núi, những biểu tượng, vẽ nhân vật… Có nhiều bức cho thấy hai ông có ảnh hưởng trực tiếp tới nhau về mặt kỹ thuật và motif, thí dụ bức Mùa Xuân của Hodler và bức Những Cô gái màu vàng của Amiet.

“Mùa xuân” của Ferdinand Hodler

 

“Những cô gái màu vàng” của Amiet.

 

Triển lãm này diễn ra nhân 50 năm ngày mất của Cuno Amiet, diễn ra phối hợp với Kunstmuseum Solothurn, nơi giữ bộ sưu tập tranh phong phú nhất của Amiet. Ngoài ra có nhiều tranh mượn từ các bảo tàng Thụy Sĩ và các nhà sưu tập tư nhân.

 

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả