Trường phái

Bếp núc: NHẬT THỰC 3 của Jitish Kallat 06. 01. 12 - 7:39 am

Ngọc Trà dịch

.

JITISH KALLAT (sinh 1974)
Untitled (Eclipse)-3 (Không đề (Nhật thực) -3)

Bộ tam bình bằng acrylic trên canvas
274 x 172.7 cm mỗi bức
274 x 518.1 cm toàn bộ ba bức
Vẽ năm 2007

Ước lượng: $197,000 – $295,000
Bán được: $239,000 (tháng 6. 2011)

 

Tốt nghiệp trường Mỹ thuật Sir J.J., Mumbai vào năm 1996, Jitish Kallat đã khẳng định vị trí một trong những nghệ sĩ đương đại hàng đầu của Ấn Độ ngày nay, tạo một phong cách riêng biệt, bao trùm khắp các lĩnh vực: vẽ, tượng, video và nhiếp ảnh.

Thuộc thế hệ nghệ sĩ mới sống và làm việc sau khi nền kinh tế Ấn Độ được tự do hóa vào năm 1991, khối tác phẩm đồ sộ của Kallat ban đầu cũng bị ảnh hưởng bởi sự bùng nổ những hình ảnh mới khi Ấn Độ mới được du nhập truyền hình cáp. Nói về những ảnh hưởng buổi đầu này, Kallat giải thích: “Hiện tượng tư 1991 đến 1992, trong có vài tháng, Ấn Độ từ tình trạng chỉ có hai kênh truyền hình nhà nước sang có khoảng chín mươi kênh truyền hình, đã đóng một vai trò tối quan trọng trong định hình thị hiếu và suy nghĩ của người dân nước này. Là một nghệ sĩ trẻ háo hức nhìn ngắm không chỉ lịch sử nghệ thuật mà cả nền văn hóa nói chung, hiện tượng này chắc chắn đã thẩm thấu vào hoạt động sáng tác của tôi.”.

Kể từ đó Kallat đã tiếp tục thể hiện hứng thú của mình với truyền thông đại chúng khi anh nhặt nhạnh những mẩu ảnh cũ, những trang fax và những tờ photocopy để tạo thành một bức tranh cắt dán, rồi từ đó vẽ nên những bức tranh của mình.

Một ví dụ đặc sắc là lấy từ series Eclipse. Bức tranh này mô tả một trải nghiệm thuần thành thị trên một quy mô rất lớn. Vẽ những đứa trẻ nhỏ vẫn thường đứng đợi ở những khu vực đèn giao thông để bán sách cho người đi đường, họa sĩ có vẻ như đang nhấn mạnh cái tinh thần nhạy bén, dám nghĩ dám làm của thành phố.

Nhất quán trong phương thức biểu đạt có tính công thức và cách xử lý có tính toán kỹ với bề mặt tranh, ở đây, Kallat dùng một năng lượng đồ họa kiểu Pop, đẩy những hình người ra ngoài không gian tranh. Những cái đầu, tóc và vai được đẩy ra phía trước mặt phẳng tranh, chiếm gần như tất cả các trục của bức tranh; và điều này, cộng với việc sử dụng một phông nền sọc sáng màu, đã làm cho các chủ thể gần như đối mặt, thậm chí ôm lấy, người xem. Tuy nhiên, những nhân vật được miêu tả phóng đại lên ấy đã cho người xem cơ hội để khảo sát dễ dàng và kĩ lưỡng phong cách cũng như kĩ thuật vẽ của Kallat.

Những gương mặt của đám trẻ được vẽ theo một cách khiến người ta tập trung chú ý vào sự sao chép chúng; như thể Kallat không muốn cá nhân hóa từng gương mặt thành một cá tính, mà muốn biến mỗi hình ảnh thành một ẩn dụ, và do đó anh có thể diễn tả tốt hơn một cảm giác nhất định về thành phố như một khối chung. Tóc đám trẻ là một bức tranh cắt dán: một mê cung điên cuồng những người và xe đang di chuyển, như thể vẽ nên một bức chân dung về thứ năng lượng phi thường của thành phố Mumbai và số dân khổng lồ của nó (cả người và xe hơi). Trên chóp mỗi bề mặt, ta có thể thấy những nét giống như những vệt sơn bị bắn lên, mà khi nhìn kĩ, sẽ thấy chúng được vẽ một cách tỉ mỉ, và thế là Kallat luôn nhắc chúng ta nhớ rằng không phải ta đang nhìn một bức chân dung hay một bức vẽ truyền thần, mà là một bức tranh. Điều này làm ta phải tự nghi ngờ cảm giác “giống như thật” có thể có khi ngắm bức tranh và chủ thể của nó.

Một số bức khác của Kallat:

Carbon Milk – 2007

Baggage Claim – 2010

Eclipse

.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả