|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnGửi Con Mot Sach nhân cuộc chiến giữa cá nhân và tập thể 25. 03. 12 - 12:13 pmPhan Song LamSOI: Đây là cmt cho bài “Con Mot Sach gửi Phạm Quốc Trung: Chẳng lẽ chúng tôi bị điên cả sao?”. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi. Tên bài do Soi đặt. Tôi theo dõi tranh luận quanh tờ Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật dạo gần đây với thái độ… dửng dưng. Quanh một tổ chức hay một sản phẩm, luôn luôn phải có mâu thuẫn, đánh nhau, bảo vệ, chống đối. Nhưng càng đọc, tôi càng thấy phe bảo vệ Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật có cái gì đó vừa tối tăm lại vừa lệch lạc khi tấn công cá nhân.
Tối tăm Tôi nhận thấy khi tranh luận, thoạt tiên phe “chống” Đặc san NCMT chỉ chống sự “kín đáo” không cần thiết của Đặc san. Họ chỉ cần Đặc san được phổ biến rộng hơn trên web (nếu như không được bán), để người bình thường không được biếu vẫn được đọc. Đó là một điều đáng mừng. Nhưng không rõ là do tăm tối thế nào, những người thuộc phe bảo vệ Đặc san lại không hiểu thế, đi chuyển cuộc thảo luận về đòi hỏi chính đáng này sang một cuộc tấn công về cá nhân (anh Phạm Quốc Trung), vu cho người ta động cơ muốn thăng tiến mà không được nên mới phê bình Đặc san. Những người ủng hộ Đặc san đã làm hại chính Đặc san. Không khác gì một họa sĩ vẽ tranh đẹp được người hâm mộ gửi thư, yêu cầu làm sao cho được xem tranh nhiều hơn, in trên mạng cũng tốt. Họa sĩ này thay vì cảm ơn thì lại xông ra giải thích là tranh tôi chỉ biếu không cho một số đối tượng, các vị cần thì đến bảo tàng mà xem. (Đây mới là thái độ siêu kiêu ngạo, thế nhưng Con Mot Sach lại không phê bình, mà đi phê bình Phạm Quốc Trung kiêu ngạo!)
Tấn công cá nhân Cuộc chiến quanh tờ Đặc san này hiện đang diễn ra theo một cung cách rất lạ lùng, hoàn toàn ngược với… bình thường. Thường thì kẻ tấn công, phê bình sẽ tấn công những cá nhân cụ thể; nào là tố cáo tham nhũng, hối lộ, phe phái… Vì nói những điều negative thế nên thường thì ở nước ta, kẻ tấn công phải giấu mặt, giấu tên. Người bảo vệ tổ chức thì ngược lại, nói những điều tốt đẹp về tổ chức, nên sẽ để danh tính cụ thể, coi đó là bằng chứng về sự chính danh, trong sáng, hầu cho lời lẽ bênh vực được giá trị hơn. Trong cuộc chiến Đặc san này, anh Phạm Quốc Trung thì để tên anh rõ ràng. Còn những người bảo vệ Đặc san, mà nhất là bạn Con Mot Sach thì tuy nói tốt đẹp về Đặc san nhưng lại dùng nick. Chuyện này trên Soi tôi thấy chẳng ai cấm, nhưng nó trái ngược về logic tâm lý thôi, làm cho tôi nghĩ Con Mot Sach là một người trong chính BBT Đặc san :-), tự đứng ra bảo vệ nên không thể ghi tên. Vấn đề mà người đọc trên Soi đề ra, tôi nhớ lại, thoạt đầu chỉ là vấn đề rất chung: “Làm sao bớt tính du kích của Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật”. Nhưng được những người như Con Mot Sach bẻ lái lệch lạc, cuối cùng lại rơi sang chuyện rất riêng, rất cá nhân. Nào là anh Trung ngày xưa cũng làm một cuốn sách cho Viện Mỹ thuật mà anh không bán đấy thì sao (xin thưa, anh Trung là một nhân viên của Viện, được Viện giao làm sách, chứ còn bán hay không thì quyền đâu, tiền đâu mà anh Trung được quyết định). Nhân đây lại càng thấy Con Mot Sach rất không công bằng. Cùng một hiện tượng, nhưng cái thì Con Mot Sach không phê bình, lại còn yêu quý (Đặc san), cái thì Con Mot Sach phê bình, đặt dấu hỏi (sách anh Trung làm cho Viện). Để dễ hiểu, bạn thử đọc lại đoạn này của Con Mot Sach: “… sách (Mỹ thuật Hiện đại) in khá dày in hoành tráng, có lần tôi hỏi mua anh Phạm Trung cũng không bán, mà cũng chẳng được tặng. Vậy, sách đó Viện Mỹ thuật in để làm gì? Vậy có phải sách đó in bằng ‘tiền chùa’ hay không? Sao in xong lại không bán và cũng không tặng?” Cũng đoạn đó, nếu ta đổi thành “Đặc san”, và “tôi” thành “nhiều người đọc”, bạn sẽ thấy ngay vấn đề của Con Mot Sach: “… Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật in khá dày in hoành tráng, có lần nhiều người hỏi mua BBT cũng không bán, mà cũng chẳng được tặng. Vậy, Đặc san đó Viện Mỹ thuật và trường Mỹ thuật in để làm gì? Vậy có phải Đặc san đó in bằng ‘tiền chùa’ hay không? Sao in xong lại không bán và cũng không tặng?” (Nói thêm với Con Mot Sach: Sách Mỹ thuật Hiện đại đã có in thì có tặng, nhưng không tặng anh thì không có nghĩa là không tặng tất cả.)
Kết luận Bảo vệ một tổ chức là một việc nên làm, nhưng nên làm cho đúng cách. Những người như Con Mot Sach đang làm khó cho tổ chức, chẳng lẽ tổ chức lại điện thoại hay nhắn tin bảo: “Anh im đi! Anh đang làm cho người ta chỉ thấy Đặc san được những người cay cú, tối tăm, không hiểu vấn đề đứng ra bảo vệ. ‘Bọn nó’ chỉ yêu cầu phổ biến rộng rãi trên web thì BBT đã thống nhất rồi, chuyện đó có khó gì, chúng ta cũng đã làm được vài số, nay làm tiếp thôi. Anh mà nói thêm nữa là chúng tôi cúp báo biếu đấy!” Mà biết đâu chưa nhắn tin này là chỉ vì chưa biết phải cử ai ra nhắn. Mua một sim rác thì cũng được thôi, nhưng sợ đương sự lại hoang mang, đem ra hỏi toàn thiên hạ thì lại thành dở ra. Mới biết, thu phục loại quân nào thì khi có biến, chỉ có thể dùng loại quân ấy trong tay. Cũng là đến khổ…
* Bài liên quan: – 9g sáng 15. 3: Kỷ niệm 10 năm của một đặc san “du kích”
Ý kiến - Thảo luận
7:20
Monday,26.3.2012
Đăng bởi:
MacNhan
7:20
Monday,26.3.2012
Đăng bởi:
MacNhan
Đoạn "số 40, tháng 12 - 2012 ...NCMT đến nay ( tháng 12-2012)"
Xin SOI sửa lại là năm 2011. Cảm ơn
3:45
Monday,26.3.2012
Đăng bởi:
Bôi Sỹ
Con Mọt Sách và nghiencuumythuat là những chiến sĩ rất kiên cường "ăn cây nào rào cây nấy":
Dù ai nói ngả nói nghiêng Đặc San quyết đứng như kiềng...hai chân Dù ai rào dậu ngăn sân Đăc San tuy đuối một phân chẳng lùi ...xem tiếp
3:45
Monday,26.3.2012
Đăng bởi:
Bôi Sỹ
Con Mọt Sách và nghiencuumythuat là những chiến sĩ rất kiên cường "ăn cây nào rào cây nấy":
Dù ai nói ngả nói nghiêng Đặc San quyết đứng như kiềng...hai chân Dù ai rào dậu ngăn sân Đăc San tuy đuối một phân chẳng lùi
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Xin SOI sửa lại là năm 2011. Cảm ơn
...xem tiếp