|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamSao gán ghép nhiều ý nghĩa thế? 02. 01. 11 - 12:16 pmMthanh(SOI: Đây là cmt của bạn Mthanh trong bài “Dấu thăng: 7 nghệ sĩ đều thăng“. Soi xin đưa lên thành bài nhỏ để có thể đưa hình vào cho các bạn dễ theo dõi) Sao vẽ tranh mà lại có thể gán ghép nhiều ý nghĩa đến thế? Ý niệm chỉ được hình thành nhờ những ký hiệu mà họa sĩ thể hiện trên tranh, nếu nói về ý nghĩa thì tất cả mọi thứ tồn tại trên bức tranh đều phải có lý do và là những ký hiệu thuyết phục, nhưng thực sự trong triển lãm Dấu Thăng, theo tôi, dưới góc nhìn của nghệ thuật ý niệm, các nghệ sĩ đã không làm được điều ấy, rất mơ hồ, không ý thức mình vẽ gì, tại sao lại vẽ thế. Còn nói theo tranh giá vẽ thì chỉ đơn giản giống như một bài học của sinh viên học về bút pháp và hình họa. Cái gì biểu hiện chính xác cho chất thiền của Võ Duy Đôn? Nếu nói và phân tích ý nghĩa từ hình ảnh thì việc mà khỏa thân hai tay chống ra phía sau có liên quan gì đến “thiền”? Nếu việc hình ảnh đó chỉ phục vụ cho bố cục và không có ý nghĩa gì thì chắc chắn là bài hình họa chứ còn gi nữa? Tôi cũng chưa thấy sự thuyết phục từ sắp đặt của Lã Huy, tại sao sáp lại liên quan tới phở, hay là sáp chỉ đơn thuần là chất liệu dễ làm giả, làm như vậy có phải là chỉ đơn thuần là minh họa bằng cách sắp đặt không? Đây là sự non kém về nghề cũng như sự lập luận logic trong tác phẩm. Mạc Hoàng Thượng quá dễ dãi với cái chân dung của mình, không lột tả được điều gì ngoài hình khối, ừ thì đó là chân dung… nhưng nói gì? Việc vẽ đàn bà đàn ông hay cả hai có ý nghĩa đối với Hoàng Thượng hay không, hay chỉ là chân dung mang hiệu ứng thị giác chung chung? Ai mà chẳng có thể vẽ được chân dung theo cách của họ, nhưng ý tưởng là gì mới quan trọng chứ? Tranh của Phương Quốc Trí nếu chỉ là hiệu ứng thì chỉ cần dùng kỹ thuật photoshop chỉnh thành bút pháp rồi chép lại là xong, không lẽ chỉ dừng lại ở hiệu ứng thôi sao? Tranh của Nguyễn Sơn giống như bao bức chụp hình nghệ thuật, xuất hiện nhan nhản trên những trang web, thoạt đầu nhìn tôi nghĩ rằng anh có ý gì ở đó nhưng xem lại anh không có ý gì cả chỉ muốn phô diễn cho mọi người xem khả năng chụp hình bằng vẽ của anh, sao lại có thể dễ dãi thế? Hay là các họa sĩ quá cao siêu đến mức mà thời này không ai có thể hiểu được họ? * Bài liên quan: – Từ 25 quyết đi xem Dấu Thăng Ý kiến - Thảo luận
23:57
Thursday,6.1.2011
Đăng bởi:
hoang bao
23:57
Thursday,6.1.2011
Đăng bởi:
hoang bao
Tôi đọc bài của bạn mà cảm nhận thấy bạn hiểu theo kiểu phiến diện quá bạn mthanh ơi. Nếu mà gọi là sao y bản chính thì không thể gọi là ảnh hưởng được mà đó goi là SAO TRANH. Bạn đừng nhầm lẫn vậy. Bạn thử đi hỏi bất kì nghệ sĩ nào xem xem người ta trả lời thế nào bạn nhé... Còn về sự thông minh của Trí như bạn nói thì tôi thấy buồn cười quá, và khi bạn nói về anh TÔNG phải học hỏi thêm TRI tôi lại càng buồn cười. Nó chả khác gì bây giờ ai đó vẽ giống hệt NHẠC MẪN QUẦN kĩ thuật giống hệt nhưng nhỉnh hơn thì chắc NHẠC MẨN QUẦN phải học hỏi nhỉ. Thứ 3, điều bạn nói về VAN GOGH lại càng nhầm nữa. Van Gogh chép bức tranh đó nhưng với 1 tinh thần khác hẳn... Bức "Các cây mận đang nở hoa" là khắc gỗ. Đó là giai đoạn đầu của ông, nhưng rất nhiều tác phẩm sau này của ông đã định hình và được đánh giá cao thì không phải do vẽ lại tranh Nhật Bản. và bạn nên hiểu thành công của ông là do cái gì, là do ngôn ngữ mới mẻ của ông trong giai đoạn đó. Bạn nên đọc lại cả giai thoại và cuộc đời của ông đi. Hay trong quyển sách "Những ngôn ngữ và hình thức biểu đạt của những danh họa thế giới" nhé... Thân ái quyết thắng.
15:32
Thursday,6.1.2011
Đăng bởi:
mthanh
Bạn Hoàng Bao à, tôi vẫn không thấy sự thuyết phục về cách mà bạn nói rằng Trí copy, vì nếu copy thì phải sao y bản chính, nhưng ở đây tranh Trí chỉ là những chân dung cận môi buông lỏng và được kết hợp với những đường vân cách điệu làm cho cái chân dung ấy khác đi rất nhiều so với chân dung thông thường, mà theo bạn đường vân là copy của Lê Trần Hậu Anh, tô
...xem tiếp
15:32
Thursday,6.1.2011
Đăng bởi:
mthanh
Bạn Hoàng Bao à, tôi vẫn không thấy sự thuyết phục về cách mà bạn nói rằng Trí copy, vì nếu copy thì phải sao y bản chính, nhưng ở đây tranh Trí chỉ là những chân dung cận môi buông lỏng và được kết hợp với những đường vân cách điệu làm cho cái chân dung ấy khác đi rất nhiều so với chân dung thông thường, mà theo bạn đường vân là copy của Lê Trần Hậu Anh, tôi nghĩ bạn đang khen trí thì đúng hơn vì cái hay nhất của một họa sĩ là ở chỗ biến tất cả mọi thứ lượm lặt rời rạc được thành cái của riêng mình làm cho những thứ hoàn toàn khác biệt nhưng lại có thể nằm bên nhau một cách hợp lý trớ trêu!
Nếu bạn nhìn tranh của Trí mà vẫn thấy một chỉnh thể hài hòa thì bạn nên nghĩ ngược lại anh Tông phải học Trí để phát triển phong cách của mình một cách đa dạng hơn! Chưa kể ngay cả tranh những gương mặt vô hồn và màu sắc xám lạnh của đã có rất nhiều nhiếp ảnh gia Trung Quốc và Mỹ đã sử dụng rất nhiều! Ngay bản thân VINCENT VAN GOGH nếu bạn tìm hiểu thêm chút nữa sẽ thấy ông ta không những là người bị ảnh hưởng mà ông ta đã từng "chép "rất nhiều tranh khắc gỗ của nhật bản chỉ thay đổi màu sắc và bút pháp như bức “Các cây mận đang nở hoa” (Plum Trees in Blossom-1888) là thí dụ điển hình, tôi nghĩ rằng chính bạn mới đang lầm lẫn giữa copy và ảnh hưởng kế thừa. Vẫn quan điểm trên tôi cho rằng những điều bạn phệ bình Trí vẫn chỉ là bề ngoài và tiểu tiết, tôi nghĩ tranh của trí có rất nhiều chỗ đáng bàn nhưng không phải là cách so sánh của bạn. Cảm ơn bạn, nếu có dịp mình gặp nhau cafe sẽ có đủ thời gian để nói chuyện nhiều hơn! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp