|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnPhước cho kẻ biết khen ông vua cởi truồng có áo đẹp 15. 01. 13 - 1:49 pmHoàng Nguyên Vũ
Tôi đọc bài Dự án nói đây là tác phẩm nghệ thuật. Anh Trần Lương thì nói “không”? thấy bạn Phương Vẹt đã không hiểu ý họa sĩ Trần Lương. Anh Lương đã phân chia rạch ròi hai lĩnh vực của dự án: Anh Trần Lương cũng đã đặt câu hỏi rõ ràng, là vì sao lại có chuyện chê ỏng các không gian mở kia. Anh Trần Lương, theo tôi thấy, không có gì mâu thuẫn với tinh thần của dự án cả. Bạn Phương Vẹt nên xin lỗi anh Lương đi thôi 🙂 * Nếu tôi hiểu đúng ý của anh Trần Lương thì anh chê đám người chê các không gian mở trong dự án Chân trời có người bay là ngoại đạo, là không biết gì về điện mà cứ đòi làm bác sĩ! Anh bảo người xem đến đó đừng có nhìn các thứ bày ở đó (nhà bếp, xưởng may, studio…) như là “tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh” (chữ của anh), mà phải là “tác phẩm dang dở” (chữ của tôi), rồi từ đó tham gia vào cùng với tác giả (ăn, hỏi chuyện, đo cắt may?) để cùng làm cho cái không gian nghệ thuật ấy nó hoạt động? Anh Trần Lương cũng bày tỏ sự thông cảm (thương hại?) với đám khán giả Annammít là không có thông tin và kiến thức về cách tương tác với “không gian thực hành mở” trong dự án, dẫn đến chê ỏng eo các “không gian mở” này! Nghĩa là lỗi thuộc về khán giả nếu đến đó mà không nhìn ra cái gọi là không gian mở để mà còn cảm nhận, giao tiếp, hưởng thụ… Nhưng, cứ cho là trong Chân trời có người bay có tồn tại các không gian mở ấy đi chăng nữa, thì ở đây, cụ thể là trong trường hợp buổi chiều tôi tới xem dự án, cũng chẳng có ma nào để cho khán giả hôm đó “tương tác” cả, để còn vặn vẹo là tính nghệ thuật nằm ở đâu. Và vì lý do nào đó (phải vào trường đi học, ngồi lâu qua không có ai tới xem nên chạy đi đâu đó v.v…), mà các tác giả của chuỗi “không gian mở” này không có mặt, trong lúc người xem thì thực sự cầu thị, thì khi đó lỗi thuộc về ai? Về Trung tâm Văn hóa Nhật Bản chắc? Ấy là còn chưa kể như tác giả của bài viết Hành khách chú ý! Người bay đã bỏ lái phản ảnh rằng khi tới xem vào những ngày cuối, dự án còn chưa kết thúc mà người ta đã kê lại bàn đọc sách cho thư viện rồi, thay vì “sắp đặt” như ý định của tác phẩm! * Nhưng điều quan trọng hơn cả là ở đây, ngay trong trường hợp có tác giả đi chăng nữa để mà thực hành thì tôi cũng cam đoan rằng không có gì để mà tương tác hết! Các bạn đừng có bày ra một đống ông vua cởi truồng và bắt chúng tôi phải nhìn ra những chiếc áo tơ tuyệt đẹp. Với Bếp gia đình của Nguyễn Hồng Ngọc chẳng hạn. Tôi cứ thử tưởng tượng ra cảnh có tác giả và những chị giúp việc ở đó, tôi bước vào, gọi món, ăn. Tôi nhìn quanh, thấy căn bếp được bài trí giống như căn bếp của vợ tôi, cảm xúc nghệ thuật nào trào dâng lên đây anh Lương, ngoài ý nghĩ “Đây chỉ là cái bếp”? Hay anh muốn tôi phải có cảm nhận nghệ thuật nào khác? Hỏi câu nào khác liên quan đến nghệ thuật à? Hay đến thịt bò? Thịt gà? Tôi không rõ đó có phải là những cảm xúc-tương tác mà các tác giả của căn bếp này (và anh Trần Lương) mong muốn tạo ra cho người tham gia hay không? Trong trường hợp này, dù được mời gọi, có lẽ người xem cũng không biết thêm thắt gì vào cái gọi là không gian thực hành nghệ thuật này hết! Không có tí ti gì gợi mở, hướng người xem đến cái gọi là nghệ thuật. Đừng có ép, vì nếu các ông vua của các anh không gây nên cảm giác có quần áo ở người xem, các anh đừng bắt người ta khen áo đẹp, hoặc nói người ta mù. Các anh nên xem lại chính mình. Chúa đã dạy: “Sao ngươi dòm thấy cái rác trong mắt anh em ngươi, mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình? Sao ngươi dám nói với anh em rằng: Để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt anh, mà chính ngươi có cây đà trong mắt mình?” Chúa cũng đã “thấy trước”: “Khởi thủy là lời”. Tôi không phản đối những ý tưởng mới, những phá cách nhằm mục tiêu sáng tạo, nhưng có vẻ như việc “mồm miệng đỡ chân tay”, dùng ngôn từ để khỏa lấp hay “vẽ” ra những ý tưởng để lòe thiên hạ, khá là phổ biến trong thời gian qua. Đến mức là một người bạn tôi đi xem cùng dự án Chân trời có người bay đã rút ra một kết luận là, “Ở nước ta, nếu ông biết có mỗi một việc dùng những từ đao to búa lớn để thể hiện những việc bé tí ti thì chỉ nên đi làm… nghệ sĩ!” Làm nghệ thuật cộng đồng, tại không gian công cộng, tức “welcome” mọi loại người xem, mà hễ ai chê thì bảo là họ cưỡi ngựa xem hoa, nói họ tự ti mới chê, nói họ thiếu kiến thức, văn hóa mỏng, thì có lẽ nên thu hẹp lại, làm trong salon với nhau thôi, xong tấm tắc khen nhau… cởi truồng mà áo đẹp thế! Ý kiến - Thảo luận
17:12
Wednesday,16.1.2013
Đăng bởi:
Hoàng Nguyên Vũ
17:12
Wednesday,16.1.2013
Đăng bởi:
Hoàng Nguyên Vũ
@Ken Tran: Cảm ơn bạn đã có ý kiến đóng góp chừng mực, không có thái độ khệnh khạng, trịch thượng kiểu ngồi trên thiên hạ.
11:58
Wednesday,16.1.2013
Đăng bởi:
WASABI
Tớ ghét (hate) Hoàng Nguyên Vũ lắm lắm, khi cứ nói huỵch toẹt mọi chuyện cho xong, chẳng có NHÃ tí tẹo nào. Nhưng Hoàng Nguyên Vũ cũng rất đúng khi mà cần trao đổi, đối thoại thì anh Trần Lương lại chơi bài lờ lớ lơ. Anh vừa đăng đàn lắm chữ dạy dỗ cộng đồng nghệ non, nghệ lú, nghệ t
11:58
Wednesday,16.1.2013
Đăng bởi:
WASABI
Tớ ghét (hate) Hoàng Nguyên Vũ lắm lắm, khi cứ nói huỵch toẹt mọi chuyện cho xong, chẳng có NHÃ tí tẹo nào. Nhưng Hoàng Nguyên Vũ cũng rất đúng khi mà cần trao đổi, đối thoại thì anh Trần Lương lại chơi bài lờ lớ lơ. Anh vừa đăng đàn lắm chữ dạy dỗ cộng đồng nghệ non, nghệ lú, nghệ teen chúng tôi cơ mà, sao không dạy luôn cho Hoàng Nguyên Vũ phát cho hắn chừa thói nói ngang ruột ngựa. Cũng vì các curator trẻ, tinh nhanh, dù có thể không được ngoa ngôn, lợi khẩu như đàn anh Trần Lương nhưng họ hay hơn và tự do, dân chủ hơn nên tất nhiên sẽ có nhiều cơ hội và sự ủng hộ từ làng nghệ với họ. We need a chance. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
@Ken Tran: Cảm ơn bạn đã có ý kiến đóng góp chừng mực, không có thái độ khệnh khạng, trịch thượng kiểu ngồi trên thiên hạ.
Về chuyện tôi cứ nói đi nói lại về "cái bếp", đơn giản vì tôi muốn tập trung vào chỉ một phần c
...xem tiếp