Nghệ sĩ Việt Nam

Nhớ Chóe, tại SI 15. 01. 15 - 7:41 am

Từ SI

NHỚ CHÓE
Triển lãm tranh sơn dầu của cố họa sĩ Chóe

Bắt đầu từ 18h ngày 16. 01
Kéo dài đến 30. 01. 2015
tại Nhà hàng Si
số 7A Ngô Văn Năm, quận 1, TPHCM

.


Không gian Si Restaurant trân trọng giới thiệu buổi triển lãm tranh sơn dầu của cố họa sĩ Choé, loạt tranh này đã từng được triển lãm tại Pháp và lần đầu tiên được gia đình công bố ở Việt Nam.

Chúng tôi chân thành cám ơn bà Nguyễn Thị Kim Loan, vợ cố họa sĩ, đã tin tưởng giao trách nhiệm cho chúng tôi thực hiện sự kiện này.

Bộ sưu tập gồm 37 họa phẩm được họa sĩ Chóe (Nguyễn Hải Chí – 1943 – 2003) dốc hết tài lực hoàn thiện ở những năm cuối đời khi thị lực giảm sút, đôi mắt gần như bị mù lòa, phần nhiều trong số các tác phẩm ấy lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng và những người yêu tranh.

“Ông vẽ như một cuộc dạo chơi, không câu nệ, gượng ép, ông vẽ đầy ngẫu hứng trong mọi lúc, mọi nơi, trên mọi chất liệu. Thường ông hay vẽ về phụ nữ, hoặc ít nhiều có bóng hình người phụ nữ trong đó, và các tác phẩm đều toát lên nét mềm mại, tươi đẹp, lạc quan, giống như tính cách của ông lúc sinh thời” – đó là những tâm sự của nhiếp ảnh gia Hải Đông khi gợi nhớ về người cha mình – họa sĩ Chóe.

“Ngồi trên bàn đinh” – sơn dầu trên canvas


Được người Mỹ chọn là một trong 5 họa sĩ biếm hàng đầu thế giới từ những năm 70-80, nhưng khi miêu tả về mình, họa sĩ Chóe thích dùng từ “hí họa” hơn là họa sĩ biếm, bởi rằng hí họa vừa mang tính châm biếm, nhưng cũng đầy tươi vui giống với tính cách mà mọi người biết đến Chóe. Mỗi khi gợi về Chóe, báo chí trong nước và thế giới đều nhớ ngay đến những tác phẩm hí họa, tranh biếm… nhưng ở một góc độ hoạt động nghệ thuật khác ngoài chuyện viết nhạc, làm thơ, Chóe cũng là người rất thích vẽ tranh sơn dầu. Với ông, bút sắt là nghiệp, còn sơn dầu là đam mê.

“Rừng thưa” – sơn dầu trên canvas

Những bức sơn dầu đầu tiên mà họa sĩ Chóe vẽ là những tác phẩm về gia đình, vợ con, tự tay ông làm bố, căng khung, vẽ không theo một thủ pháp, kỹ thuật hay nguyên tắc chuẩn mực nào, tất cả đều là sự tung hứng, bay bổng, phá cách. Điểm quan trọng nhất của người họa sĩ là màu sắc, nhưng khi gặp bạo bệnh, bị mù lòa sau đợt chữa trị tại Pháp (1998), khi trở về Việt Nam, ông vẫn cầm cọ vẽ, nhưng cách vẽ khi ấy rất khác, cũng vẫn những đường nét quen thuộc nhưng lối sử dụng gam màu mạnh hơn, ông vẽ miệt mài hàng ngày, thoáng chút vội vàng như một lời trăn trối, bởi ông vẽ để dành tặng các tác phẩm ấy cho con.

“Mặt nạ” – sơn sầu trên canvas

Họa sĩ Chóe đã từng thực hiện nhiều triển lãm trong và ngoài nước, nhưng từ khi ông mất đi, đây là lần đầu tiên gia đình ông quyết định mở cuộc triển lãm dành riêng để gợi nhớ về Chóe, để chia sẻ thêm với công chúng một góc nhìn mới, một cảm nhận khác biệt từ những tác phẩm hội họa của Chóe mà gia đình lưu giữ, được lần đầu ra mắt công chúng trong triển lãm chuyên đề “Nhớ Chóe”

*

Thực hiện nội dung: Nguyễn Đình
Ảnh: Hải Đông
Tổ chức: Si Restaurant

 

Ý kiến - Thảo luận

10:27 Wednesday,21.1.2015 Đăng bởi:  ong Bắp

nhớ mặt trước báo Lao Động cách đây 17 năm luôn có tranh của họa sĩ CHÓE


...xem tiếp
10:27 Wednesday,21.1.2015 Đăng bởi:  ong Bắp

nhớ mặt trước báo Lao Động cách đây 17 năm luôn có tranh của họa sĩ CHÓE

 
7:18 Tuesday,20.1.2015 Đăng bởi:  admin
@ Quang Long: Theo tài liệu mà BTC gửi Soi thì bức đó là của chú Chóe anh Long ạ.
...xem tiếp
7:18 Tuesday,20.1.2015 Đăng bởi:  admin
@ Quang Long: Theo tài liệu mà BTC gửi Soi thì bức đó là của chú Chóe anh Long ạ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả