|
|
|
|||||||||||||
Ở Đâu - Làm GìSắp diễn ra: cuộc “Hội ngộ” của Nguyễn Quý Kiên, Bùi Đức Tạo, Đặng Hồng Vân, Nguyễn Văn Vũ 07. 01. 16 - 8:33 amThông tin từ BTCTRIỂN LÃM MỸ THUẬT HỘI NGỘ Giới thiệu 33 sáng tác hội họa, đồ họa và điêu khắc của nhóm tác giả: Nguyễn Quý Kiên, Bùi Đức Tạo, Đặng Hồng Vân, Nguyễn Văn Vũ Nếu tự hỏi trong khoảng 10 năm qua tại Việt Nam, triển lãm nói chung và triển lãm mỹ thuật nói riêng có bao nhiêu cuộc có tên liên quan đến “hội ngộ”, chắc rất khó trả lời, vì khá nhiều. Riêng trong tháng 1 – 2016 này, cả TP.HCM đã có mấy cuộc như vậy, vì “hội ngộ” thường là ít khi nào hẹn trước giữa những người thân thiết. Như Cao Bá Quát nói: “Nhân sinh hội ngộ an khả thường” (Cuộc nhân sinh hội ngộ khó thường xuyên), triển lãm mỹ thuật Hội ngộ của Nguyễn Quý Kiên, Bùi Đức Tạo, Đặng Hồng Vân và Nguyễn Văn Vũ cũng hình thành từ tinh thần như vậy. Mà vì hội ngộ nên các tác giả rất tự do trong việc góp tác phẩm, không bị ràng buộc hay định hướng vào một chủ kiến, một chủ đích hoặc giám tuyển (curator) nào. Nếu thế giới tranh của Nguyễn Quý Kiên là những ấn tượng lãng mạn về các bến cảng mà tác giả chớp bắt được trên hành trình ra đi, nơi “sương khói mờ nhân ảnh” hay cảnh vật chỉ còn là cái cớ cho nội tâm muốn tỏ bày, một cảm giác hoài nhớ, một tìm kiếm khoảnh khắc yên bình, một đường về nhà xa lắc lư và biệt dạng, một nỗi chờ mong đến se sắt lòng… thì tranh của Đặng Hồng Vân lại là hành trình trở về ấu thời, với các phong vị, trò chơi, công việc, lễ hội… vùng Bắc bộ. Chọn lối biểu hiện kiểu trẻ thơ, dường như tác giả muốn bứt phá khỏi công việc thường nhật, và không gian trường quy của bản thân. Một hành trình trở về, nhưng lại hứa hẹn những khám phá còn hứa hẹn ở phía trước. Nếu Bùi Đức Tạo mang đến triển lãm một ẩn ức màu sắc kiểu “lá diêu bông – tình chị duyên em”, với ấn tượng pha trộn giữa sự phai mờ và rõ ràng, rõ nét nhất là cách chơi màu sắc hơi thiên hướng liêu trai, ngẫu hứng, nó cho thấy sự nhạy cảm trong việc nắm bắt cái đẹp vốn rất mong manh… thì Nguyễn Văn Vũ lại là một ngôn ngữ khá hiện thực, từ chất liệu (điêu khắc) cho đến câu chuyện (biểu hiện tính hương xa của văn hóa H’Mông) đều khác. Anh giống Nguyễn Quý Kiên khi mô tả ngoại giới (trong khi Đặng Hồng Vân và Bùi Đức Tạo mô tả nội giới), nhưng cái cách của anh là bàng quan với thực tại. Nếu Nguyễn Quý Kiên muốn chi phối thực tại, thì Nguyễn Văn Vũ muốn thực tại (câu chuyện H’Mông) chi phối lấy mình.
Cho nên, duyên hội ngộ ở đây cũng là cái duyên của những câu chuyện tự do được ráp nối, để qua đó hòa thành một cuộc chơi miên viễn, ngẫu hứng.
Ý kiến - Thảo luận
11:30
Monday,11.1.2016
Đăng bởi:
Nguyễn Huy
11:30
Monday,11.1.2016
Đăng bởi:
Nguyễn Huy
CÓ LẼ CHỈ CẦN MỘT CHỮ “DUYÊN”
Nguyễn Huy Nếu được cho phép đặt lại tên cho cuộc triển lãm mang tên “Duyên Hội Ngộ”, Tôi sẽ ... đặt một cái tên ngắn hơn và “Duyên” hơn. Đơn giản là một cuộc triển lãm giới thiệu tác phẩm của những tâm hồn đồng điệu nhưng không trùng lắp, không câu nệ, không ngại ngần và không cùng khuynh hướng sáng tác. Nhưng tất cả cùng đến với nhau trong một cuộc triển lãm chung, một sự gặp gỡ nhau nhẹ nhàng như một buổi cà phê chiều cuối tuần tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Thành phố Hồ chí Minh để cùng nhau hàn huyên tâm sự. Đó là Đặng Hồng Vân, đó là Nguyễn Quý Kiên, đó là Nguyễn Văn Vũ và Bùi Đức Tạo. Họ cùng đến với nhau, cùng chia sẻ, cùng chuyện trò, cùng bù khú và cùng nhau nói về mình. Họ nói với nhau bằng những “ngôn ngữ riêng”, ngôn ngữ của họ không phải bằng lời nói mà họ diễn đạt bằng màu sắc, bằng hình ảnh, bằng nhịp điệu, bằng bố cục và hơn hết là bằng ngữ điệu tâm hồn. Trong cái cuộc miên mang này, khi trên “bầu trời nghệ thuật” đầy rẫy những “ngôi sao” những “cái tôi” vĩ đại, những thị phi, những ồn ào và những “tác phẩm lớn”... tự phong thì bất chợt trong một góc khuất của tâm hồn, một khóc khuất của thế giới nội tâm, một góc khuất của “sự sáng tạo vĩ đại”... hiện hữu một câu chuyện âm trầm và đầy nhân duyên. Chỉ là một câu chuyện nhỏ nhưng là cánh cửa mở ra muôn vàn câu chuyện sắc màuvà nhịp điệu qua cách kể của chính những người trong cuộc. Họa sỹ Đặng Hồng Vân nói về thế giới của mình qua những âm hưởng khúc đồng dao của tuổi thơ, những cánh đồng lúa rực vàng đợi chờ người gặt, những câu chuyện tình lứa đôi bên điệu vũ Apsara của những nàng tiên nữ chăm-pa phồn thực. Nguyễn Quý Kiên, họa sỹ vừa trở về từ Pháp quốc, nơi đã dung dưỡng, bảo bọc anh trong hành trình đi tìm cái đẹp nội tại và là nơi khởi nguồn để cảm xúc hóa thân. Một sự hóa thân “ấn tượng” bất kể sự cách biệt về không gian, thời gian. Khi xem tranh của anh, người ta có thể nghĩ ngay đến Claude Manet bởi thủ pháp “pain-smog” một họa sỹ tiên phong cho trường phái ấn tượng. Nhưng qua góc nhìn riêng của Nguyễn Quý Kiên, “ấn tượng” của anh mộng mị và đằm thắm. Mộng mị và đằm thắm, cũng là cách diễn đạt của họa sỹ Bùi Đức Tạo. Tuy nhiên ngôn ngữ của anh lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Những tác phẩm mang phong thái biểu hiện bán trừu tượng tưởng chừng như không mới với các trào lưu hội họa hiện đại nhưng qua góc nhìn của anh, biểu hiện bán trừu tượng như thơ, như nhạc, đa sắc màu và lãng mạng. Một sự lãng mạng... hồn nhiên mà đầy toan tính. Tranh của anh là cả một thế giới nội tâm, một sự tranh đấu giữa thực tại và mộng ảo, một thế giới của sắc màu và huyễn hoặc, và hơn tất cả là một cá tính rõ nét, một cá tính có phần tôn vinh vái tôi viên mãn của bản thân. Nhưng... cần thiết. Góp mặt cùng ba họa sỹ là nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ, điêu khắc của Nguyễn Văn Vũ là cảm hừng từ những vũ điệu của miền tây bắc. Ngôn ngữ điêu khắc của anh là sự pha trộn giữa mảng miếng và hiện thực. Những khối hình chồng, mờ, ẩn hiện nhưng chắc khỏe của điêu khắc tượng đài được anh vận dụng uyển chuyển và khéo léo trong tác phẩm, tránh được cảm giác khô cứng đơn điệu. “thiếu nữ H’ mông” của anh làm người xem thấy được vẻ phồn thực, khỏe khoắn nhưng không mất đi nét dịu dàng e ấp của người thiều nữ vùng cao. Xem qua loạt tác phẩm của ba họa sỹ và một nhà điêu khắc, dù là những ngôn ngữ riêng, cách diễn đạt riêng và cá tính riêng, nhưng hơn hết là tất cả đã tìm thấy nhau trong cảm hứng sáng tạo, họ tìm thấy nhau mà không hẹn trước, họ tìm thấy nhau trong cõi nhân sinh rộng lớn, họ tìm thấy nhau như một sự tình cờ, họ tìm thấy nhau đơn giản chỉ là họ... cảm được nhau.Có lẽ “Duyên Hội Ngộ” chỉ cần một chữ “Duyên” là đã trọn vẹn và đủ đầy để khởi nguồn cho một cái tên mà “nhân sinh hữu hạn” vẫn mê mải đi tìm.
21:06
Friday,8.1.2016
Đăng bởi:
Nguyên Lê
sao đến tận ngày 15 mà lại để chỉ đến 14 nhỉ!!?
...xem tiếp
21:06
Friday,8.1.2016
Đăng bởi:
Nguyên Lê
sao đến tận ngày 15 mà lại để chỉ đến 14 nhỉ!!?
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Nguyễn Huy
Nếu được cho phép đặt lại tên cho cuộc triển lãm mang tên “Duyên Hội Ngộ”, Tôi sẽ ... đặt một cái tên ngắn hơn và “Duyên” hơn. Đơn giản là một cuộc triển lãm giới thiệu tác phẩm của những tâm hồn đồng điệu nhưng
...xem tiếp