Ở Đâu - Làm Gì

Khai mạc HỘI NGỘ: sinh viên sao không đi xem sinh viên? 02. 11. 11 - 9:22 am

Xuân Triết

 

.

HỘI NGỘ
Triển lãm của 4 họa sỹ Lê Đức Tùng, Nguyễn Vĩnh Thịnh, Phạm Nguyễn Khoa, Lê Anh

Khai mạc: 17g Chủ nhật, 30. 10. 2011
Từ 30. 10 đến 8. 11. 2011
Tại: Hội Mỹ thuật Tp.HCM
218A Pasteur P.6, Q.3, Tp.HCM

 

Họa sĩ La Hon (ngồi giữa), Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thành phố Huỳnh Văn Mười (áo trắng) đến sớm.


Tranh thủ thời gian, một số “lẻn” vào xem tranh trước. Hai bạn trẻ đang nghe họa sỹ Lê Đức Tùng (cũng khá trẻ, bạn sinh năm 1988) nói về ý tưởng khi vẽ các tác phẩm trong triển lãm. Tùng và Nguyễn Vĩnh Thịnh cùng tốt nghiệp ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW và là hội viên Hội Nghệ sỹ trẻ Việt Nam. Lần này hai bạn vào TP.HCM kết hợp cùng Phạm Nguyễn Khoa tốt nghiệp trường ĐH Mỹ thuật Tp.HCM) và Lê Anh (sinh viên trường ĐH Mỹ thuật Tp.HCM) tổ chức triển lãm nhóm đầu tiên.


Nguyễn Vĩnh Thịnh ít nói, đang đứng cho bạn bè chụp hình bên tác phẩm “Chân dung 5” của mình. Các tác phẩm của Thịnh mang tên “Chân dung” đánh số từ 1 đến 8 và “Tự họa” 1, 2, 3 thể hiện khuôn mặt người với nhiều sắc thái. Tiếc là chất liệu tranh không được ghi chú chi tiết. Thịnh nói khâu dán tên tranh này do Hội Mỹ thuật làm, cũng đã có nhắc (nhưng chắc họ quên ?).


Như bức “Chân dung 5” này ngoài sơn dầu, Thịnh còn dùng lớp bạc và lá cây tạo vân trên mặt tranh.


Cũng như Tùng, Thịnh đang giải thích cho hai bạn trẻ xem bức “Chân dung 4”.


Còn họa sỹ Phạm Nguyễn Khoa của Sài Gòn chụp hình bên tác phẩm “Chân dung 7” anh vẽ. Các bạn tổ chức triển lãm này chủ yếu để giới thiệu tranh cho mọi người. Khi được hỏi về giá tranh thì bạn nào cũng cười và nói là cũng chưa nghĩ đến (???).


Đây là bức tranh khắc gỗ của Lê Anh, với chú thích khá là “đầy đủ”: “Ngủ”, 34 x 101cm, khắc gỗ. Tiếc là hôm khai mạc, Lê Anh không đến được. Đợi mãi đến khai mạc xong, vào xem tranh một lúc lâu, mọi người lục đục về vẫn không gặp được Lê Anh. Cũng hơi thắc mắc, bạn là sinh viên trường ở tại Tp.HCM mà không thể có mặt trong buổi khai mạc tranh đầu tiên của mình.


Trễ hơn đã định, hơn 5g30 triển lãm mới tiến hành khai mạc. Mọi người tập trung ra sân. Hàng ghế đầu có ông Huỳnh Văn Mười (áo trắng, cravat), họa sỹ La Hon (áo xám, nhìn ra sau), Ts. Phú Văn Hẳn (Hội Dân tộc học Tp.HCM – người thứ ba, từ trái), họa sỹ Phạm Nguyễn Khoa (ngoài cùng).


Ông Huỳnh Văn Mười lên phát biểu khai mạc. Ông lấy làm ái ngại là khách tham quan không đông như mong đợi (các họa sỹ đều bận, các sinh viên thì đi Halloween?). Lại nữa, khấu chuẩn bị chưa tốt, đến xế trưa ngày khai mạc 30. 10 mới treo tranh xong. Ông Mười còn chưa nói đến việc làm chú thích tranh rất sơ sài, không chi tiết (dù họa sỹ đã có ý kiến với bên Hội Mỹ thuật).


Họa sỹ Đức Tùng phát biểu. Bạn xưng “con” nghe rất “sinh viên”. Qua triển lãm này bốn bạn mong muốn nhận được nhiều ý kiến từ các họa sỹ bậc chú, bác, anh, chị và các bạn. Đây là lần “Hội ngộ” giao lưu giữa các sinh viên ở các miền đất khác nhau, các bạn còn bỡ ngỡ và mong được nhiều sự quan tâm, chỉ dẫn.


Cắt băng khai mạc.


Moi người vào xem tranh…


Hai vị khách là thành viên trong Hội Mỹ thuật TP.HCM đến xem tranh và lấy thông tin về các họa sỹ trẻ.


Bạn nam mặc áo trắng là sinh viên trường ĐH Mỹ thuật đến ủng hộ bạn. Triển lãm ngay tại Hội Mỹ thuật mà rất ít sinh viên đến tham quan. Thiếu thông tin hay sinh viên đều bận việc (dù là vào chiều Chủ nhật)?. Gần đây trên Soi nhiều sinh viên băn khoăn “Làm thế nào để trở thành nghệ sỹ?” nhưng người viết lại ít khi thấy sinh viên Mỹ thuật quan tâm đến các triển lãm Mỹ thuật. Không thể ngồi đấy suy nghĩ làm sao, các bạn nên vận động tự thân, hoặc ít ra là xem người khác làm gì chứ!


Ông Huỳnh Văn Mười chụp hình lưu niệm cùng họa sỹ Lê Đức Tùng. Phía sau là các tác phẩm của Tùng.


Ông Mười cùng một vị khách xem tranh và trò chuyện cùng Tùng. Ông Mười đề nghị Hội Mỹ thuật Tp.HCM giúp đỡ các họa sỹ trẻ, giới thiệu tác phẩm lên các báo, trang web của Hội.


Họa sỹ Lương Lưu Biên và con gái cũng đến xem tranh.


Chị chủ Café Chân Dung đang viết lời cảm ơn vào sổ lưu niệm.


Khách thì xem tranh, họa sỹ thì được phỏng vấn …


.


Gia đình người thân của họa sỹ Đức Tùng đến chúc mừng anh.


Xem tranh xong thì khách ra sân ăn tiệc nhẹ. Một bàn dài đầy ăm ắp thức ăn, thức uống.


Những vị khách cùng chung chuyến xe đến khá muộn, nhưng đã rất nhiệt tình đến ủng hộ các họa sỹ trẻ. Họa sỹ Lê Kinh Tài (đeo kính), họa sỹ Phương Quốc Trí (sơ mi đen), nhà sưu tập Lê Thái Sơn (áo thun đen) và mấy người bạn.


… xem tranh …


… và họp mặt cuối giờ. Mọi người quây quần trò chuyện rất thân tình, vui vẻ. Chắc các họa sỹ trẻ rất cảm kích sự có mặt của các bậc đàn anh, ít ra họ cũng được trò chuyện và nghe ý kiến về tranh triển lãm của mình một cách trực tiếp.

 

Mời các bạn xem một số tác phẩm trong triển lãm.  Triển lãm còn kéo dài đến 8. 11. (Hình do các họa sỹ cung cấp).

“Chân dung người đã mất”, Lê Anh


“Một góc cô nhi viện”, Lê Anh

 

“Ngồi”, Lê Anh


“Chân dung 4”, Phạm Nguyễn Khoa


“Cô gái và con tắc kè”, Phạm Nguyễn Khoa


“Vắng”, Phạm Nguyễn Khoa


“Chân dung 3”, Nguyễn Vĩnh Thịnh


“Chân dung 4”, Nguyễn Vĩnh Thịnh


“Chân dung 8”, Nguyễn Vĩnh Thịnh


“Ngóng 1”, Lê Đức Tùng


“Sự khao khát 3”, Lê Đức Tùng


“Nhớ”, Lê Đức Tùng

 

*

Bài liên quan:

– 30. 10: HỘI NGỘ tại Sài Gòn
– Khai mạc HỘI NGỘ: sinh viên sao không đi xem sinh viên?

Ý kiến - Thảo luận

14:09 Friday,4.11.2011 Đăng bởi:  mih
... không sao mà Soi - chắc võ sư lò bên không có ý định sang đây thảo luận, chỉ là thấy có lò võ mới nhộn nhịp nên sang thăm dò, lại tung vài "hư chiêu" để thử tài - Soi đã tinh ý "triết chiêu" được rồi thì thôi. Vẫn luôn tin tưởng vào con đường "bạch đạo" mà Soi đã lựa chọn để khẳng định vị thế so với "hắc đạo" ở chốn giang hồ - cho dù hai mặt sẽ vẫ
...xem tiếp
14:09 Friday,4.11.2011 Đăng bởi:  mih
... không sao mà Soi - chắc võ sư lò bên không có ý định sang đây thảo luận, chỉ là thấy có lò võ mới nhộn nhịp nên sang thăm dò, lại tung vài "hư chiêu" để thử tài - Soi đã tinh ý "triết chiêu" được rồi thì thôi. Vẫn luôn tin tưởng vào con đường "bạch đạo" mà Soi đã lựa chọn để khẳng định vị thế so với "hắc đạo" ở chốn giang hồ - cho dù hai mặt sẽ vẫn luôn cùng tồn tại :)! 
10:21 Friday,4.11.2011 Đăng bởi:  admin
Nói thêm với Mih: Trong toàn cuộc thảo luận, Soi chưa bao giờ yêu cầu chính danh. Nhưng giả danh để hành xử không công bằng, cố tình nói sai sự thật thì không chấp nhận được. Chưa kể gần đây còn có tình trạng viết bài tố họa sĩ (này) copy tranh nước ngoài rồi đưa tranh dởm, tên họa sĩ dởm để gài cả Soi lẫn diệt họa sĩ (nghĩ bọn này không biết tra google chắc :
...xem tiếp
10:21 Friday,4.11.2011 Đăng bởi:  admin
Nói thêm với Mih: Trong toàn cuộc thảo luận, Soi chưa bao giờ yêu cầu chính danh. Nhưng giả danh để hành xử không công bằng, cố tình nói sai sự thật thì không chấp nhận được. Chưa kể gần đây còn có tình trạng viết bài tố họa sĩ (này) copy tranh nước ngoài rồi đưa tranh dởm, tên họa sĩ dởm để gài cả Soi lẫn diệt họa sĩ (nghĩ bọn này không biết tra google chắc :-)). Nói chung là nhiều thủ pháp lắm bạn ạ. Chỉ vì thù riêng mà làm lắm thứ linh tinh quá. Nghĩ trên đời sao người có tài mà không viết thẳng ra một bài phân tích đẹp xấu, hay dở đi cho nó xứng tầm, cứ loằng ngoằng đi đường vòng làm gì không hiểu nổi! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả