Gẫm & Bình

Bàn tán về tranh nuy20. 12. 16 - 7:18 am

Linh Cao

 

“Cô Mơ,” chi tiết, tranh của Ngô Bá Hoàng. Lưu ý cho cả bài: các bạn bấm thẳng vào tranh để xem bản to hơn.

Tranh nuy vẫn còn may mắn hơn tranh chân dung, đối với khách chơi tranh Việt Nam. Dân mình không thể treo một bức chân dung người lạ trong nhà, rất khác các bạn Tây, thích là mua và treo, hỏi han kỹ và còn chụp ảnh nhân vật làm tư liệu. Tranh nuy thường không mấy khi có được tư liệu ấy, mà chỉ có các liên tưởng, các câu chuyện, và theo thời gian là các giai thoại… về người đàn bà trong tranh. Nó rất mật thiết với người vẽ và cũng thường được người canh giữ tranh như mình tìm hiểu, tán tụng.

Mở đầu, mình giới thiệu hai sketch rất yêu, của anh Cẩm và anh Cương. Hai anh đều cho mình tranh, mình vẫn giữ khư khư từ bấy. Rất nhiều người hỏi, có người đòi đổi cho bức sơn dầu to đùng, nhưng còn lâu nhé! Anh Lê Thiết Cương là người tài hoa mà tình duyên lận đận, nên vẽ một khúc thế thôi cho đỡ phải giận nhau với cái khúc còn lại!

Ký họa của Lê Thiết Cương

Anh Cẩm, luôn khát khao một cô thôn nữ ngây thơ và tạo hình (như anh đã bóp cánh tay cho béo mụp ra thế). Thôn nữ nào cũng như ngồi đợi anh đi uống rượu chán chê mò về, thì nấu cho anh bát cháo hành giải cảm và ôm anh hát ru một điệu lý lơi, cho vơi đi nỗi cô đơn muôn thuở…

“Nuy với táo”, 2011, ký họa của Hoàng Hồng Cẩm

Chạy qua cổ điển một tẹo, mời mọi người xem bức sơn dầu Cô Mơ, của họa sĩ Ngô Bá Hoàng. Mình có thêm cả ảnh chi tiết bàn tay và khuôn mặt, thực ra quấn vải kín quá chẳng thấy gì đâu, nhưng thế mới càng gợi tưởng tượng, nhiều cụ mê mẩn lắm, cứ ở lì trên gác ngắm tranh và ghi hình. Vẻ đẹp này là đúng mỹ cảm truyền thống, đầy đặn phúc hậu.

“Cô Mơ”, tranh của Ngô Bá Hoàng

Một bức nữa mình rất mê, là Tắm sen của lãng tử Trịnh Thái. Bố vẽ gái thì thôi khỏi chê, nhưng mà lâu nay lười kiếm người mẫu, chẳng còn mấy tranh nuy đâu. Bố đi nhiều, vẽ ngày càng kỹ tính, một vùng quê vẽ rất nhiều sketch mới ra tranh, thực là tấm gương về lao động nghệ thuật. Cô gái thanh tân này như một bông sen trắng ánh xanh, trên một nền cam ấm và thắm, mấy nét thôi nhưng phải tay điệu mới vẽ được.

“Tắm sen”, tranh của Trịnh Thái

Tìm về biểu hiện nhé, mình có bức Mưa đỏ này, của chị Văn Dương Thành, trong tranh chị cũng điệu đà như khi dắt mình đi ăn phở, hay lúc duyên dáng dạy vẽ cho một đoàn đại sứ. Kiểu cặp tóc bồng ấy cũng là chị, kể cả từ thời làm mẫu cho bác Phái. Còn những vẩy vệt, rỏ ròng tạo chất xung quanh, thì phải xem chị vẽ mới hiểu chất nghệ trong người đàn bà nhỏ bé giàu năng lượng này, là có thực.

“Mưa đỏ”, tranh của Văn Dương Thành

Cùng là Biểu hiện, nhưng nặng đô hơn, bức tranh giấy khổ lớn này. Anh Lê Quảng Hà đã tạo ra một mẫu siêu đàn bà mạnh mẽ không khoan nhượng. Mình phải kể chuyện này: có một anh chủ nhà băng đến chơi, xem tranh. Anh ấy thấy mình treo một phòng riêng toàn tranh cổ, và mỗi bức này, anh chưa hiểu nhưng rất thích thú. Ngồi nói chuyện mãi, chồng mình bảo pha trà, rồi mình mới hỏi:

– Thế ở ngân hàng chỗ anh, bên cạnh tiền là cái gì?

– Là chữ Tín, em ạ

– Thế ở cạnh cái Đẹp, theo anh cần có cái gì?

Anh ấy cười hì hì, hì hì… mình mới nói:

– Cần sự thật, anh ơi. Chúng ta đang thưởng thức những cái mà ở ngân hàng không có đâu.

Hôm ấy, hình như mình phát biểu hơi nam tính, nhờ có tinh thần trong tranh anh Hà xui khiến vậy.

“Sự thật”, tranh của Lê Quảng Hà

Đến đây, lại phải làm mềm lòng các quan anh, bằng bức tranh này. Tranh do một chị amateur vẽ. Chị là cư sĩ, trước kia ở ven sông Đuống, cạnh chùa Bắc Biên, một thời gian dài. Làng Bắc Biên giờ rất đông văn nghệ sĩ thuê xưởng dựng nhà, nhưng chị Ngô Thúy là một trong những người đầu tiên có xưởng vẽ ở đây. Bức tranh này mình cất ở nhà bố mẹ mình, hôm nay mới về mở gói ra chụp hình, lại nhớ về một thời rong chơi, một thời để nhớ…

“Tự hát”, tranh của Ngô Thúy

Và cuối cùng, mình khoe bức sơn dầu này, tranh từ 2008. Đây là một trong những bức treo lâu nhất, ở rạp Công Nhân. Đã mấy lần mọi người định thay, rồi lại phải treo lên đúng chỗ ấy, bởi nhớ nó quá và không tìm được bức nào hợp hơn.

“Người giữ lửa”, tranh của Cao Long

Người mẫu hẳn phải là một mụ rất thích đầu têu, thích sáng tạo và cũng đầy vụng dại. Sâu xa, người phụ nữ ấy đã chọn cho mình một cái nghiệp, để ngày ngày đốt đuốc đi tìm kiếm, và đợi chờ những rung cảm tri âm…

 

 

*

Cùng một người viết:

- Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy…

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 1: Lính mới

- Việc ấy không cần nhiều tiền,
chỉ cần nhiều công tâm và khát vọng

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 2: Rơi vào tay hai nhà phê bình

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu
Kỳ 3: Chìm, nổi, và lại chìm

- Thư gửi họa sỹ trẻ

- Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân

- Luận về ăn uống khi ốm, về khát vọng sống và chất nghệ qua ăn

- Hãy mua ngay khi cơ hội đến

- Người tháp tùng (phần 1)

- Người tháp tùng (phần 2)

- Bùi Thế Phương – Câu chuyện kể bằng thơ tự kỷ

- Một số ảnh Linh Cao chụp trước khi treo tranh

- Trường ca gia cầm

- Đã xem họa sỹ uống trà…

- Ăn chay nằm mộng lưng trời…

- Một bữa tiệc tối đáng nhớ, cần được viết ra…

- Từ một nhành thyme…

- Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá…

- Xem “Nhập nhằng”: làm sao đi bền một con đường độc đáo?

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2):
Về Huệ Thư

- Xem gốm Bảo Toàn: Đập vỡ cây đàn

- Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua

- Ba lý do khiến trò lười không muốn mở mang

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 3):
Ân oán Hàng Anh với Đirađivô

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 4):
Hoa Ỷ dỗi, Huệ Thư hồi chơi xấu

- Nhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh…

- Tết Art: sự trỗi dậy của cái mầm

- Nhận xét riêng về Tết Art: vẫn chưa thực sự hội chợ

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 5):
Quý vật tìm quý nhân

- Chợ hoa Hàng Lược – cái lúm đồng tiền duyên của phố cổ

- Món chè gấc số đỏ

- Về món mơ ngâm

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 6):
Kinh thành bỗng chốc thất thanh

- 5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt

- Bún chả (bài 2): tuyệt phẩm nhà nghèo

- Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan

- “Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…”

- Cốc chè của mùa hè

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7):
Sau cơn mưa trời lại sáng

- Bàn tán về tranh nuy

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 8):
Thư-Kỳ lạc truyện

- Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ

Ý kiến - Thảo luận

0:18 Wednesday,21.12.2016 Đăng bởi:  dilletant
@ LC: trong cái tranh nêu trong còm, dưới các anh cả bố già thò (những) khui ra có những con rồng, báo Mỹ chú đó là Tàu, LC ạ.
...xem tiếp
0:18 Wednesday,21.12.2016 Đăng bởi:  dilletant
@ LC: trong cái tranh nêu trong còm, dưới các anh cả bố già thò (những) khui ra có những con rồng, báo Mỹ chú đó là Tàu, LC ạ. 
23:44 Tuesday,20.12.2016 Đăng bởi:  LC

Ù hu, bận quá cả nhà ơi, lo giúp thằng bạn chuẩn bị khai trương cái hộp đêm dưới hầm, mệt phờ, cứ ngoi lên đến mặt đất lại thấy hơi nhớ gallery, hihi. Gió hồ mát thế chắc cũng đỡ ô nhiễm.
Anh Tùng lại trêu em đó hử, sao mà thôn nữ được, gớm thế này kia mà?!?
Bạn Hoa không thích cách pr art này ư? Mình bàn tán chứ không phải bàn bán đâu, ai mua
...xem tiếp

23:44 Tuesday,20.12.2016 Đăng bởi:  LC

Ù hu, bận quá cả nhà ơi, lo giúp thằng bạn chuẩn bị khai trương cái hộp đêm dưới hầm, mệt phờ, cứ ngoi lên đến mặt đất lại thấy hơi nhớ gallery, hihi. Gió hồ mát thế chắc cũng đỡ ô nhiễm.
Anh Tùng lại trêu em đó hử, sao mà thôn nữ được, gớm thế này kia mà?!?
Bạn Hoa không thích cách pr art này ư? Mình bàn tán chứ không phải bàn bán đâu, ai mua được thì mừng chứ? Các tác giả ở gallery mình toàn người kín tiếng và khái tính lắm, mỗi lời LC viết đều đã có phanh bớt độ say mê lại kha khá rồi, chứ để thả cửa cho nó viết, thì tốn nhuận bút vô cùng!
Bác Dilletant lưu ý "con Rồng" nào thế ạ?

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Leonardo: Ông nói đúng!

Jonathan Jones - Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp