|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhHoa Vàng Trên Cỏ Xanh: Ra rạp đi rồi về cầm roi luận tiếp02. 10. 15 - 2:33 pmAn Tâm“Nếu kỳ này Hoa Vàng được nhiều khán giả đón nhận, thì điện ảnh Việt Nam có thể hi vọng thoát được đại dịch phim mì ăn liền.” (Tiểu Tốt) Chỉn chu và nhất quán Một bộ phim điện ảnh giải trí khác với nhiều loại hình sáng tác ở chỗ ngoài yếu tố kỹ thuật, thật ra nó cần nhiều tiền và công sức của nhiều người. Tôi chưa bao giờ nghĩ tôi đi xem phim art house với Hoa Vàng… cả. Đó là một bộ phim chính kịch (drama), thể loại hơi hiếm trong rừng hài nhảm ngoài rạp hiện nay, chứ nó không phải là một bộ phim nghệ thuật, nơi kỹ thuật không nên “lộ” mà chỉ nên phục vụ đúng mục đích kể chuyện của nó. Nó cũng không dựa trên một tác phẩm “nghệ thuật”, chỉ là một quyển văn giản dị của một văn sĩ nhỏ nhẹ, chân thành, và đầy mộng mơ, chuyên viết riêng cho tuổi học trò. Và câu chuyện nó kể được là một câu chuyện chỉn chu, nhất quán, đáng đồng tiền bát gạo (nghe đồn nhiều tiền lắm), và huy động được công sức của nhiều ekíp giỏi tham gia. Câu chuyện giản dị, dựa trên một truyện dài giản dị giống một tập hợp các tản văn thì đúng hơn là một tiểu thuyết. Nếu cuốn truyện tái bản 22 lần Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nhà văn bestseller Nguyễn Nhật Ánh là một cuộc dạo chơi về miền ký ức mang tính tự sự miên man, thì chuyển thể điện ảnh của nó cũng giữ được tính trữ tình đó khá khéo léo. 378 trang truyện “không cốt truyện” giữ bạn đọc trong bao lâu? Ba ngày, năm ngày, có khi cả tháng, trong phòng, ngoài café, trên sân thượng, vừa coi truyện vừa coi TV, vừa Facebook? Điện ảnh nhốt bạn vào trong một cái phòng kín suốt 2 tiếng, sức chú ý của bạn thực sự có thay đổi! Câu chuyện phim, do vậy chỉ chọn đúng một vài chủ đề để toả sáng, mà cái tên tiếng Anh của phim theo tôi giúp khán giả xem rạp có định vị rõ hơn trước khi bước vào phòng chiếu: “Dear Brother” – “Thân Gửi Người Em Trai”. 81 phân đoạn truyện dài do vậy được kịch bản chắt lọc ngắn gọn thành khoảng 7-8 phân đoạn thực ra khá xuyên suốt: chúng kể về tình anh em giữa Thiều (anh trai, nhân vật chính) và Tường (em trai). Hai anh em chơi với nhau, tâm sự đêm khuya, em bênh anh, anh ghen tị với em vì một cô bé Mận, anh làm lơ để người ta bắt thịt con cóc thú cưng của thằng em, anh đánh em, hai bạn làm hòa… Và cái kết có thể được gọi là duyên. Vừa khéo! Cái kết không có trong truyện Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh, mà là rất hợp tình hợp lý trong phim Thân Gửi Người Em Trai. Cái kết này đáng để khen nè, vì thú thật coi truyện xong tôi cũng không biết những người làm phim sẽ kết như thế nào với một cái phim khó kết đến vậy! Trang sách khép lại, vũ trụ qua lăng kính của Nguyễn Nhật Ánh làm tôi mềm lòng, còn bộ phim khép lại, đó là cảm giác bình yên và nắng lên! Tôi được một chuyến hành trình đầy đặn về cảm xúc. Đẹp đến mức hơi không liên quan Mọi người hay khen phim có hình ảnh đẹp, âm nhạc hay. Không phải để cố tình trái chiều quan điểm, thực sự tôi thấy phim này hơi bị “rớt” ra là hai mảng đó. Do nhiều năm trời quen coi những cái phim điện ảnh tệ hại của Việt Nam, giây phút các phim nào cố gắng “làm đúng chính tả”, “nói đúng ngôn ngữ điện ảnh”, thì ngay lập tức bị đánh đồng với “hay quá, đẹp quá”. Hình ảnh không có gì “nghệ thuật” đâu, quảng cáo dầu gội của Thái Lan cũng tương tự về chất lượng thôi, chỉ khen trong văn cảnh cùng đạo diễn kể chuyện liền lạc, đúng chính tả, chỉn chu là đủ, trừ cái khúc slo-mo ôm cóc chạy trong mưa hơi… “không liên quan”! Nhạc phim được nguyên một dàn giao hưởng Bulgaria tấu luôn thì phải – nhưng người soạn nhạc hình như vẫn còn làm biếng chưa soạn đủ nhạc phim (score), ngoại trừ bài nhạc Chú Cuội rất “đi vào lòng người”, còn lại nó cứ ồn và lạc ra hẳn khỏi mạch truyện, chia trí người hay “soi” phim như tôi – người tiếp tục soi đến đoạn tại sao con nít lại đè ra quýnh makeup để đèn rọi vào thấy toàn phấn? Rất may, trong cái tổng hòa của sản xuất, của tổ mỹ thuật (khá dụng công) của tổ kỹ thuật (đúng chính tả), và những yếu tố kể chuyện bằng hình chắc tay, Hoa Vàng lèo lái vững chãi được con thuyền cảm xúc của khán giả! Vì nấu ăn thì cực lắm, đuối lắm. Người ăn chỉ khểnh chân thưởng thức thôi, “soi” đến đây tự thấy thực tế làm phim ở Việt Nam còn nhiều khó khăn nên thực sự rất tri ân bếp trưởng và những người chủ nhà hàng cuối cùng đã có can đảm làm ra một sản phẩm chính kịch hết sức có tâm! Thành công của chủ nghĩa khoái lạ lạc (exoticism) Có lẽ đi về nhiều giữa hai nền văn hoá Đông – Tây nên ngay từ lúc hình ảnh mở đầu tôi đã nghe mùi phim muốn khai thác một loại chủ nghĩa hay bị đem ra “bêu” trong phê bình nghệ thuật Phương Tây: chủ nghĩa khoái lạ lạc (exoticism). Phương Tây biết mặc quần áo che kín người từ thời Ai Cập đã xây xong hết kim tự tháp còn thích mặc đồ “hở ti”, nên cuối thế kỷ 19 khi danh hoạ Pháp Gauguin sang Tahiti vẽ liên hoàn tranh “Chúng ta từ đâu tới?” không phải “nuy” mà là “trần trụi” theo kiểu đả phá chủ nghĩa cổ điển của thời bấy giờ, dân chúng Phương Tây náo loạn vì lại tiếp tục… “thấy ti” của người bản địa, thật lạ lẫm! Tranh được giá thời điểm đóvì chủ nghĩa khoái lạ lạc lên ngôi, bóc tách những nền văn minh xa lạ ra khỏi văn cảnh của chúng và nhốt về bảo tảng Phương Tây cho dân tình chen nhau xem và bàn tán vì… lạ! Một trăm năm sau, ví dụ đầy rẫy hơn nhưng nhiều khi khán giả hiện đại khó ý thức hết, vì giờ là thế giới phẳng! Ở Mỹ có một cô diễn viên truyền hình gốc Việt khá nổi tiếng tên là Olivia Munn. Cô này hễ mỗi lần lên talkshow là “làm quà câu chuyện” bằng việc kể lại bà mẹ người Việt gốc Tàu định cư ở Mỹ của mình hồi nhỏ cứ cầm gậy phang con cái. Nói chung lên chỗ nào cũng có chuyện, có cảm tưởng bà này lúc nào cũng lăm lăm cây gậy từ phòng ngủ đến siêu thị, từ hầm giặt đồ đến sân chơi. Khán giả Mỹ cứ thế mắt chữ A mồm chữ O. Đó cũng là một dạng khai thác exoticism trong văn hoá phổ thông để thu hút sự chú ý. Trở lại với một trong những chủ đề phụ của Hoa Vàng là sự tàn bạo. Sự tàn bạo đầy ngây thơ của con người hoang sơ “l’ingenue” (Voltaire) khi văn minh (theo hệ quy chiếu Phương Tây) còn mỏng, của ba Thiều đánh chú Đàn, của ba Thiều đánh anh em Thiều – Tường, và đỉnh điểm, là của Thiều vô ý đánh Tường đến nằm bẹp giường; của nghề nghiệp đánh con người (mẹ của công chúa là người đua môtô bay gặp nạn); và của cả thiên nhiên giận dữ đánh con người (trận lụt). Sự bạo hành gia đình (theo quan niệm Phương Tây) trong truyện khó thấy lắm, nhất là khi dùng cái đầu người Việt để đọc, vì nó quá tự nhiên, “ba tôi chộp vội cây gậy đánh chó dựng bên vách” có thể nói xuất hiện khá thường xuyên và… đương nhiên, đến nỗi “cây gậy đánh chó” là một nhân vật phụ khá cá tính trong truyện. Thử hỏi ai mà chả bị ba mẹ cầm cây quất hồi nhỏ? Cho đến cái cao trào Thiều “vớ gậy đánh chó ba tôi vẫn dựng bên vách, phang tới tấp vào lưng thằng Tường, vừa vụt gậy vừa gầm gừ” (trang 275) đến nỗi “thằng Tường không kịp trở tay, bị tôi quất túi bụi, chỉ kịp kêu lên hai tiếng ‘Anh Hai’” (trang 276), để thằng Tường dường như bị trặc sống lưng không thể ngồi dậy trong suốt nhiều tháng sau đó cho đến ngày “Công Chúa” đến thăm. Đoạn này trong phim quật có một phát một thôi phụ huynh đã kêu trời, ai biểu làm slow-motion trên cái màn hình to mấy chục mét kèm âm nhạc hoành tráng nên thành ra coi khá… thót tim! Chính chủ đề phụ “sự tàn bạo” này cấu thành cái giải thưởng phim Hoa Vàng ở Trung Quốc, vì nó chính là chủ nghĩa khoái lạc lạ, mà đối với mỹ cảm phương Đông hiện đại, đánh con đánh cháu trong nhà bằng gậy cũng đã là “lạ lẫm” lắm rồi! Nhưng thôi, “soi” này là “soi” lắm rồi đó. Tôi không muốn bị chết tên “Thánh Soi”. Tôi chỉ xin các bạn ra rạp xem một cái phim chỉn chu, đàng hoàng, sản phẩm của những người đàng hoàng, chỉ mong “mua vui cũng được một vài trống canh” trong cái cuộc đời nhộn nhịp này của các bạn. Các bạn không coi lấy gì biết vui hay không mà cứ chê phim Việt nó tởm? Ý kiến - Thảo luận
14:13
Sunday,4.10.2015
Đăng bởi:
Anh Nguyen
14:13
Sunday,4.10.2015
Đăng bởi:
Anh Nguyen
Xem phim làm gợi đến mấy bộ phim Big Fish, The Fall, Great Expectations,... Đặc biệt shot hình này trong Big Fish đúng nghĩa đen "hoa vàng trên cỏ xanh" luôn:
http://www.coolidge.org/sites/default/files/images/banners/BigFish_banner.jpg
13:42
Sunday,4.10.2015
Đăng bởi:
phó đức tùng
Mình thì thấy phim này không dở. Không dở vì sự nhất quán của nó.
Trước hết, có thể nói đây là một chuyện cổ tích công chúa hoàng tử. một truyện như vậy hoàn toàn không hề cần hiện thực, mà cần sự tưởng tượng, giả tạo cũng được. Những cảnh phim đã chắt lọc để cho một bối cảnh hoàn toàn sạch sẽ, không giống thực một chút nào. Nói là giả tạo khôn ...xem tiếp
13:42
Sunday,4.10.2015
Đăng bởi:
phó đức tùng
Mình thì thấy phim này không dở. Không dở vì sự nhất quán của nó.
Trước hết, có thể nói đây là một chuyện cổ tích công chúa hoàng tử. một truyện như vậy hoàn toàn không hề cần hiện thực, mà cần sự tưởng tượng, giả tạo cũng được. Những cảnh phim đã chắt lọc để cho một bối cảnh hoàn toàn sạch sẽ, không giống thực một chút nào. Nói là giả tạo không sai, nhưng là nhân tạo, tưởng tượng thì đúng hơn. Những tình tiết có thể sến sẩm, có thể kém logic, nhưng chính thế nó mới tạo thành chuyện cổ tích. Khi đọc chuyện cổ tích, vấn đề bao giờ cũng đơn giản, chẳng có tâm lý gì nhiều. Những hành vi đạo đức đơn giản được góm ghém thô mộc dưới dạng tình tiết, để làm rõ tính nhân quả. Thiện ác thường là rõ ràng, phân minh, cường điệu. Cậu em là đại diện cho cái thiện, và cậu ta giữ tính thiện này trong mọi tình huống, kể cả khi bị anh vô cớ đánh tới liệt giường. Cậu anh đại diện cho tính ác, và mỗi lúc có dịp, tính ác lại nổi lên. Nhiều người nói rằng như vậy quá ác. Nhưng tôi cho rằng trẻ con có cái nhìn về ác khác với người lớn. Đối với chúng, những đau đớn, chết chóc v.v. đều là ác nhưng cũng không đáng sợ lắm. Trẻ con có thể nói chuyện ai đó bị đánh, thậm chí bị chết một cách rất đơn giản, ngây thơ. Tất cả những cái ác trong phim: lừa lúc ném đá, lờ việc giết cóc, cho tới vô cớ dùng gậy đánh em đến bị thương v.v. đều nằm trong repetoir rất kinh điển của các chuyện cổ tích, tương tự và nhẹ hơn việc bóp chết chim vàng anh, chặt cây giết chị v.v. Có 2 motive ở đây: một là ghen tuông, hai là hiểu lầm lỡ tay. Đây là 2 motiv cơ bản nhất của cái ác trong mọi truyện cổ tích. Câu truyện ở đây cũng không khác gì mấy so với sự tích trầu cau, chỉ tội cậu em chưa chết hẳn mà chỉ nằm liệt giường một thời gian, và vì thế cậu anh cũng không đến mức chết theo, mà chỉ dằn vặt lương tâm. Cái ác trong truyện cổ tích sở dĩ chấp nhận được, không hằn sâu vào tâm thức trẻ con, chính vì tính nhân tạo, không thực tế của chúng. Nó không phải là con virus ác thật, mà chỉ là dạng tiêm chủng, chỉ mặt con đấy là ác để nhận biết, nó không phải con hổ thật, mà chỉ là tranh vẽ con hổ, để dạy trẻ con. Cái ác thật không đơn giản như thế, nó có nhiều lớp hơn nhiều, và trông bề ngoài lại bình thường hơn rất nhiều, vì thế mới gây ra ám ảnh. Câu chuyện có tính nhất quán chính ở sự không logic, không nhất quán của nó. Các tình tiết trong phim thực ra khá lung tung, tùy hứng, không có một sự chặt chẽ logic nào. Tự dưng người này xuất hiện, tự dưng xảy ra chuyện kia. Nó đúng như những tưởng tượng thời trẻ con mà tôi còn nhớ, nhất là sau khi đọc các truyện cổ tích. Đứa trẻ sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa của chuyện, mà chỉ hiểu được có những người thiện, người ác. Tiếp theo, nó có thể ngồi nghĩ ra đầy rẫy sự kiện. “Kẻ ác”, trong chuyện có thể đã chết, thì lại tưởng tượng ra có họ hàng, đồ đệ của kẻ đó, tiếp tục làm rất nhiều việc ác ngu ngốc, để rồi bị bụt phát hiện, trừng phạt. Xong lại tự phân công cho những người khác là chỉ mắc những lỗi rất nhỏ thôi, hoặc có những anh hùng trong mọi tình huống sẽ luôn giữ được đạo đức v.v. Đứa trẻ sẽ nghĩ đến những người quanh mình, phân vai cho từng người, đưa cho họ những tình huống thiện ác mà nó cho là phù hợp. Có những người mờ nhạt thì sẽ giao cho việc yêu nhau, hẹn hò, rồi không xảy ra cái gì v.v. Tóm lại, logic của truyện cổ tích, cũng là logic của đứa trẻ, là phân vai cho các nhân vật, rồi tưởng tượng ra các tình huống để các nhân vật đó thể hiện vai của mình. Các nhân vật tồn tại song song, gần như không liên quan, cho tới khi được nhận phần diễn của mình. Logic này có thể diễn tiếp liên miên bất tuyệt, không có điểm dừng. Vì thế, sau mỗi chuyện đều kết là nếu họ không chết thì họ vẫn sống hạnh phúc bên nhau tới tận bây giờ. Logic này rất khác với logic của người lớn, tổ hợp nên một bối cảnh phức tạp, trong đó mọi thứ đều liên hệ chặt chẽ với nhau như những bánh răng trong một cỗ máy, rồi cùng nhau đưa đến một thông điệp nhất quán nào đó. Tôi thấy bộ phim đã thành công trong việc kể một câu truyện cổ tích thuần túy, dưới một hình thức đủ nhân tạo để không giống đời thường, nhưng cũng đủ gần gũi để trẻ con có thể hình dung ra được. Đối với tôi, bộ phim đã là những phút giây mơ mộng, trở về với thời trẻ thơ. Còn việc bộ phim không có thông điệp gì rõ ràng, thì tôi vốn chẳng muốn nhận một thông điệp gì theo kiểu một cuốn phim người lớn cả. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
http://www.coolidge.org/sites/default/files/images/banners/BigFish_banner.jpg
...xem tiếp