Trường phái

Tranh cổ Nhật Bản: “Sóng lừng” của Hokusai 23. 04. 17 - 10:00 pm

Hieniemic

Ba mươi sáu lần và hàng trăm lần
người họa sĩ vẽ nên dáng hình ngọn núi
Hết bứt ra rồi lại gắn lại
(ba mươi sáu lần và hàng trăm lần)

trong bài thơ Ngọn núi (Der Berg) của Rainer Maria Rilke

Nhắc tới tranh ukiyo-e, điều đầu tiên công chúng nghĩ đến sẽ là bức Sóng lừng của Hokusai. Viết bài về ukiyo-e mà đến giờ mới lôi bức này ra thì có khi cũng khá “phạm thượng”. Nói chung là vì với một người khi viết bài tán tranh không chuyên như tôi, càng viết về những bức ít người biết lại càng dễ, đỡ bị bắt bẻ. Hy vọng vài dòng ngây ngô ở đây, theo tinh thần ngắn gọn của loạt bài “tranh cổ” (mang tính giới thiệu là chính), cũng sẽ giúp cho bạn đọc không chuyên hiểu thêm chút ít về bức tranh này.

Sóng lừng ở Kanagawa, thuộc bộ Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ của Katsushika Hokusai

Sóng lừng ở Kanagawa” vẽ cảnh một ngọn sóng lớn đang đổ ập xuống ba chiếc thuyền con. Phía xa là núi Phú Sĩ.

Bức tranh này có một số điểm đáng chú ý.

Đầu tiên là bạn hãy nhìn vào đầu sóng bạc. Bọt sóng được khắc họa như hình những ngón tay, hay một số sách bảo là giống hình móng vuốt, đang bấu xuống con thuyền.

Kế đến là ngọn sóng nhỏ bên dưới (ở lớp tranh ngoài cùng), có dáng hình nón gần với dáng ngọn Phú Sĩ phía xa (ở lớp tranh trong cùng), màu sắc cũng gần giống.

Màu xanh trong hầu hết các bản in dùng là màu xanh Phổ nổi tiếng, lúc này đã được nhập từ châu Âu vào Nhật Bản. Kết hợp với nó là màu xanh chàm truyền thống của châu Á. Hai màu xanh này tạo nên các mức đậm nhạt cho cả hai ngọn sóng lẫn núi Phú Sĩ.

Ở lớp tranh gần là khung cảnh dữ dội của sóng biển, một yếu tố cực dương, rất động. Ở lớp tranh xa là núi Phú Sĩ thần thánh yên tĩnh, hài hòa và cân đối, một yếu tố thái âm, rất tĩnh.

Một chiếc thuyền

Hai chiếc thuyền

Ba con thuyền

Nhân tiện, ta cũng nên xem qua một bức tranh Sóng lừng tương tự của Hokusai. Bức dưới đây nằm trong bộ Trăm cảnh núi Phú Sĩ (khác bộ Ba mươi sáu cảnh). Bộ 100 dĩ nhiên có nhiều tranh hơn bộ 36, nhưng chỉ in trắng đen. Cá nhân tôi thấy bộ 100 do nhiều tranh hơn nên có nhiều bức đẹp hơn bộ 36 rất nhiều, dù ít được biết đến hơn.

Tranh này sở dĩ có màu là vì đây là bản in lại.

Ở đây, ngọn sóng cũng được miêu tả với bút pháp tương tự, những đầu sóng như những móng vuốt đang bấu xuống. Tuy vậy, không có thuyền trên mặt biển, và nước được miêu tả bằng những đường sáng và mảnh, khác với những “cuộn” màu với các sắc độ khác nhau của màu lam như ở bức trước. Điểm đặc biệt của bức này là hình ảnh đàn chim đang bay trên trời. Đàn chim màu trắng, trông từ xa cứ như vừa biến hóa ra từ ngọn sóng bạc đầu.

Chi tiết đàn chim bay

*

Gợi ý: Tranh có nhiều bản to trên mạng lắm. Khi xem tranh các bạn có thể nghe thêm bản La Mer của Debussy, link này thì của Abbado chỉ huy. Đây là bản nhạc lấy cảm hứng sâu sắc từ tranh Sóng lừng của Hokusai. Bìa đĩa than của bài nhạc là một bản vẽ lại bức Sóng lừng.

*

Tranh cổ Nhật Bản:

- Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Đồng lúa ở Asakusa và hội Torinomachi”

- Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi với “Tào Tháo ngắm trăng lên sau núi Nam Bình”

- Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Pháo hoa ở Ryōgoku”

- Tranh cổ Nhật Bản: Bắt cá trê bằng quả bầu, và kỹ nữ đánh đập cá trê

- Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi và ba bức tranh trăng

- Tranh cổ Nhật Bản: cảnh công viên Ueno trong tranh sắc đỏ aka-e và tranh sắc xanh aizuri-e

- Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi với “Trăng ở phố đèn đỏ”

- Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige và “Anh đào đêm ở Phố giữa của Yoshiwara”

- Tranh cổ Nhật Bản: hai bức về anh đào đêm và chút phụ lục về Geisha

- Tranh cổ Nhật Bản: Tawara Tōda mang ba món quà từ Long cung thành trở về

- Tranh cổ Nhật Bản: tích Benkei trộm chuông chùa Mii

- Tranh “cổ” Nhật Bản: “tân bản họa” với mỹ nhân của Itō Shinsui

- Tranh “cổ” Nhật Bản: Mỹ nhân “cũ” và mỹ nhân “mới”

- Tranh cổ Nhật Bản: “Sóng lừng” của Hokusai

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 1): Vẽ samurai gặp quỷ

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 2): 14 tuổi vẽ trận hải chiến

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 3): Vẽ dũng tướng để nhớ một thời đại

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 4): Người tài máu me và sa đọa

Ý kiến - Thảo luận

15:12 Wednesday,26.4.2017 Đăng bởi:  hieniemic
Thường tranh ukiyo-e thì là tranh nhỏ thôi, vì to quá thì làm sao mà khắc ván nổi. Nếu các bạn theo dõi series thì sẽ thấy có nhiều bức khổ nhỏ mà nét khắc cực kì chi tiết, không thể hiểu được là khắc thế nào luôn.

Loạt bài tranh cổ, tuy mang tiếng "tranh cổ", nhưng chỉ đề cập đến tranh ukiyo-e, vốn là thứ nghệ thuật thị dân của Nhật, be bé xinh xinh. Hội họa
...xem tiếp
15:12 Wednesday,26.4.2017 Đăng bởi:  hieniemic
Thường tranh ukiyo-e thì là tranh nhỏ thôi, vì to quá thì làm sao mà khắc ván nổi. Nếu các bạn theo dõi series thì sẽ thấy có nhiều bức khổ nhỏ mà nét khắc cực kì chi tiết, không thể hiểu được là khắc thế nào luôn.

Loạt bài tranh cổ, tuy mang tiếng "tranh cổ", nhưng chỉ đề cập đến tranh ukiyo-e, vốn là thứ nghệ thuật thị dân của Nhật, be bé xinh xinh. Hội họa cổ của Nhật còn có dòng tranh cung đình trong cung vua phủ chúa. Đi đầu là tranh của họa phái Kanou, vẽ rồng vẽ hổ, hoa lá to đùng to đoàng trên bình phong, hiện chưa có dịp để viết. :) 
7:54 Wednesday,26.4.2017 Đăng bởi:  Vinh Quang
Trung: Mình đọc đâu đó trên Soi rằng khi xem tranh mà thấy tranh hóa ra bé hơn trên ảnh nhiều thì đó là họa sĩ giỏi. Còn những tranh nhìn trên hình tưởng xinh xắn ra ngoài hóa ra to thù lù thì do họa sĩ kém vẽ :-))
...xem tiếp
7:54 Wednesday,26.4.2017 Đăng bởi:  Vinh Quang
Trung: Mình đọc đâu đó trên Soi rằng khi xem tranh mà thấy tranh hóa ra bé hơn trên ảnh nhiều thì đó là họa sĩ giỏi. Còn những tranh nhìn trên hình tưởng xinh xắn ra ngoài hóa ra to thù lù thì do họa sĩ kém vẽ :-)) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả