Tin tức

Tin-ảnh: Làm sao đốt cháy một di tích 25. 09. 10 - 7:14 am

Lê Thanh Dũng tổng hợp

MONACO – Hoàng tử Albert II của Monaco, Công chúa Caroline của Hanover và giám đốc Bảo tàng Marie Claude Beaud dự lễ khai mạc triển lãm La Carte d’Apres Nature của New National Museum of Monaco, tại Biệt thự Paloma, Monaco. Ảnh: B. BEBERT

 

LEIPZIG. Khách tham quan xem bức ảnh có tên “Bức tranh Kỳ ảo của Thiên nhiên” tại triển lãm Asisi Panometer, Leipzig, Đức. Bức ảnh Amazonia cao 30m (tỉ lệ 1:1) của Asisi, một nghệ sĩ Berlin, giới thiệu phong cảnh và quần thể động thực vật phong phú vùng gần xích đạo. Kể từ khi khai mạc tháng 3 năm 2009, Asisi Panometer đã thu hút 580.000 khách. Ảnh: P. ENDIG

 

NEW YORK – Bảo tàng Bryce Wolkowitz trưng bày Light Reading của Airan Kang. Tác phẩm “trung tâm từ vựng” của cô là những tác phẩm điêu khắc hình cuốn sách, được tạo hình bằng nhựa và các điốt phát sáng (LED). Suốt chục năm nay, Wolkowitz đã theo đuổi đề này này: cụ thể hóa diễn ngôn và khái niệm của chúng ta về “kiến thức”, bằng cách mô phỏng các thư viện, các hiệu sách và phòng đọc. Các tác phẩm sẽ được lập trình để phát ánh sáng màu có độ sáng thay đổi liên tục, mỗi “cuốn sách” trong triển lãm kết hợp những đặc điểm vật chất và phù du (mau lỗi thời) của kiến thức. Đây không chỉ là cuộc triển lãm solo đầu tiên của Wolkowitz tại New York mà còn là cuộc thử thách đầu tiên của cô tại nước Mỹ.

 

ROME – Nghệ sĩ sắp đặt Thyra Hilden và Piuz Diaz đứng cho phóng viên chụp ảnh trước khi trình diễn một cuộc sắp đặt nghệ thuật “Thành phố bốc cháy” tại Rome, ngày 16. 9. 2010. “Thành phố bốc cháy” là một sêri video clip khổ lớn mô phỏng cuộc hỏa hoạn thiêu hủy các di tích tiêu biểu của thế giới phương tây. Đối với Thyra Hilden và Pio Diaz, nhấn chìm Hý trường La mã trong ngọn lửa ảo sẽ là đỉnh cao của dự án dài hơi sử dụng các clip video về những ngọn lửa điên dại thiêu hủy các kiến trúc tiêu biểu. Diaz nói: “Chúng tôi muốn có một thứ gì đó biểu tượng được đồng thời cho cả hủy diệt lẫn sáng tạo. Chúng tôi muốn đặt câu hỏi, liệu thứ đó có tồn tại hay là không, và đối với chúng ta di sản có ý nghĩa gì. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta hủy diệt một viện bảo tàng hay một tòa kiến trúc, khi đó văn hóa có mất đi không? Chúng ta có cần xây lại những thứ đó không? Hay mất chúng, chúng ta vẫn có một nền văn hóa giống như chúng ta đã từng có trước đó?” Diaz nói, trong lúc đó hình ảnh những ngọn lửa được phóng ra từ những cổng vòm của lối vào Hý trường, khiến trông như bên trong đang cháy thật.

 

ROME – Ngọn lửa dữ dội sẽ nuốt chửng Hý trường cổ La mã trong một màn trình diễn nghệ thuật đầy ấn tượng suốt mấy đêm để châm ngòi cho cuộc tranh cãi về sự mỏng manh dễ đổ vỡ của di sản văn hóa châu Âu. Hý trường, mở cửa lần đầu vào năm 80 trước công nguyên, là nơi từng diễn ra cảnh đẫm máu của các cuộc giác đấu, những cuộc hải chiến giả và triển lãm động vật, và là một trong những di tích nổi tiếng nhất của thế giới cổ đại. Nhưng nó đã hứng chịu sự hờ hững trong những năm gần đây, khiến chính phủ Ý đang thiếu vốn phải tìm kiếm những nhà tài trợ tư nhân tự nguyện giúp đỡ trả tiền cho công việc phục chế. Tình hình càng trở nên cấp bách vào tháng 5 khi những mảng vữa đã lọt qua cả các tấm lưới bảo vệ và một dãy cột gần diễn đàn đã lung lay trông rất đáng ngại. Không biết các kiến trúc cổ La mã còn đứng được bao lâu nữa. Hilden nói, các nghệ sĩ lâu nay vẫn lấy báu vật khảo cổ này làm sân khấu biểu diễn chính là vì ý nghĩa văn hóa của nó. “Trong mắt chúng tôi, Hý trường là một biểu tượng mạnh mẽ nhất của văn hóa phương Tây,” cô nói. “Khi bạn bạn đặt những kiến trúc nhân tạo này, những biểu tượng này trong sự nguy hiểm, nó sẽ lay chuyển thực tại và nền tảng của chúng ta.” Ảnh: A. Bianchi

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả