Nghệ sĩ thế giới

Wayne Thiebaud: kỷ luật, cần mẫn làm nên điều mới mẻ14. 12. 21 - 10:58 am

Quala tổng hợp và dịch

.

Wayne Thiebaud là một trong những gương mặt nghệ thuật Mỹ quan trọng của nửa sau thế kỷ 20. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2018, khi đã 98 tuổi, Thiebaud nói tên của ông khéo phải có tới 50 cách đọc khác nhau. Cách đọc đúng là “Tee-bo.”

Phong cách của Thiebaud là một sự pha trộn giữa chủ nghĩa tả thực với biểu hiện trừu tượng. Suốt 70 năm, Thiebaud đã vẽ không ngừng nghỉ và nhất quán với phong cách ấy dù đề tài có là tả người, tả phong cảnh, tả con vật, hay tả bánh kẹo.

“Chuối, 1963”. Sơn dầu trên toan. 35.6 × 45.7 cm

Thiebaud sinh tại Arizona, theo cha mẹ tới Utah làm ruộng. Việc không thành, gia đình ông về Long Beach, tại đây ông theo học lớp nghệ thuật đầu tiên và có một mùa hè vào thực tập ở xưởng Walt Disney. Vào quân đội, trong lúc làm việc ở xưởng cơ khí, ông tham gia một bài thi chọn người minh họa cho quân đội. Bài của ông vẽ chuột Mickey và ông đã được nhận công việc ấy. Chuột Mickey về sau vẫn là một trong những đề tài của ông.

“Mickey Mouse,” 1988, by Wayne Thiebaud

Vào những năm 1960s, Thiebaud vẽ một loạt tranh về bánh ngọt, kem ốc quế, kẹo mút, những chiếc máy bán hàng tự động. Những bức tranh này có được nhờ ký ức ông về những ngày còn trẻ làm việc trong một quán cà phê có tên Mile High &Red Hot, “Mile High” là kem còn “Red Hot” là hot-dog. Nét cọ của ông trong loạt tranh ấy dày và nặng, cho cảm giác đúng như kem trét lên bánh.

.

.

.

Vào tháng Bảy năm 1962, một bức có tên “Bốn máy pinpall” của ông đấu giá thành công 19 triệu đô la – một kỷ lục cho tranh của Thiebaud.

“Four Pinball Machines,” 1962,

Nhưng Thiebaud cũng nổi tiếng với những bức vẽ phong cảnh thành phố. Ông vẽ những tòa nhà cao thấp, những con đường dốc, cây cỏ màu sắc ngọt ngào.

Wayne Thiebaud, “Park Place, 1995”. Màu nước, bột màu, chì màu, graphite, và pastel,

Các nhà phê bình coi Thiebaud là một gương mặt lớn của dòng Pop Art do chủ đề của ông là những đồ vật của văn hóa đại chúng. Tuy nhiên ông tự coi mình là một họa sĩ kiểu cổ, làm việc chảm chỉ, vẽ cẩn thận, tranh có chiều sâu cho dù chỉ tả mấy miếng bánh ngọt. Ông không thích những bức tranh “phẳng lì” và “cơ học” của Andy Warhol, và dù giới phê bình có coi ông là gương mặt lớn của Pop Art thì bản thân ông không coi mình thuộc dòng này. Ông vẽ cẩn thận, dùng màu dày, mô tả đậm nét các chủ thể, nhấn mạnh các đường viền. Tranh của ông tĩnh mà không lặng.

Wayne Thiebaud, “Buffet, 1972-75”. Sơn dầu trên toan.

Thiebaud bắt đầu đi dạy hội họa vào những năm 1960 tại Đại học California, và ông dạy ở đó suốt cho tới năm 1991. Khi nghỉ rồi, ông lại tiếp tục dạy không nhận lương thêm 12 năm nữa. Ông say mê đọc sách và thích đọc thơ cho sinh viên nghe. Ông luôn nhấn mạnh vào kỷ luật làm việc theo lối truyền thống, yêu tả thực, lấy cần mẫn làm một thứ trợ lực cho sáng tạo.

Năm1961, Thiebaud gặp và làm bạn với nhà buôn nghệ thuật Allan Stone (1932–2006), người rất có công trong việc bán tranh cho ông. Stone là người bán tranh cho Thiebaud mãi đến khi qua đời vào 2006. Sinh thời, Stone nói về Thiebaud như sau: “Tôi vui thích được làm bạn với một con người tài năng và phức tạp, một thầy giáo kiêm một đầu bếp cực giỏi, một họa sĩ vĩ đại mà đường cọ thần kỳ của ông chỉ thua mỗi sự khiêm tốn và nhún nhường của ông. ” Sau khi Stone qua đời, con trai của Thiebaud là Paul Thiebaud (1960–2010) đảm nhiệm việc bán tranh cho bố. Anh là một nhà buôn nghệ thuật thành công, có nhiều gallery tại Manhattan và San Francisco. Đáng buồn là anh mất sớm quá, vào tháng Sáu năm 2010.

Wayne Thiebaud, “Clown’s spirit/Hồn hề”, 2018

Năm 1994, Thiebaud nhận Huân chương Nghệ thuật Quốc gia (National Medal of Arts), là phần thưởng cao nhất mà chính phủ Mỹ tặng một nghệ sĩ.

Vào ngày 15 tháng Mười Một năm 2020, Thiebaud kỷ niệm ngày sinh thứ 100 của mình. Ông hiện sống ở Sacramento, trong cùng một ngôi nhà đã sống suốt 50 năm nay. Sáng ra ông vẽ ở xưởng tại nhà, chiều vẽ ở một xưởng khác, cần mẫn và trung thành với hiện thực sắc nét và trong lành. Thời gian rảnh, ông chơi quần vợt, tại một câu lạc bộ quần vợt ông vẫn chơi suốt bao nhiêu năm; lúc nào ông cũng nghiêm chỉnh quần dài trắng, áo sơ mi tay dài trắng, Thuốc bổ cho sáng tạo, với ông, luôn luôn là kỷ luật.

Wayne Thiebaud, “Ác thú và chú hề”, sơn dầu trên toan

Tranh của Thiebauds được bày ở nhiều bảo tàng: tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại San Francisco có 58 bức của ông trong bộ sưu tập thường xuyên. Bảo tàng de Young Museum có 5 bức tranh và 378 bức tranh in của Thiebaud. Bảo tàng Oakland củaof California có 34 bức. Đại học Stanford có 13 bức. Bảo tàng Nghệ thuật Jan Shrem and Maria Manetti Shrem tại UC Davis có 9 bức tranh, 19 ký học và 62 tranh iin của ông…

Wayne Thiebaud, “Hề giải cứu” 2014

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tức quá, người ta cứ nghĩ là SOI giỏi

Bạn Thành và Soi (tranh luận với nhau :-)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp