Nếu đang ở Frankfurt, đừng bỏ lỡ triển lãm của René Magritte
27. 02. 17 - 10:09 pm
Phạm Phong lược dịch
Họa sĩ René Magritte (1898–1967) là một “thầy phù thủy” của những bức tranh bí ẩn. Trong một triển lãm đơn dành cho họa sĩ Siêu thực người Bỉ này vừa mới mở cửa, bảo tàng Schirn Kunsthalle Frankfurt đã khai thác mối quan hệ của René với những luồng triết học đương thời. Ảnh: Norbert Miguletz
René Magritte, “La lecture défendue” (Irène – Bài diễn thuyết bị cấm?), 1936, sơn dầu trên toan, 54,4 x 73,4 cm, hiện thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng gia Bỉ. Ảnh: J. Geleyns- Ro scan
Magritte không coi mình là một nghệ sĩ, mà đúng hơn là một cá nhân suy tư (biết) chuyển những suy nghĩ của mình qua việc vẽ. Cả đời, ông tìm cách làm cho hội họa của mình được giàu ý nghĩa như trong ngôn ngữ.
René Magritte, “La Lampe philosophique” (Ngọn đèn triết học), 1936, sơn dầu trên toan, 46 x 55 cm, thuộc bộ sưu tập tư nhân.
Là người bị trí tò mò đưa đẩy, thêm sự đàn đúm với những triết gia hàng đầu thời ấy như Michael Foucault, René Magritte đã sáng tác ra một khối lượng tác phẩm đáng kể, tạo nên một cái nhìn khác hẳn về thế giới, được phản ảnh trong một sự kết hợp độc đáo giữa một thứ hội họa chính xác của bậc thầy và những hình thù đầy tính ý niệm. Ảnh: Norbert Miguletz
René Magritte, “La main heureuse” (Bàn tay hạnh phúc), 1953, sơn dầu trên toan, 50,5 x 65 cm, thuộc bộ sưu tập Diane SA. Ảnh: Nicolas Giudice
Cuộc triển lãm này, chia làm 5 phần, nhấn mạnh vào mối quan tâm về triết học của Magritte, vào quan điểm chính yếu của ông về mối liên hệ giữa ngôn ngữ và hình ảnh thị giác. Ảnh: Norbert Miguletz
René Magritte, “Les Mémoires d’un saint” (Ký ức của một vị thánh), 1960, sơn dầu trên toan, 80 x 99,7 cm, thuộc bộ sưu tập Menil, Houston
Những phương pháp na ná với khoa học mà Magritte áp dụng trong tranh ông là một minh chứng cho thấy ông không tin vào những câu trả lời đơn giản và một chủ nghĩa hiện thực giản đơn.
René Magritte, “Les Amants” (Tình nhân), 1928, sơn dầu trên toan, 54 x 73.4 cm, thuộc Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York.