|
|
|
|||||||||||||
Trường pháiTranh “cổ” Nhật Bản: Mỹ nhân “cũ” và mỹ nhân “mới” 05. 04. 17 - 6:15 amHieniemicPhần trước đã có giới thiệu sơ lược về tranh mỹ nhân cổ điển ukiyo-e, cũng như về trào lưu tranh mới shinhanga. Nay chúng ta sẽ cùng xem tiếp một vài tranh mới và cũ. Đầu tiên để tiện so sánh, chúng ta sẽ cùng xem thêm hai bức tranh cũ của Utamaro “Ba mỹ nhân đương thời” của Utamaro Tranh này để nhắc lại về lối vẽ mỹ nhân mặt dài, mắt nhỏ, mũi cao và dài của Utamaro như đã nói ở bài trước. Dĩ nhiên nét đẹp ước lệ này không phải xấu, nó có nét đẹp riêng. “Thái cáp ngũ thê lạc đông du quan chi đồ” của Utagawa Tên tranh có nghĩ là “Thái cáp Hideyoshi và năm người vợ đi ngắm cảnh ở phía đông kinh thành” Đây là bức tranh ba phần theo kiểu có cảnh có người, chứ không đơn thuần là tranh chân dung như ta hay thấy của Utamaro. Chính bức tranh này đã gây rắc rối cho Utamaro khi dám vẽ nhân vật lịch sử cấp cao (ở đây là Toyotomi Hideyoshi – một trong ba lãnh chúa nổi tiếng được coi là những người có công thống nhất nước Nhật), có ghi rõ ràng họ tên, trong một cảnh ăn chơi trụy lạc. Utamaro bị giới kiểm duyệt của Mạc phủ bắt giam năm mươi ngày, nhà xuất bản bị phạt nặng. Đây không hẳn là tranh mỹ nhân, nhưng cũng thêm vào để so sánh lối vẽ phụ nữ của Utamaro, ngay cả trong các bức tranh nhiều nhân vật. Phụ nữ quý tộc trong cung thì sẽ mặc đồ khác mỹ nhân bên ngoài, theo kiểu cung đình Heian. Tóc họ xõa dài, không vấn lên như các cô ở Yoshiwara. Bên canh đó thì họ cũng cạo lông mày, và vẽ hai chấm lên trán. “Cô gái nơi bể tắm” của Hashiguchi Goyō Trở về tranh shinhanga, Hashiguchi Goyō là họa sĩ thuộc dòng dõi võ sĩ. Ông là họa sĩ thời Minh Trị, là một trong những người đi đầu của ukiyo-e phong trào tân bản họa (shin-hanga). Tuy vậy, ông vẽ khá ít tranh, nhưng bức nào ra hồn bức nấy, và rất đắt tiền. Theo các trang bán tranh trên mạng thì hiện nay vẫn còn mua được nhiều bản in chất lượng rất tốt. Bức tranh này vẽ một cô gái khỏa thân trong nhà tắm. Chủ đề khỏa thân là một chủ đề mỹ thuật rất “Tây”. Dĩ nhiên tranh Nhật thời kì trước không thiếu xuân họa, nhưng phải nói là không có tranh khắc họa cảnh phụ nữ khỏa thân chỉ để cho đẹp. Bản tôi đăng ở đây là bản scan của Thư viện Quốc hội Mỹ. Đây là bản tôi thấy đẹp nhất, nét vừa thanh, màu vừa nhã. Nét khắc tỉ mỉ đến tận những sợi tóc mai rủ xuống trên vành tai cô gái. “Cô gái bôi phấn” của Hashiguchi Goyō Cảm giác riêng của tôi là các cô gái của Itō Shinsui ở kỳ trước mang nét đẹp cổ điển Nhật được khắc họa bằng bút pháp mới. Còn các cô gái của Hashiguchi Goyō thoạt trông rất hiền dịu kiểu Nhật, nhưng nhìn kĩ thì lại mang một số đặc điểm khá Tây. Ví dụ như cô đi tắm ở trên thì có vóc người khá cao to. Còn cô này thì nhìn kĩ sẽ thấy mũi cô khá cao và đầu mũi sâu kiểu người Âu. Bức tranh này vẽ một cô (có lẽ là geisha?) đang bôi phấn trang điểm lên cổ. Áo cô kéo trễ xuống ngực. Mắt cô nhìn xuống chiếc gương nhỏ. Phần cổ áo và họa tiết trên gương trong bản in này được in rất khéo, khiến ta có cảm giác như thấy chúng nổi lên trên mặt giấy (hoặc có thể là nổi thật). * Tranh cổ Nhật Bản: - Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Đồng lúa ở Asakusa và hội Torinomachi” - Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi với “Tào Tháo ngắm trăng lên sau núi Nam Bình” - Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Pháo hoa ở Ryōgoku” - Tranh cổ Nhật Bản: Bắt cá trê bằng quả bầu, và kỹ nữ đánh đập cá trê - Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi và ba bức tranh trăng - Tranh cổ Nhật Bản: cảnh công viên Ueno trong tranh sắc đỏ aka-e và tranh sắc xanh aizuri-e - Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi với “Trăng ở phố đèn đỏ” - Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige và “Anh đào đêm ở Phố giữa của Yoshiwara” - Tranh cổ Nhật Bản: hai bức về anh đào đêm và chút phụ lục về Geisha - Tranh cổ Nhật Bản: Tawara Tōda mang ba món quà từ Long cung thành trở về - Tranh cổ Nhật Bản: tích Benkei trộm chuông chùa Mii - Tranh “cổ” Nhật Bản: “tân bản họa” với mỹ nhân của Itō Shinsui - Tranh “cổ” Nhật Bản: Mỹ nhân “cũ” và mỹ nhân “mới” - Tranh cổ Nhật Bản: “Sóng lừng” của Hokusai - Tsukioka Yoshitoshi (bài 1): Vẽ samurai gặp quỷ - Tsukioka Yoshitoshi (bài 2): 14 tuổi vẽ trận hải chiến - Tsukioka Yoshitoshi (bài 3): Vẽ dũng tướng để nhớ một thời đại - Tsukioka Yoshitoshi (bài 4): Người tài máu me và sa đọa Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|