Bàn luận

NGUYỄN MINH THÀNH: Vấn đề là đến giờ tôi vẫn chưa chán… 03. 10. 11 - 7:27 am

Nguyễn Minh Thành

(SOI: Đây là cmt của họa sĩ Nguyễn Minh Thành cho bài “DƯƠNG ZƠI nói về triển lãm của Trương Tân“. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn tiện theo dõi. Cảm ơn họa sĩ Nguyễn Minh Thành.)

 

“Hương vị xa xôi” của Nguyễn Minh Thành.

Tôi đọc comments của các bài về triển lãm Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình trên SOI, thấy vui sướng vì được khen, thấy buồn vì bị chê và thấy an ủi vì được bênh. Tất nhiên, tôi thích nhất là được toàn lời khen, nhưng điều đó không xảy ra. Sau một lúc buồn vì bị chê, tôi lấy lại được tinh thần và suy gẫm.

Như lời người xưa dạy rằng, lời chê là có ích cho mình tiến bộ, cho nên tôi không buồn nữa và lấy làm biết ơn những người chê. Tôi chỉ muốn gửi tới một số quí vị có comments vài lời giải thích của tôi nhằm đính chính một số ý kiến mà tôi cho là chưa được hiểu một cách ngay ngắn.

Thứ nhất là gửi tới nick HTX TOAN LOI va nick: EM-CO-Y-KIEN

Tranh Cô gái mù quí bạn nói là giống tôi hay giống loạt tranh tự họa của tôi từ hơn chục năm nay thì tôi xin gải thích thế này:

Tôi vẽ một loạt tranh từ những năm 1996, 1997, 1998 và tôi triển lãm. Triển lãm đó tên là Cái mặt tôi. Kể từ đó, tôi không có ý vẽ tôi nữa, tuy nhiên nhân vật trong tranh tôi thì vẫn thế, vẫn là khuôn mặt mà tôi ưa thích. Và cho tới giờ tôi vẫn chỉ thích khuôn mặt như vậy và tôi chưa biết còn thích đến bao giờ. Tôi vẽ những khuôn mặt như người đi mò ốc, mò thấy con này cũng giống con kia nhưng lại mò tiếp. Vấn đề là đến giờ tôi vẫn chưa chán. Như vậy trong tranh của tôi, gọi là tự họa cũng được mà không phải cũng đúng.

Cũng có khi tôi vẽ những chân dung người khác nhưng chỉ là người nào đó cụ thể và tôi vẽ thật giống người đó, dĩ nhiên khi nào vẽ không giống lắm thì rất buồn! Nhưng được cái tôi có khả năng vẽ giống nên thường là giống nhiều hơn không giống lắm. Nếu tôi mà là hội viên hội nghệ sỹ tôi đã làm đơn xin đổi danh hiệu “họa sỹ” của tôi thành danh hiệu “nhà truyền thần”. Và trong tranh cô gái mù tôi tự nhận xét là không giống tôi, vì bây giờ tôi già và xấu lắm, nhưng các bạn vẫn cho là giống tôi thì cũng mừng, nhưng mà cũng hơi xấu hổ. Tôi e sợ là các bạn nhìn bức tranh đó bằng định kiến. Nếu cô gái trong tranh giống tôi thì cũng nên trước hết, sau rồi giống ai thì giống, vì cô ấy không là ai trong đời thực, mà là tôi bịa ra, chứ nếu tôi định vẽ một cô nào đó có thật, thì tôi nhất quyết vẽ cho giống người đó lắm. Vậy thì cô gái ấy giống tôi có gì sai không? Trước thắc mắc của các quí bạn, tôi có thể thêm một tên tranh nữa cho cùng bức tranh ấy là Tôi là cô gái mù.

"Cô gái mù" của Nguyễn Minh Thành, 151 x 80cm, màu nước trên giấy dó

Nick HTX TOAN LOI viết:

“Về hai anh Minh Thành và Quang Huy. Chúng tôi không hiểu hoạ sĩ Dương Zơi đang bảo vệ bạn hay cũng khen đểu bạn? Công nhận sự bứt phá của các anh ở thế kỷ trước. So sánh việc này với việc Picasso cách tân nghệ thuật cũng không sao. Nhưng thử hỏi nếu Picasso sản xuất độ chục bức ‘Guernica’ hay vài tá các bức na ná với ‘Những cô gái vùng Avignon’ rồi đặt tên ná ná kiểu ‘Những cô gái ở Paris’, ‘… gái ở Newyork’ hòng trục lợi thì Picasso có được vinh danh như ngày nay không? Xin chú thích là hình như Pi có vài phiên bản của “girl in Avignon” nhưng đó là quá trình phác thảo tìm kiếm chứ không phải là sản xuất thành phẩm như anh Thành và anh Huy.
Cái đoạn anh Dương Zơi nói về các hoạ sĩ ‘làm CÁCH MẠNG’ rồi bây giờ phải được quyền hưởng thụ, được an nhàn tự sướng nghe hài hước quá. Giống hệt các cuộc cách mạng nửa vời trong lịch sử khi các khai quốc công thần được ban chia kiến ấp, quyền lực để vơ vét. Dân trước đã khổ rồi, sau cách mạng lại khổ tiếp.”

Thứ nhất là, chẳng nên đưa cụ Picasso vào đây và thứ hai, càng không nên lấy cái cách mạng làm ví dụ cho tranh của tôi. Tôi vốn ghét cái cách mạng lắm.

Tôi xin nói quan điểm của tôi về tranh của tôi như sau:

Tôi không dám mong mình có được vinh danh như Picaso. Tôi chỉ dám mong mình có vinh danh như của chính tôi.

Tôi thật may mắn vì đã chọn nghề vẽ. Vẽ tranh làm tôi hạnh phúc. Bên cạnh đó, các bức tranh của tôi giúp tôi kiếm lời. Tôi chỉ bán bức tranh của tôi khi ai đó trả đủ giá mà tôi đặt ra. Đôi khi cũng có discount chút ít. Vẽ tranh là cách tôi trục lợi. Tôi vẽ tự do, thoải mái và dễ dãi. Tôi cảnh báo người mua tranh hay thích tranh của tôi là, hãy cân nhắc kỹ lưỡng. Tôi không chịu trách nhiệm gì về nghệ thuật trong tranh của tôi. Tôi cũng không dám nhận cái gì gọi là “sự bứt phá” hay “làm cách mạng”. Nếu ở đâu, ai đó còn cho tôi làm triển lãm, thế thì tôi còn làm triển lãm và làm nó hết khả năng của tôi. Tôi muốn tranh tôi được nhiều người xem. Nhưng tôi tin vào tranh của tôi hơn tôi tin vào người xem tranh tôi.

“Hôm nay trời đẹp” của Nguyễn Minh Thành

Còn quí bạn có nick ƯNG HOÀNG THÚC viết là: “Em vẫn giữ quan điểm của riêng em là tranh anh Tân anh Thành mãi như tranh thiếu niên vẽ.”

Thì với tôi, tôi rất thích được nghe thế, mặc dù tôi không biết ý bạn là chê hay khen. Nhưng tôi thì coi là khen, hihihi… vì tôi luôn không thích là người lớn. Tôi vẫn còn đang hướng tới vẽ được thiếu niên hơn và thiếu niên hơn nữa. Tôi thường mặc cả với mỗi bức tranh của tôi rằng: ta vẽ mi thì mi phải trả cho ta cái giá bằng một bậc thang để ta leo lên ngôi đền thơ ngây của ta. Và không biết còn bao nhiêu bậc nữa!!!hu hu

Tôi cũng biện minh chút xíu trước những ý kiến như là: tư duy, kỹ năng của tôi dậm chân tại chỗ hay: giờ kém hơn xưa, hay như: hết hào quang rồi… Điều này hoàn toàn đúng! Tôi muốn luôn luôn tỏa hào quang sáng chói lòa lắm chứ! Ông giời keo kiệt của tôi xẹt cho tôi hào quang tí xíu thế rồi tắt ngấm, thế là tôi lại trở về với “cái máng lợn”. Tôi hỏi mãi: tại sao ít thế? Ông chỉ trả lời: mày còn vô khối thời gian. Tôi đang ôm một khối thời gian và thời gian. Thật đúng là: Trời tối đen như mực! Hay cũng có thể gọi là tôi đang đi tìm ánh sáng trong bóng tối đây này! Có ai thấy tôi không? Hic.

Sau cùng tôi gửi lời xin lỗi tới những quí bạn không thích và chưa bao giờ thích tranh của tôi. Tôi, bằng cả vẽ và cầu nguyện để người thích ngày một nhiều thêm, người ghét ngày một ít đi. Cứ thế và cứ thế, trang SOI này sẽ trở nên giàn đồng ca trên thượng giới, nơi toàn lời ca tiếng hát ngân vang vẻ đẹp mà con người tìm ra. Tôi tin là vẻ đẹp sẽ gặp nhau ở chốn tận cùng.

Xin cảm ơn SOI và tất cả các quí vị có comments.

 

*

Bài liên quan:

– Trương Tân tái xuất, Minh Thành và Quang Huy bày tranh mới
– Bùi Gallery lần này có treo đầu dê?

– DƯƠNG ZƠI nói về triển lãm của Trương Tân

– NGUYỄN MINH THÀNH: Vấn đề là đến giờ tôi vẫn chưa chán…

– Thêm ít chi tiết của tối khai mạc “Mình nói gì…”
– Những lời nói riêng tư
– “Mình nói chuyện quái gì” sau khi xem triển lãm này?

– “Nói chuyện gì, khi nói chuyện tình?”

Ý kiến - Thảo luận

8:33 Tuesday,4.10.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN ĐỐI VUI – http://gallery3b.com/artist/HSNguyen/
Như vậy cũng có nghĩa như là khi đứa con tình thần của chúng ta trưởng thành rồi sau đó gả chồng hay cưới vợ cho nó là không còn quan tâm gì nữa? Hết trách nhiệm sao?
...xem tiếp
8:33 Tuesday,4.10.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN ĐỐI VUI – http://gallery3b.com/artist/HSNguyen/
Như vậy cũng có nghĩa như là khi đứa con tình thần của chúng ta trưởng thành rồi sau đó gả chồng hay cưới vợ cho nó là không còn quan tâm gì nữa? Hết trách nhiệm sao? 
3:04 Tuesday,4.10.2011 Đăng bởi:  Dương Việt Linh
Người nghệ sĩ chỉ nên và thật ra là chỉ có thể có trách nhiệm thành khẩn với niềm đam mê sáng tạo của mình. Sự thôi thúc được sáng tạo khiến người nghệ sĩ bắt đầu một tác phẩm. Nhưng trong quá trình tạo nên tác phẩm ấy, dần dần anh ta bị mất đi quyền lực tối thượng. Chính là tác phẩm chứ không phải người nghê sĩ quyết định được nó sẽ như thế n
...xem tiếp
3:04 Tuesday,4.10.2011 Đăng bởi:  Dương Việt Linh
Người nghệ sĩ chỉ nên và thật ra là chỉ có thể có trách nhiệm thành khẩn với niềm đam mê sáng tạo của mình. Sự thôi thúc được sáng tạo khiến người nghệ sĩ bắt đầu một tác phẩm. Nhưng trong quá trình tạo nên tác phẩm ấy, dần dần anh ta bị mất đi quyền lực tối thượng. Chính là tác phẩm chứ không phải người nghê sĩ quyết định được nó sẽ như thế nào.Nếu niềm đam mê sáng tạo là thực, là hiện hữu, nó sẽ giúp người nghệ sĩ chấp nhận việc này. Anh ta chấp nhận việc anh ta chỉ là một công cụ có nhiệm vụ nhìn ra được tác phẩm của anh ta muốn cái gì. Còn chuyện anh ta có nhìn ra được không, nhìn sai hay nhìn đúng lại phụ thuộc vào kiến thức sách vở, những trải nghiệm đời sống... và trên tất cả, đóng vai trò quyết định, một lần nữa lại là sự đam mê sáng tạo. Cuối cùng khi người nghệ sĩ đã trao cho tác phẩm cái mà anh ta nghĩ là nó muốn thì vai trò của anh ta cũng chấm hết. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tản mạn chuyện tượng đài
và đài kỷ niệm

Bài & ảnh: Họa sĩ Đỗ Đức

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả