Khác

Vĩnh biệt Richard Hamilton –
cha đẻ của dòng Pop Art 16. 09. 11 - 5:35 pm

Pha Lê dịch

 

Richard Hamilton

NEW YORK – Gallery Gagosian rất đau lòng khi thông báo rằng nghệ sĩ Richard Hamilton đã qua đời vào sáng hôm 14. 9. 2011. Ông được ví như cha đẻ của dòng Pop Art; sau sự kiện này, giới nghệ thuật đã mất đi một nhân vật hàng đầu, một tài năng sáng tác cũng như một trí tuệ xuất chúng. Richard để lại rất nhiều tác phẩm thuộc mọi lĩnh vực: từ tranh vẽ đến tranh in, từ điêu khắc đến typography và các tác phẩm cắt ghép tổng hợp. Ông là một nghệ sĩ đi đầu, với kỹ năng điêu luyện không ai bì kịp, sức sáng tác vô tận, và một uy lực bền bỉ. Lòng đam mê ông dành cho tính chân thật của những hình ảnh về xã hội hiện đại, cũng như những ẩn ý về chính trị và về đạo đức của chúng đã giữ chân Richard trong đội quân tiên phong của nghệ thuật đương đại. Tầm ảnh hưởng của Richard đối với các thế hệ nghệ sĩ mai sau lớn không kể xiết.

Dù tiếng tăm nổi như cồn, Richard chưa từng đánh mất khiếu hài hước, sự năng động, sự sắc sảo, và tính khiêm tốn bẩm sinh. Chỉ vài ngày trước, ông vẫn còn đang sốt sắng chuẩn bị cho cuộc triển lãm lớn – về những tác phẩm tiêu biểu của ông – để đem đi trưng bày tại các bảo tàng ở Los Angeles, Philadelphia, London, và Madrid; triển lãm dự định sẽ kéo dài từ năm 2013 đến 2014.

Tác phẩm cắt ghép Just what is it that makes today’s homes so different, so appealing? (1956) (Điều gì làm ngôi nhà thời nay khác biệt và hấp dẫn đến thế?) của Richard William Hamilton được giới phê bình đánh giá là một trong những tác phẩm đầu tiên của dòng Pop Art.

Just what is it that makes today’s homes so different, so appealing?

Ông viết định nghĩa cho dòng nghệ thuật trên trong bức thư gửi ông bà Smithson (Alison Smithson cùng chồng, Peter Smithson, là hai kiến trúc sư người Anh) vào ngày 16. 1. 1957: “Pop Art: mang tính đại chúng, chóng tàn, dễ vứt bỏ, kinh phí thấp, được sản xuất hàng loạt, trẻ trung, dí dỏm, quyến rũ, phóng đại, hào nhoáng, và là một hình thức kinh doanh béo bở“. Định nghĩa này nhấn mạnh chất dân dã, thường nhật của Pop Art. Từ đó, ông lấy những mẩu quảng cáo trong các tạp chí và trong nhiều số báo khác nhau để thực nhiện các tác phẩm cắt ghép của mình.

.

Vào những năm 70, ông bị công nghệ mới hấp dẫn, và lái những tiến bộ mà ngành thiết kế ứng dụng đã đạt được sang cho mảng nghệ thuật cao cấp, nhằm mục đích đưa nghệ thuật đến với nhiều người xem hơn nữa. Ông thực hiện hàng loạt dự án, chúng đã làm mờ đi ranh giới giữa ‘tác phẩm nghệ thuật’ và ‘sản phẩm được thiết kế theo dạng công nghiệp’; trong đó phải kể đến một bức tranh vẽ chiếc Radio đẹp tuyệt mỹ được đặt cạnh cái vỏ của một chiếc máy tính Diab cổ lỗ.

Cuối những năm 70 này, Richard tập trung nghiên cứu các phương pháp in ấn – theo lối kếp hợp rất lạ cũng như phức tạp. Năm 1977-78, ông liên tục bắt tay hợp tác với nghệ sĩ Dieter Roth, sự chung sức này cũng khiến khái niệm “tác phẩm là của độc một tác giả” bị xóa nhòa.

4 chân dung tự họa

 

.

 

.

 

“Bàn”

 

Tác phẩm nổi tiếng “Swingeing London” của Hamilton, thể hiện ca sĩ Mick Jagger và nhà buôn nghệ thuật Robert Fraser khi bị bắt vì tàng trữ heroin hồi 1967.

 

.

 

*

Mời các bạn đọc thêm về Richard Hamilton:

– Vĩnh biệt Richard Hamilton – cha đẻ của dòng Pop Art   
– Triển lãm lớn của Richard Hamilton – cha đẻ dòng Pop Art

 

Ý kiến - Thảo luận

23:01 Saturday,17.9.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN TIẾC THƯƠNG
Qua một vài bài viết gần đây, Làng pop art ở Việt nam đang được công chúng đón nhận.
...xem tiếp
23:01 Saturday,17.9.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN TIẾC THƯƠNG
Qua một vài bài viết gần đây, Làng pop art ở Việt nam đang được công chúng đón nhận. 
7:28 Saturday,17.9.2011 Đăng bởi:  Giời Ơi
Ecyk ơi! Hỏi đã là trả lời rồi mà. Tên của người đưa nghệ thuật quần chúng vào VN là "Quần chúng".
...xem tiếp
7:28 Saturday,17.9.2011 Đăng bởi:  Giời Ơi
Ecyk ơi! Hỏi đã là trả lời rồi mà. Tên của người đưa nghệ thuật quần chúng vào VN là "Quần chúng". 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Marina Abramovic - Tuyên ngôn đời nghệ sĩ

Marina Abramovic – Khôi Nguyên dịch

Hợp thể nói về hợp thể

Phan Phương Đông

Phê bình: siêu nghệ thuật?

John Ryan Recabar – Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả