|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamSinh năm 1983, ở Khâm Thiên30. 08. 13 - 5:53 amThông tin từ L’espace và Hội đồng AnhSINH NĂM 1983/KHÂM THIÊN Tôi sinh ra ở Khâm Thiên – Hà Nội năm 1983. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc trước đó 8 năm, vào năm 1975. Thế hệ của chúng tôi không từng được sống trong chiến tranh, nhưng những cảm giác về nó luôn vảng vất xung quanh tôi. Năm 1972, một sự kiện bi thảm diễn ra ở đây khi Khâm Thiên phải hứng một trận bom rải thảm kéo dài trong liền 12 ngày đêm Giáng Sinh từ chiến dịch Linebacker II. Đó là chiến dịch oanh tạc lớn nhất của không quân Mĩ từ sau thế chiến II. Tôi lớn lên với những câu chuyện ký ức của người thân về những ngày bi thảm đó, và chơi đùa bên những hố bom đầy nước như những cái ao nhỏ… Khi lớn lên một chút, tôi tìm đến những thứ được viết ra về chiến tranh để mong hiểu hơn về nó. Có điều gì đó luôn giống nhau, anh lính Paul Bäumer của Remarque chưa biết gì về chiến tranh, để khi bước vào nó, anh không bước ra được nữa, lo sợ ngày hòa bình sẽ phải về với gia đình khi “không còn gốc rễ và hi vọng”, rồi chết trong một ngày mặt trận “phía Tây không có gì lạ”. Có những cựu binh Mỹ chìm trong “Hội chứng Việt Nam” như Ron Kovic trong “Sinh ngày 4/7”. Họ khác quốc tịch nhưng cũng như anh lính người Việt tên Kiên trong “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, bước ra khỏi cuộc chiến nhưng không bao giờ trở lại là con người bình thường được nữa. Rồi tôi nhận ra một điều, sự giống nhau đó giữa họ không phải là một khuôn mẫu “cliché” của nghệ thuật, mà đó là một bi kịch thật sự của con người, nó rộng lớn đến mức bao trùm tất cả. Tôi đã gặp vô số những người như thế, những cựu binh trở về từ chiến trường, hay những dân thường còn sống nhưng không xóa được kí ức về ngôi nhà bị phá, về những người thân đã chết trên tay, trước mắt họ. Đó là một người em trai của ông tôi, người sống một cách lặng lẽ, khép kín cho đến khi qua đời; những người lớn tuổi trong khu tôi ở…. Chiến tranh như một cái hố đen, mọi thứ khi vào đó dù có thể trở ra cũng không còn là nó nữa, bởi những ám ảnh, hay kí ức từ đó sẽ ám theo mà không gì xóa được. Tôi luôn mong mình có thể hiểu nhiều hơn bên trong nó, nơi đồ thị tâm lý, trí lực, sức chịu đựng của con người được đẩy tới mức cao nhất trong bối cảnh khắc nghiệt nhất. Những điều kinh khủng nhất đã ở đó, và những thứ đẹp nhất cũng sinh ra từ đó… * Đây là triển lãm cá nhân thứ ba của Bàng Nhất Linh. Triển lãm được đồng tổ chức bởi L’espace và Hội đồng Anh
Ý kiến - Thảo luận
11:32
Friday,30.8.2013
Đăng bởi:
sinh 1957 ở Hàng Bài
11:32
Friday,30.8.2013
Đăng bởi:
sinh 1957 ở Hàng Bài
Một "cuộc ném bom về thời đồ đá" là Linebacker II, Dec. 1972...
Mong lắm cuộc triển lãm của bạn làm tôi đỡ phải mắng con, là nó có trái tim như bằng đá... Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Mong lắm cuộc triển lãm của bạn làm tôi đỡ phải mắng con, là nó có trái tim như bằng đá...
...xem tiếp