Nghệ sĩ Việt Nam

Sắp diễn ra: Trịnh Lữ vẽ phong cảnh Mỹ 16. 02. 15 - 7:44 am

Thông tin từ BTC


“ĐI VẼ PHONG CẢNH MỸ”
Khai mạc: 4 giờ chiểu Chủ nhật, ngày 1. 3. 2015
Địa điểm: 31-33 Hàng Đồng, Hà Nội
Thời gian: 1 -11. 3. 2015
Mở cửa hàng ngày từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiểu, cho đến cuối ngày 11. 3. 2015

Làn đầu tiên: một họa sĩ Việt Nam đạp xe đi vẽ phong cảnh Mỹ và trưng bày tại phố cổ Hà Nội

67 bức trực họa sơn dầu của Trịnh Lữ, vẽ cảnh thiên nhiên vùng Milwaukee, bên bờ hồ Michigan, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ, sẽ được trưng bày tại 31-33 Hàng Đồng.

Với tên gọi “ĐI VẼ PHONG CẢNH MỸ”, triển lãm còn kể lại câu chuyện ra đời của những bức tranh được trưng bày với cuốn sách“Đi vẽ – Nhật ký hội họa 2014 của Trịnh Lữ”, do Sách Phương Nam và NXB Hội nhà văn vừa ấn hành. Với 70 chương nhật ký ghi lại những ý nghĩ và cảm xúc trong những chuyến đạp xe đi vẽ từ mùa hè đến đầu mùa đông năm ngoái, cùng hàng trăm ảnh chụp và tranh in màu, cuốn sách 170 trang này cũng là hiện tượng “lần đầu tiên” trong sinh hoạt hội họa Việt Nam.

“Nắng cuối hè”, 23x30cm

Trịnh Lữ vẽ phong cảnh với một say mê muốn hồi nguyên với sự sống hài hòa muôn vẻ bao chứa đầy đủ cái Thật, cái Thiện và cái Đẹp của thiên nhiên. Ông lấy tự vấn của mình làm Lời cho triển lãm:

Phong cảnh là gì?
    Là hình tượng của Trời, Đất và Đời.

Vẽ phong cảnh là đi tìm những hình tượng ấy chăng?

    Cũng không hẳn thế?

Vậy thì vẽ gì?

    Vẽ cái hữu duyên chợt Nhìn thấy, Nhận ra.

Gọi là gì?

Là cái “giao cảm” riêng tư giữa mình với cảnh, thấy mình trở thành khóm cây, ngọn cỏ, vệt nắng, vẩn mây… Vang vọng tiếng nhạc đời trầm lắng.

“Cây non lá đó”, 25x50cm

Chắc vì thế mà cùng một quãng lối mòn ven rừng bên sông, ông vẽ nên hàng chục bức tranh, từ hè sang thu đến đầu đông lạnh giá, mỗi bức mỗi rung cảm khác nhau. Tên ông đặt cho tranh là để khai sinh cho cái “giao cảm” mỗi lúc mỗi khác ấy của ông chứ không phải ghi chú cái hình tượng của cảnh.Tất cả tranh trưng bày đều khổ nhỏ, lớn nhất cũng chỉ 30x40cm hoặc 25x50cm, điển hình của khuôn khổ trực họa sơn dầu Âu Mỹ. Nhưng trời đất trong tranh vẫn bao la, sâu thẳm, và bức nào cũnglộ vẻ bồi hồi, tha thiết, trân trọng, sâu xa.

Tại Việt Nam, Trịnh Lữ đã có tiếng là một người dịch văn học, từng được giải thưởng liền trong hai năm 2004-2005 của cả hai Hội Nhà văn, Việt Nam và Hà Nội – với những bản dịch rất được bạn đọc yêu chuộng như Cuộc đời của Pi, Rừng Nauy, Con nhân mã ở trong vườn… Giới mỹ thuật cũng có biết ông qua những tham luận, bài viết và bài dịch của ông về nghệ thuật. Nhưng ở Mỹ, ông được biết đến như một họa sỹ vẽ phong cảnh và chân dung – đã được báo chí nhắc đếntừ những năm 1992, 1993, khi ông có hai triển lãm tại Ithaca, tiểu bang New York.

Sinh năm 1948 tại Hà Nội, ông được cha mẹ – hai họa sỹ Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương Trịnh Hữu Ngọc và Nguyễn Thị Khang, dạy vẽ từ nhỏ cùng các anh chị em trong nhà. Thời học sinh, ông được nhiều giải thưởng của các cuộc thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Thời bom đạn, ông cũng bày tranh trong một số triển lãm nhóm tại Hà Nội. Những năm ở Mỹ, ông giao du với các họa sỹ dòng hiện thực, và nghiên cứu sâu về chất liệu và kỹ thuật trực họa sơn dầu. Một số tác phẩm trong triễn lãm này được ông vẽ bằng màu đất đá mài trộn theo công thức của các bậc thầy cổ điển, với một bảng màu tiết chế nhuần nhị. Ông thử nhiều cách vẽ khác nhau, “để xem trực họa có thể làm được những gì, và đến đâu”.

“Đi vắng”, 35,5x28cm

 

 

Ý kiến - Thảo luận

13:48 Tuesday,17.2.2015 Đăng bởi:  IAIUN
@ĐCĐ
Có điều kiện sang M ngửi tí không khí cho nó thơm ko đc hả anh?
Có ai nói gì đâu nếu anh thích ngửi mùi mắm (các loại) trong bầu không khí ở VN?!! (hay đồ mỹ nghệ của anh cũng có những mùi như thế!!)
...xem tiếp
13:48 Tuesday,17.2.2015 Đăng bởi:  IAIUN
@ĐCĐ
Có điều kiện sang M ngửi tí không khí cho nó thơm ko đc hả anh?
Có ai nói gì đâu nếu anh thích ngửi mùi mắm (các loại) trong bầu không khí ở VN?!! (hay đồ mỹ nghệ của anh cũng có những mùi như thế!!) 
11:25 Tuesday,17.2.2015 Đăng bởi:  cứ từ từ
đề tài không mới, phong cách không mới, rốt cục chẳng có gì mới mẻ lạ lẫm hết , vậy mà sao cái đẹp dung dị đáng yêu ấy lại có thể khiến ta lưu luyến thích thú đến thế, nghệ thuật muôn đời vẫn khó lí giải như zầy
...xem tiếp
11:25 Tuesday,17.2.2015 Đăng bởi:  cứ từ từ
đề tài không mới, phong cách không mới, rốt cục chẳng có gì mới mẻ lạ lẫm hết , vậy mà sao cái đẹp dung dị đáng yêu ấy lại có thể khiến ta lưu luyến thích thú đến thế, nghệ thuật muôn đời vẫn khó lí giải như zầy 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Thế nào thì dã man hơn?

Phó Đức Tùng

Leonardo: Ông nói đúng!

Jonathan Jones - Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả