Chính trị

Từ khi ông (Othman) là nguyệt* 23. 05. 13 - 8:56 am

Sáng Ánh

 Lạ là bạn này sắp đặt vầng trăng khuyết ở khắp nơi mà lại không nghĩ đến các chốn Hồi giáo nhỉ.

Ảnh của Leonid Tishkov – người mang trăng khuyết đi khắp nơi

 

Người sáng lập ra đế quốc Ottoman (thế kỉ 13) môt đêm nằm mơ thấy trăng thay vì rụng xuống cầu thì lại rơi vào ngực, tức là điềm sắp làm cha thiên hạ (trong 600 năm liền từ Á sang Âu, Phi). Mặt trăng trở thành biểu tượng của đế quốc này, và bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi giáo nên dần dà được đồng nghĩa với đạo Hồi (chứ bản thân Hồi giáo không có biểu tượng).

Othman I, người sáng lập Đế quốc Ottoman, Sultan 1299-1326.

 

Chiến sĩ của Đế quốc Ottoman giương cờ Trăng khuyết trong tranh của Józef Brandt (“Battle over the Turkish banner”), sơn dầu trên canvas, 1905, mô tả một cuộc đánh nhau giữa Khối Polish-Lithuanian với Đế quốc Ottoman vào khoảng thế kỷ 16-17.

Hội Chữ Thập (được đồng nghĩa với Ki-tô) Đỏ, đến các nước Hồi giáo trở thành Hội Trăng Khuyết (lưỡi liềm) Đỏ. Mặt trăng này thường đi với ngôi sao nhưng không nhất thiết. (Trăng thường đi với bạn sao/ Hôm nay trăng dỗi, làm cao một mình?.)

Trên những bức tường ở Shubra và Ein Shams (Ai Cập), dấu chữ thập của Giáo hội Ai Cập nằm sát cánh với mặt trăng lữi liềm của người Hồi.

 

Hàng chục chiếc lều do Hội Trăng khuyết Đỏ (Red Crescent) của Thổ Nhĩ Kỳ ở trại tị nạn Red Crescent, vùng Benghazi, Libya. Ảnh chụp 18. 6. 2011 của Dai Xuming.

Biểu tượng trên còn có mặt (thì mặt trăng) trên cờ của Tổ chức Liên minh Ả Rập và vô khối quốc gia Hồi trên thế giới. Turkey nhất định rồi, nhưng còn Pakistan, Algeria, Malaysia, Lybia, Tunisia, Mauritania, Maldives, v.v. và kể cả 3 quốc gia thuộc Liên xô cũ, Azerbaijan, Turkmenistan, Uzbekistan.

Sophia Ahmed Sattar (nữ họa sĩ Pakistan), The Crescent Moon (Trăng khuyết),70 x 60 in, sơn dầu trên canvas.

Tuy biểu tượng này làm nghĩ ngay đến Hồi giáo, nhưng tất nhiên nào của riêng ai. Đề nghị Lý Nhã Kỳ làm đại sứ độc quyền cho Trăng trên toàn thế giới và đổi tên thành Thổ Nhã Kỳ.

Nghiên cứu trăng và sao. Tiểu họa Ottoman thế kỷ 17, hiện bày ở thư viện Đại học Istanbul.

Đạo Hồi theo âm lịch, tháng cử Ramadan chẳng hạn, bắt đầu từ lúc nàng trăng hé dáng ngọc ngà.

Cho nên có tranh có cãi trong thế giới Hồi giáo, trăng tháng Ramadan anh ở Saudi thì thấy mà anh ở Indonesia thì chưa. Và tuy hội đồng Hồi giáo ở một nước phải ấn định chính thức là ngày nào, nhưng có chuyện sau: tuy là hàng xóm với nhau, nhưng anh cứ theo Hội đồng Hồi giáo địa phương, trong khi tôi theo Saudi, thì sao đây?

Trong trường hợp này phải cử anh Tishkov đến (để làm trăng khuyết giả?), hay là chị Thổ Nhã Kỳ – đại sứ của Trăng?

*

* Tên bài là nương theo ca từ của “Nguyệt Ca”, Trịnh Công Sơn

 

Ý kiến - Thảo luận

8:57 Monday,24.2.2014 Đăng bởi:  admin

@ Trần Hồng Quang: Đã sửa như bạn nói nhé. Cảm ơn bạn. Nhưng đây là lỗi của Soi, vì phần chú thích ảnh là Soi dịch ra mà lại ú ớ như bạn đã chỉ ra :-)



...xem tiếp
8:57 Monday,24.2.2014 Đăng bởi:  admin

@ Trần Hồng Quang: Đã sửa như bạn nói nhé. Cảm ơn bạn. Nhưng đây là lỗi của Soi, vì phần chú thích ảnh là Soi dịch ra mà lại ú ớ như bạn đã chỉ ra :-)


 
8:04 Monday,24.2.2014 Đăng bởi:  Trần Hồng Quang
Gửi tác giả Sáng Ánh, Ottoman Empire đã bao hàm Ý nghĩa Đế quốc Ottoman rồi, bạn dùng cụm từ Đế quốc Ottoman Empire sẽ bị lập từ, bạn chỉnh sửa lại nhé!
Thân.

...xem tiếp
8:04 Monday,24.2.2014 Đăng bởi:  Trần Hồng Quang
Gửi tác giả Sáng Ánh, Ottoman Empire đã bao hàm Ý nghĩa Đế quốc Ottoman rồi, bạn dùng cụm từ Đế quốc Ottoman Empire sẽ bị lập từ, bạn chỉnh sửa lại nhé!
Thân.
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả