Bàn luận

Thầy cô hẳn phải xấu hổ vì bạn lắm 22. 09. 10 - 3:27 pm

Họa sĩ Nguyễn Mỹ Ngọc

(SOI – Sau khi bài Huyền tích – sự thất vọng hiển nhiên được post lên, đã có nhiều cmt trao đổi. Trong số đó có cmt của họa sĩ Nguyễn Mỹ Ngọc, nêu một số vấn đề mà Soi nghĩ mọi người sẽ rất quan tâm. Xin đưa lên thành bài. Tên bài do Soi đặt theo tinh thần của toàn bài.)

 

Comment này tôi viết để dành riêng cho bạn Người xem Hà Nội, vì thấy giọng điệu của bạn hôm nay cũng thấy bớt đi chủ quan ban đầu rồi.

Để tôi phân tích lại từ đầu những cái mà “theo ý kiến cá nhân của tôi” được và chưa được trong bài viết của bạn nhé! (Tôi không đề cập đến vấn đề tranh của tôi ở đây nữa, như thế là đủ cho một bức tranh bé tí của tôi rồi.) Tôi sẽ phân tích từ đầu thế này: ngay từ cái đề từ cho bài viết, phần mở đầu bài phân tích và chê cái tên của triển lãm là quá to tác, có ý cái vỏ to mà chứa cái ruột nhỏ, tôi đồng ý với bạn ở điểm này. Tôi cũng thấy như vậy đấy, nhưng đấy chỉ là lỗi ở phần của người viết, đặt tên cho triển lãm, còn đó không phải là lỗi dành cho tất cả những họa sĩ tham gia triển lãm. (Ở đây bạn không nên đánh đồng, chụp cái mũ to đùng đậy lên toàn bộ mọi người).

Vì đây cũng chỉ là một triển lãm trong suốt cả năm của các họa sĩ nhiệt tình vẽ, nhiệt tình tham gia các hoạt động nghệ thuật chung là tốt rồi, cho nên muốn phân tích, phê bình một cách có tính xây dựng là không phải chỉ có chê không thôi, mà thông qua đó người ta phải rút ra được cái gì (bạn phá là ở chỗ này đấy), đó là từ nay họa sĩ sẽ phải cẩn thận hơn, suy nghĩ thật kỹ trước khi đặt tên cho tác phẩm, cho triển lãm. Vì cái tên rất quan trọng, đặc biệt là tên tranh, tên triển lãm, vì nó như là một bản giải thích, một bản statement ngắn gọn nhất, góp phần cho người xem tiếp cận nhanh nhất đến tác phẩm. Vậy thôi, rất đơn giản, rất tích cực, vừa cho người khác hiểu vừa khiến cho người ta thay đổi nhận thức nhanh hơn là chỉ biết có phê phán.

Tiếp theo, khi bạn phân tích tranh của mọi người, từng bức, từng bức một, bạn nói đều có cái đúng, đó là mọi người trong triển lãm này đều có vẻ treo theo phong trào nên chất lượng chưa thật tốt. Nhưng đây cũng chỉ là một (vì mọi người chỉ treo một chiếc là phần lớn) trong rất nhiều bức tranh trong suốt quá trình sáng tác của họ từ trước tới nay, và còn cả sau này nữa. Bên cạnh đó họ còn tham gia triển lãm ở rất nhiều nơi, rất lâu trước đó, có những người đã triển lãm cá nhân rất nhiều và cũng đã khẳng định được tên tuổi từ trước khi bạn biết thế nào là cây bút vẽ (xin lỗi nếu như bạn lớn tuổi vì như thế thì thật thì thật tệ hại). Cho nên một bức tranh tại đây không thể là đại diện cho cả quá trình sáng tác của một họa sĩ hay đặc biệt hơn là không thể đại diện cho tư cách giáo viên của họ. Và cái không được của bạn, đó là bạn cũng đã lấy một câu chốt to tướng (họ sẽ dạy được ai?) để khẳng định cái tôi chủ quan của bạn và phủ định đi những cái được chung rất lớn ở đây.

Tôi đã phân tích xong bài viết của bạn (không đi vào chi tiết từng tranh vì tôi chưa được sự đồng ý của người khác để nói thay cho họ).

Còn bây giờ tôi sẽ nói một số vấn đề mà tôi suy nghĩ với tư cách là một sinh viên, một người đã học ở trường Mỹ thuật như bao nhiêu người khác, nổi tiếng có, không nổi tiếng có. Tôi có một chút ý kiến đối lại với một chút ý kiến phản đối.

Tôi, một người bình thường, không phải con nhà nòi, không có năng khiếu trời ban, nhưng tôi là người biết “biết ơn”. Tôi biết ơn những người đã dạy cho tôi cách cầm cái bút chì thế nào, cầm viên than thế nào cho đúng từ những lúc tôi chưa biết gì và cho đến bây giờ tôi (cho dù vẫn chưa biết gì) vẫn biết ơn tất cả những ai dạy tôi dù nhiều hay ít, dù giỏi hay kém, là thầy cô trong trường hay những họa sĩ đàn anh, đàn chị đi trước. “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” (Không biết bạn Người xem Hà Nội có biết câu này không? Hay cô giáo tiểu học của bạn ngày xưa bị ngan dẫm chết nên chưa kịp dạy cho bạn :-), về điều này chắc tôi cũng phải biết ơn bạn lắm và phải gọi bạn là thầy, vì bạn đã dạy cho tôi biết thế nào là người vô ơn (không biết bạn có học Mỹ thuật không? Nhưng nếu bạn học trường khác thì chắc chắn thầy cô giáo bạn chắc cũng phải xấu hổ lắm khi có người học sinh như bạn.)

Thôi không dài dòng cá nhân chủ nghĩa nữa, quay lại vấn đề các giáo viên trong trường đây có ai có nghề hay không thì xin mời bạn hãy vào trường, cùng tham gia học với phần đông sinh viên.

Tôi là người đi học nghệ thuật, đến bây giờ vẫn học nghệ thuật và như những người khác đều thấy rằng học nghệ thuật ở trường lớp thầy cô chỉ là học kỹ thuật, kỹ năng trong sử dụng chất liệu, cách làm việc sao cho hiệu quả nhất, còn tiếp thu, thực hành ra sao là còn tùy thuộc vào mỗi người, vì học nghệ thuật không thể như học toán lý có đáp án sẵn, không theo là sai… Không phải vậy và cũng không thầy cô nào dạy như vậy, ép học sinh phải làm theo mình từng li từng tí như vậy, tất cả là do sinh viên, do họa sĩ phải tự học, phải tự khám phá trau dồi bản thân. không ai có thể dạy cho họa sĩ phải làm gì! Đó là điều bất di bất dịch, bởi trong mọi công việc đòi hỏi sự sáng tạo thì họa sĩ là một nghệ sĩ đơn độc nhất trên con đường nghệ thuật của mình.

Không trường học nào tốt hơn là trường đời, nhưng không phải vì thế mà tôi coi thường thầy cô giáo của mình, có thầy giáo sáng tác rất ít và tôi cũng không thích tranh của thầy nhưng tôi vẫn tôn trọng thầy vì thầy đã truyền cảm hứng cho tôi, động viên tôi những lúc nản không muốn vẽ một tí nào. Tôi chỉ cần vậy ở một người thầy và tôi tôn trọng thầy cô của mình ở điểm đó! Vậy thôi xin hết. (Mặc dù nghe có vẻ hơi sến, tôi thích nhạc vàng mà :-))

Còn comment sau là tôi gửi cho bạn Tôi Vui Tính, đó là có bao giờ bạn thử viết ra suy nghĩ của mình được quá 10 dòng chưa hay những suy nghĩ của bạn lúc nào cũng ngắn tủn như cái đuôi cắm vào sau cái mông to đùng của con lợn!

*

Bài liên quan:

– Từ Huyền tích… – sự thất vọng hiển nhiên
– Thầy cô hẳn phải xấu hổ vì bạn lắm
– Hây dà! Làm sao tranh luận với thầy
– Nói lại với Mỹ Ngọc
– Thôi, quay lại chuyên môn nào
– Thư của Mỹ Ngọc gửi SOI

Ý kiến - Thảo luận

23:55 Monday,4.10.2010 Đăng bởi:  nguyen bi
Không phải ai cũng là nhà lý luận, không phải ai cũng được văn hay chữ tốt.
Nếu Soi bảo không kéo chuyện riêng tư vào thì tôi nghĩ bài viết của Người Hà Nội cũng không phải không lôi chuyện riêng tư vào đâu...
Xin lỗi bạn NHN, tôi thấy bạn có hiềm khích hay gì đó với bạn (con thầy Vân). Đấy là cảm giác của tôi khi đọc bài của bạn..
Tôi biết cần phải vi
...xem tiếp
23:55 Monday,4.10.2010 Đăng bởi:  nguyen bi
Không phải ai cũng là nhà lý luận, không phải ai cũng được văn hay chữ tốt.
Nếu Soi bảo không kéo chuyện riêng tư vào thì tôi nghĩ bài viết của Người Hà Nội cũng không phải không lôi chuyện riêng tư vào đâu...
Xin lỗi bạn NHN, tôi thấy bạn có hiềm khích hay gì đó với bạn (con thầy Vân). Đấy là cảm giác của tôi khi đọc bài của bạn..
Tôi biết cần phải viết hay, có cái gì mới mẻ để cho người đọc không nhàm chán nhưng như tôi bình luận bên kia là có tính chất xúc phạm người khác..
Còn Ngọc viết thật, không câu chữ, kiểu trẻ con, nghĩ gì viết nấy...thôi thì như tôi nóng giận thì cũng nói một tràng cho hả vậy... bạn ý dùng cả tên thật là dũng cảm lắm.
Góp ý Soi là có biên tập thì cẩn thận hơn tránh hiềm khích thôi vậy.. 
23:10 Thursday,23.9.2010 Đăng bởi:  Pham Huy Thong
Bạn Ngọc ơi, vì tớ thấy có xu hướng trên trang Soi là hễ ai đi phê bình người khác mà lộ tên thật thì sẽ bị đối phương bới móc lại chuyện khác để bêu xấu, dạy lại một bài học, hoặc như Soi nói là "kéo những chuyện riêng tư vào..". Tớ vì để tránh những việc như thế nên thiếu xót nào tớ đã vấp phải tương tự rồi, đã rút kinh nghiệm rồi thì nói luôn, t
...xem tiếp
23:10 Thursday,23.9.2010 Đăng bởi:  Pham Huy Thong
Bạn Ngọc ơi, vì tớ thấy có xu hướng trên trang Soi là hễ ai đi phê bình người khác mà lộ tên thật thì sẽ bị đối phương bới móc lại chuyện khác để bêu xấu, dạy lại một bài học, hoặc như Soi nói là "kéo những chuyện riêng tư vào..". Tớ vì để tránh những việc như thế nên thiếu xót nào tớ đã vấp phải tương tự rồi, đã rút kinh nghiệm rồi thì nói luôn, tránh cho Ngọc khỏi mất thời gian bới móc (ở đây nói tránh có nghĩa là phòng trước, không có ý nói Ngọc sẽ bới hay sẽ không bới). 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả