Tin tức

Tin-ảnh: Phục Sinh – “phúc cho người không thấy mà tin” 16. 04. 17 - 2:16 pm

Phạm Phong tổng hợp và dịch

Du khách người Ấn chụp ảnh trước một bức tranh mô tả cuộc thảm sát Jallianwala Bagh (còn gọi là thảm sát Amritsar) hôm 13. 4. 2017, tức đúng 98 năm ngày diễn ra sự biến này. Năm 1919, cũng ngày 13. 4, quân đội Anh-Ấn đã nã súng vào một đám đông tay không, giết ít nhất 379 người, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Ảnh: Narinder Nanu/ AFP

Một cảnh trong phim Gandhi (đạo diễn và sản xuất phim là Richard Attenborough) tái hiện cuộc thảm sát Jallianwala Bagh. Ảnh từ trang này 

Các mẹ phước Thiên Chúa giáo người Ấn tại Chennai cầu nguyện trước tượng Chúa Jesus, trong buổi lễ diễn ra vào Thứ Sáu Tuần Thánh của mùa Phục Sinh năm nay (nhằm ngày 14. 4. 2017), là ngày tưởng nhớ việc Chúa bị đóng đanh và sự chết của Chúa. Vào ngày này, những người theo đạo sẽ không ca hát, ăn mặn, để tĩnh tâm nhớ tới sự tuẫn nạn của Đức Jesus. Ảnh: Arun Sankar/AFP

Các thành viên của Spanish Legion (đơn vị tinh nhuệ của quân đội Tây Ban Nha và Lực lượng Phản ứng nhanh Tây Ban Nha) mang một bức tượng Chúa Jesus An Tử (The Christ of the Good Death), tới nhà thờ Santo Domingo de Guzman trong một buổi rước lễ mùa Phục Sinh ngày 13. 4. 2017 ở Malaga, miền Nam Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/Jorge Guerreco. (Có lẽ năm nào đơn vị Spanish Legion cũng rước tượng Chúa như thế này, và nhiếp ảnh gia Jorge Guerreco năm nào cũng chụp cảnh này cho AFP chăng? Bạn xem lại ở đây)

Một bức tượng bằng cát thể hiện Bữa Tiệc Ly của Chúa Jesus, do nghệ sĩ người Paraguay Oscar Garcete thực hiện cho mùa Phục Sinh, được nhiếp ảnh gia Norberto Duarte chụp tại Asuncion, thủ đô Paraguay.

Những thành viên của đám rước lễ “Yên lặng” trong tuần thánh diễn ra ở thành phố Zamora (Tây Ban Nha), hôm 12. 4. 2017. Những người này được gọi là “Nazarenos” hay “những kẻ ăn năn”. Họ mặc trang phục khiến ta nghĩ ngay tới băng Ku Klux Klan ở Mỹ. Tuy nhiên nón chóp nhọn mà họ mang đây mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Ảnh: Cesar Manso/AFP

Nón chóp nhọn của các “Nazarenos” trong đám rước là biểu tượng của sự vươn tới thiên đàng, mang lòng ăn năn của họ tới gần Chúa hơn. Lưu ý là hình dạng chóp nhọn này (như chóp thông) cũng hay được sử dụng trong các nghĩa trang của Tây Ban Nha, để tượng trưng cho việc nâng hồn người chết lên trời. Nguồn giải nghĩa từ trang này. Ảnh từ trang này 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả