Bàn luận

Có lẽ cái đám đông ấy đã từng làm tổn thương anh Giang 13. 03. 17 - 10:53 pm

Ai đó trong đám đông

Minh họa của David Hayward 

Chỉ trích cái ác của đám đông không phải không đúng. Nhưng đặt nó cạnh hành vi đến thăm cô gái mà tác giả thánh hóa lên thành “nghi lễ tái hòa nhập” làm cho bài viết có một gì vừa giả tạo, vừa trịch thượng, lại có gì đó dường như là…hằn học!?

Trong câu chuyện này, tôi không cảm nhận được sự khoan dung hay lòng trắc ẩn của tác giả, mà lại thấy rất rõ cái động cơ hoàn toàn cá nhân của anh ta. Cô gái chỉ là bàn đạp để tác giả cùng lúc thực hiện hai hành động: tự thánh hóa mình qua dáng vẻ của cái thiện và hạ nhục đám đông mà anh ta dán lên nó nhãn hiệu cái ác.

Có lẽ cái đám đông ấy đã từng làm tổn thương anh ta. Và bài viết này cũng như cuốn sách nọ chỉ là một hành vi trả đũa. Cũng bình thường. Vấn đề ở chỗ tác giả đề cập đến quá nhiều những phẩm chất mà chính mình không có. Sự cương cứng, lên gân lên cốt của cái thiện không giúp cho ai tốt đẹp hơn, không làm cái ác bớt ác đi, và cũng chẳng giúp gì cho cô gái, đối tượng mà thực ra anh ta chả quan tâm gì hơn một cục đá bên đường mà anh ta dùng để đạt được mục đích của mình.

Minh họa của David Hayward 

*

Còn một vấn đề nữa mà tôi thấy khó chịu ở bài viết của anh Giang. Đó là sự phiến diện.

Tôi không nghĩ rằng một trí thức ở cái thời đại này, khi nhìn nhận một vấn đề nào đó lại chỉ thấy có một chiều. Và nếu có một vị đó, nếu không phải bằng cấp học vị của anh ta là đồ giả, thì tôi buộc phải nghi ngờ hoặc sức khoẻ tinh thần của anh ta, hoặc mục đích của anh ta có vấn đề!

Ngay cả khi chủ đề chính của cuốn sách là cái tiêu cực của hiệu ứng đám đông, thì mặt tích cực của nó trong việc cải tạo xã hội (như một số còm ở đây) cũng nên được đề cập, dù chỉ chục phần trăm và dù chỉ để cho người đọc thấy tác giả còn đủ… tỉnh táo. Tất nhiên, đó là trong trường hợp tác giả nhận thức được và động cơ trong sáng.

Vả lại, không biết tác giả có nhận ra không, nhưng cái thiện và cái ác không phải lúc nào cũng dễ nhận ra đâu… Gần như chả có ranh giới gì giữa chúng cả và bộ mặt của chúng biến đổi khôn lường lắm! Không có hành vi nào tuyệt đối là thiện hay ác, chúng biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố cách nhìn. Như hành vi đến gặp cô gái của tác giả đối với chính tác giả và nhiều người khác thì nó là hành vi thiện, nhưng đối với tôi nó là hành vi ác, vì nó giả dối, tôi không cảm nhận được lòng trắc ẩn chân thật mà chỉ thấy một trò mượn hoa cúng Phật.

Minh họa của David Hayward 

Sẽ là bình thường nếu tác giả có khả năng tha thứ cho đám đông (thể hiện ở cách nhìn nhận và đặt vấn đề) trước khi đòi hỏi sự tha thứ của họ cho cô gái. Ngược lại thì cái “nghi lễ tái hòa nhập” kia chỉ là một vở diễn tồi.

*

SOI: Đây là cmt cho bài “Tôi đi gặp ‘bảo mẫu ác thú‘”. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi. Tên bài do Soi đặt.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

“Nói chuyện gì, khi nói chuyện tình?”

Vi Tường Vi (N°9 - Nhóm One Tree)

Gửi Zone9

Ngô Phương Thảo

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả