Ở Đâu - Làm Gì

Nghệ thuật. Đàn bà. Hà Nội. 07. 03. 11 - 9:50 pm

.

HÀ NỘI – ĐÀN BÀ – NGHỆ THUẬT

Triển lãm mỹ thuật của Câu lạc bộ nữ họa sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Hà Nội
Khai mạc 8. 3. 2011
Kéo dài đến (khi nào – có bạn nào biết không?)
Ngôi nhà nghệ thuật (Maison des arts), 31A Văn Miếu, Hà Nội

*

(Soi cứ thắc mắc sao tên gọi cuộc triển lãm mỹ thuật của Câu lạc bộ nữ họa sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Hà Nội  không là Hà Nội – Phụ Nữ – Nghệ Thuật, hay đảo chữ lại thành Nghệ Thuật – Đàn Bà – Hà Nội? )

Triển lãm trưng bày gần 60 tác phẩm sơn dầu, sơn mài, lụa, đồ họa, tranh dán vải của 19 nữ họa sĩ Hà Nội và một họa sĩ Nhật Bản Saeko Ando.

Trong triển lãm sẽ có tranh của họa sĩ Vũ Giáng Hương với bút phát hiện thực cổ điển.

Họa sĩ Đỗ Kim Đoan chắt lọc và cách điệu những nét đẹp trên gương mặt, đồ trang sức và trang phục vốn gắn bó với nữ giới.

Họa sĩ Đỗ Thị Ninh bằng bút pháp chắc khỏe vẽ Hồ Gươm và tháp rùa.

Họa sĩ Phạm Kim Bình vẽ cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn với lối vẽ trực họa, nhiều tình cảm.

Họa sĩ Công Kim Hoa với bút pháp hiện đại tung hoành trong màu sắc và các chất liệu phụ trợ.

Họa sĩ Mai San vẽ hoa sen với phong cách biểu hiện.

Họa sĩ Đặng Bích Ngân vẽ phụ nữ với bút pháp tả thực có thiên về đồ họa.

Họa sĩ Lê Kim Mỹ vẽ những bình gốm cổ bằng chất liệu sơn mài phủ cánh dán.

Họa sĩ Hà Khanh vẽ sơn dầu khổ lớn.

Họa sĩ Bùi Lan Phương dùng màu sắc tương phản vẽ Hà Nội bốn mùa.

Họa sĩ Nguyễn Phương Lan làm tranh dán vải với hàng nghìn miếng vải nhỏ, tạo nên phố cổ Hà Nội, hoa, chân dung…

Họa sĩ Đặng Hồng Hải vẽ phong cảnh.

Họa sĩ Phạm Thị Nghĩa với bút pháp siêu thực trình bày tâm sự của thân phận phụ nữ.

Họa sĩ Thanh Tâm bút pháp tối giản, mảng màu phẳng như tranh dân gian, vẽ cảnh thanh bình đồng quê.

Các nữ họa sĩ Vũ Thu Hiền, Nguyễn Vũ Quyên, Nguyễn Thu Thủy giới thiệu các tác phẩm đồ họa.

Điêu khắc gia Đỗ Hồng Hạnh với tác phẩm gò đồng.

*

Cuối cùng, một người rất quan trọng – vì là khách – thì không thấy nhắc tới trong phần “điểm bút pháp” của thông cáo báo chí này: đó là họa sĩ Nhật Saeko Ando. Thôi, đằng nào cũng đến xem tranh của chị tận nơi mà! Nhưng vài chi tiết cho bạn nhé: Saeko Ando đến Việt Nam năm 1995 trong một chuyến du lịch, vì yêu mến mà ở lại và học sơn mài. Chị vô cùng say mê sơn mài, từng lập một công ty dạy làm sơn mài, bản thân có nhiều triển lãm tranh sơn mài tại cả hai nước, và trong lòng luôn luôn nghĩ kiếp trước mình là người Việt Nam. (Chà, đến đây Soi nghĩ kiếp trước chắc chắn chị đã tu rất khéo nên kiếp này chị được làm người Nhật 🙂

8. 3, xin chúc triển lãm của các chị thành công.

Chúc các chị một ngày phụ nữ hạnh phúc.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vô cảm đến mức này thì bỏ xừ cái nền Mỹ thuật Việt

Bài của Hoàng Lan Anh từ Người Lao Động - Soi bình luận

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả