Ở Đâu - Làm Gì

15. 6: Gustav Klimt… đến Hà Nội 14. 06. 12 - 7:58 am

Từ thông tin của BTC

 

Farm garden with sunflowers. (Trong bài, các bạn bấm vào hình để xem bản lớn hơn).

 

GUSTAV KLIMT
Triển lãm kỷ niệm 150 ngày sinh của danh họa người Áo Gustav Klimt

Khai mạc: 17h thứ Sáu ngày 15. 6. 2012
Thời gian: từ ngày 15. 6 đến 24. 6. 2012
Địa điểm: Thư viện Quốc gia Việt Nam (31 Tràng Thi, Hà Nội)

 

Theo thông tin từ BTC, “hình ảnh bức họa Nụ hôn của Gustav Klimt (1862 – 1918) có thể thấy trên các tranh sơn dầu, đồ sơn mài, tách cà phê…. tại Hà Nội. Giống như một số ít các nghệ sĩ khác, Klimt thể hiện vẻ đẹp, sự quyến rũ và sự táo bạo của ‘Tân nghệ thuật’, một phong trào nghệ thuật mang tính cách mạng vào khoảng năm 1900 ở châu Âu. Ông sống ở một thời điểm và một địa điểm của những khai phá văn hóa mới, cùng thời với những nhân vật nổi tiếng khác ở Viên như Sigmund Freud, Gustav Mahler hay Arnold Schönberg.

“Klimt là tác giả của nhiều bức tranh mang tính biểu tượng. Họa phẩm ‘Nụ hôn’ hoàn toàn không phải là bức tranh mang tính biểu tượng duy nhất của ông. Những tác phẩm tranh chân dung phụ nữ vẽ nhiều nhân vật trong tầng lớp thượng lưu Áo thời đó và những bức tranh biểu tượng về phụ nữ của Klimt đã khắc họa lại thời đại Tân nghệ thuật của thành Viên. Những tác phẩm này miêu tả một cách độc đáo sự gợi cảm cũng như chiều sâu tâm lý của các nhân vật. Ngoài ra, tranh phong cảnh của Klimt cũng đẹp vô cùng…

The Kiss

 

Thư viện Quốc gia Việt Nam và Đại sứ quán Áo muốn giới thiệu đến công chúng Hà Nội về danh họa người Áo này cũng như về thời đại nghệ thuật của ông… Tuy nhiên, công chúng thủ đô chỉ có thể chiêm ngưỡng sáng tạo của Klimt ở dạng tranh in trên poster, 15 bức. Hy vọng là chất lượng in tuyệt hảo để người xem có thể nhận ra được phần nào tinh thần (phần hồn) của tranh Klimt cho dù thứ chứa đựng nó không phải là thân xác thực (nguyên bản).

The Beethoven Frieze

 

(Bạn có thể xem thêm diễn giải về lịch sử bức tranh tường đặc biệt này tại đây.)

Avenue of Schloss Kammer Park

 

*

Bài liên quan:

– 15. 6: Gustav Klimt… đến Hà Nội
– Về bức bích họa Beethoven’s frieze của Gustave Klimt

– 3.000 gửi xe thôi, được tha hồ xem Klimt: 4 bản in tranh và 15 tấm pano giới thiệu tiểu sử

 

Ý kiến - Thảo luận

15:36 Friday,15.6.2012 Đăng bởi:  candid
Nghe tổ chức triển lãm tranh poster của Klimt ở Thư viện Quốc gia làm em háo hức muốn đi xem. Căn bản vì đời em chưa từng bao giờ được vào Thư viện QG. Ngày xưa hồi học Đại học, sinh viên năm 1 là em háo hức lên đăng ký làm thẻ thì bị từ chối.

Thư viện QG bảo là chỉ làm thẻ cho sinh viên năm 3, năm 4 làm tốt nghiệp. Đến năm 3, năm 4 em bận đi kiếm tiền đóng
...xem tiếp
15:36 Friday,15.6.2012 Đăng bởi:  candid
Nghe tổ chức triển lãm tranh poster của Klimt ở Thư viện Quốc gia làm em háo hức muốn đi xem. Căn bản vì đời em chưa từng bao giờ được vào Thư viện QG. Ngày xưa hồi học Đại học, sinh viên năm 1 là em háo hức lên đăng ký làm thẻ thì bị từ chối.

Thư viện QG bảo là chỉ làm thẻ cho sinh viên năm 3, năm 4 làm tốt nghiệp. Đến năm 3, năm 4 em bận đi kiếm tiền đóng học nên chả có thời gian đi lên thư viện.

Sau này đi làm, làm ngay cạnh thư viện QG, có lần rỗi rãi mò qua định làm cái thẻ cho thỏa. Thế mà bị thư viện từ chối vì không có giấy giới thiệu của cơ quan do Tổng giám đốc ký. Phận con sâu cái kiến như em làm sao kiếm được giấy ấy?

Trưa nay nhân có việc ở gần chạy qua định xem poster. Vừa gửi xe xong, tung tăng định vào thì bác bảo vệ gọi giật lại bắt khám túi và hỏi đi đâu. Em trình bày là vào xem tranh poster của danh họa Klimt. Bác bảo vệ bảo là chưa khai mạc, hóa ra em quên không xem giờ khai mạc.

Mà hóa ra giờ vào thư viện vẫn phải khám túi, kiểm tra ngặt nghèo từ cổng gửi xe.

Xem ra tiếp cận văn hóa, nghệ thuật khó thật. Thôi đành về xem chùa trên Internet. May mà còn có Internet. Đội ơn Internet! 
8:53 Friday,15.6.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Tôi chia sẻ niềm vui buồn lẫn lộn của các bạn. Thật vậy, tôi nghiệm ra rằng xem tranh in trên poster, kể cả poster do Nhật Bản in bán tại bảo tàng hay các cửa hàng mỹ thuật Tokyo, cỡ to bằng tranh thật, cũng không đẹp bằng xem phiên bản chụp độ phân giải cao trên màn hình digital của TV hay PC. Phải chi thư viện quốc gia và ĐSQ Áo đặt mấy màn hình digital cỡ lớn rồi c
...xem tiếp
8:53 Friday,15.6.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Tôi chia sẻ niềm vui buồn lẫn lộn của các bạn. Thật vậy, tôi nghiệm ra rằng xem tranh in trên poster, kể cả poster do Nhật Bản in bán tại bảo tàng hay các cửa hàng mỹ thuật Tokyo, cỡ to bằng tranh thật, cũng không đẹp bằng xem phiên bản chụp độ phân giải cao trên màn hình digital của TV hay PC. Phải chi thư viện quốc gia và ĐSQ Áo đặt mấy màn hình digital cỡ lớn rồi chiếu các tranh của Klimt lên cho khán giả Hà Nội chiêm ngưỡng.

Trong phần còn lại của comt này, để các bạn bớt buồn, tôi kể một chút về lai lịch của Beethoven's Frieze được nhắc tới trong bài chủ.

------------------------------------------

Về bức bích họa Beethoven’s frieze của Gustave Klimt

Mùa hè năm 1978, khi còn là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Moscow, tôi có dịp lần đầu tiên sang Đông Đức chơi. Tại bảo tàng mỹ thuật thành phố Leipzig tôi đã được chiêm ngưỡng bức tượng Beethoven bằng đá cẩm thạch của nhà điêu khắc Max Klinger (1857-1920).

Bức tượng này mô tả Beethoven như thần Zeus - chúa tể của các vị thần Olympia - ngự trên ngai vàng, có con chim ưng sợ hãi nép tránh ra phía dưới chân.

Xem bức tượng tại
http://webpageexperience.com/images/BeethovenMaxKlinger.jpg

Hồi đó tôi đã không biết rằng lịch sử bức tượng này lại gắn với tên tuổi của cả Gustav Klimt.

Năm 1897, để phản đối sự bảo thủ trong hội Nghệ sĩ Vienna, một số nghệ sĩ Áo đã ly khai khỏi hội này và thành lập hội riêng, lấy tên là nhóm Ly khai thành Vienna (Vienna Secession). Chủ tịch đầu tiên của nhóm Ly Khai này chính là Gustav Klimt. Nhóm Ly Khai thành Vienna ra tờ báo riêng là tờ Ver Sacrum (Mùa Xuân Linh Thiêng).

Xem bìa số đầu tiên của tờ báo này tại http://en.wikipedia.org/wiki/File:Ver_Sacrum.jpg

Nhóm Ly Khai đặt trụ sở tại toà nhà Ly Khai thành Vienna (Wiener Secessionsgebäude). Toà nhà này do Joseph Maria Olbrich – kiến trúc sư và là một người đồng sáng lập của nhóm - thiết kế và xây dựng năm 1897, dùng làm nhà triển lãm của nhóm. Trên cửa ra vào của tòa nhà có ghi dòng chữ: "Nghệ thuật riêng cho mỗi thế hệ. Tự do cho nghệ thuật." Tới năm 1900 ảnh hưởng của nhóm Ly Khai đã hoàn toàn lấn át ảnh hưởng của hội nghệ sĩ Vienna.

Xem hình tòa nhà Ly Khai thành Vienna tại http://en.wikipedia.org/wiki/File:Secession_Vienna_June_2006_017.jpg

Triển lãm Ly Khai lần thứ 14 được tổ chức vào năm 1902 với chủ đề kỷ niệm nhà soạn nhạc vĩ đại Ludwig Van Beethoven. Triển lãm có bức tượng Beethoven do Max Klinger tạc, đặt tại sảnh trung tâm.

Max Klinger nảy ra ý tưởng làm bức tượng này khi ông đang chơi piano lúc còn là một sinh viên. Từ mô hình đầu tiên bằng thạch cao tô màu năm 1885/1886 tới tác phẩm hoàn thiện bằng đá cẩm thạch, Max Klinger đã mất 15 năm lao động.

Bức tượng khác thường này đã bị công chúng la ó chế giễu trong suốt thời gian diễn ra triển lãm. Sau triển lãm vài năm, thành phố Leipzig đã mua bức tượng này.

Tại triển lãm Ly Khai 1902 tường trong phòng đặt bức tượng Beethoven được trang trí bởi bức bích họa Beethoven’s Frieze do Gustav Kimt vẽ.

Frieze là gì?

Trong kiến trúc cổ điển, frieze là phần giữa của mũ cột (entablature), nằm ngay phía dưới mái đua (cornice)

Xem hình cấu trúc cột kiểu Ionic tại
http://en.wikipedia.org/wiki/File:Ionic_order.svg

Trong nội thất, frieze là phần tường nằm phía trên gờ tường treo tranh và phía dưới phào giữa trần và tường.

Xem ví dụ frieze tại http://www.somervillepubliclibrary.org/libfr.JPG

Vì bức bích họa Beethoven’s frieze được vẽ chỉ nhằm phục vụ cho triển lãm Ly Khai 1902, nên Klimt đã dùng các vật liệu nhẹ như màu keo casein, chì than, phấn để vẽ thẳng lên tường. Đáng lẽ sau triển lãm 1902 bức bích họa bị phá bỏ, nhưng may thay điều này đã không xảy ra. Năm 1903, nhả bảo trợ và sưu tầm nghệ thuật Carl Reinighaus đã mua bức bích hoạ Beethoven’s frieze của Klimt. Bức frieze khi đó đã bị xẻ thành 7 mảnh, gỡ khỏi tường, và cất trong một nhà kho. Năm 1915 Reinighaus bán bức frieze cho August Lederer – nhà công nghiệp đồng thời là một trong những đại gia quan trọng nhất bảo trợ cho Gustav Klimt và các tác phẩm của ông. Năm 1938 gia sản của gia đình Lederer bi nước Áo Quốc Xã (bị Hitler chiếm đóng) quốc hữu hóa vì họ là Do Thái. Trong số gia sản bị nhà nước phát-xít chiếm hữu đó có cả bức frieze của Klimt. Sau Đại chiến thứ II, gia sản này được trả lại cho con cháu Lederer, nhưng nước Áo đồng thời lại ban lệnh cấm xuất cảng bức frieze. Vì vậy những người thừa kế của gia đình Lederer đành phải bán lại bức frieze cho nước Áo vào năm 1973. Nước Áo sau đó đã bỏ ra 10 năm để phục chế bức bích hoạ này. Năm 1985 một phòng được xây dựng dưới tầng hầm của Toà nhà Ly Khai để bày bức Beethoven’s frieze của Gustav Klimt.

Xem hình tại
http://www.secession.at/beethovenfries/images/gesch_klimt.jpg

Bức bích hoạ Beethoven’s Frieze dài 34.14 m, cao 2 – 2.15 m, được vẽ bằng màu dùng keo casein, vàng kim, phấn đen và phấn màu, chì than, gắn thạch cao và nhiều vật liệu khác như gương, xà cừ, và cả các vòng mắc rèm cửa, v.v.

Giờ đây, đọc về triển lãm poster của Klimt tại Hà Nội, tôi lại nhớ lại cảm giác đầu tiên khi nhìn thấy bức tượng Beethoven của Max Klinger tại Leipzig 34 năm về trước. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả