|
|
|
|||||||||||||
Trường pháiTranh “cổ” Nhật Bản: “tân bản họa” với mỹ nhân của Itō Shinsui26. 03. 17 - 6:58 amHieniemicBài lần này đặt chữ “cổ” vào ngoặc kép, vì chúng ta cùng đến với một trào lưu ukiyo-e hiện đại: shinhanga. Shinhanga phiên Hán Việt là tân bản họa. Bản ở đây là chỉ bản khắc gỗ để in ukiyo-e, tân bản họa là tranh được làm từ bản khắc kiểu mới. Vốn là sau khi mở cửa và hiện đại hóa, tới cuối thời Minh Trị, ukiyo-e đã dần bị bình dân hóa, được xuất khẩu búa xua sang phương Tây và trở thành một ngành thủ công. Trào lưu Tân bản họa ra đời để thiết lập nên một nhánh ukiyo-e mang tính hội họa cao cấp. Có nhiều trao lưu ukiyo-e cao cấp cùng xuất hiện, không chỉ một mình shinhanga. Nhưng đặc điểm của shinhanga là giữ vững mối quan hệ truyền thống 4 bên của ukiyo-e cựu truyền: họa sĩ, thợ khắc ván, nhà in và nhà xuất bản. Trong đó, để cho shinhanga nổi bật và cao cấp hơn các tranh ukiyo-e “hàng chợ”, không chỉ trình độ của họa sĩ đóng vai trò quan trọng mà tay nghề và độ tinh xảo của các ván khắc cũng là điểm thiết yếu. Shinhanga có hai chủ đề chính là tranh phong cảnh và tranh mỹ nhân. Một số họa sĩ shinhanga cũng vẽ tranh tuyên truyền và tranh chiến tranh nhưng bút pháp có phần khác và các tranh này ít được xếp cùng mâm với các tranh mang chủ đề lãng mạn chủ nghĩa của shinhanga. Về phong cảnh thì Kawase Hasui là người đi đầu (sẽ nói sau). Còn về tranh mỹ nhân thì Itō Shinsui và Hashiguchi Goyōlà hai cái tên nổi bật. Mỹ nhân họa trong ukiyo-e cổ điển mang đậm vẻ đẹp ước lệ, mặt dài (thường tròn hoặc nhọn), mắt nhỏ, cổ cao. Tranh của bậc thầy mỹ nhân họa cổ điển Utamaro thì đã mở ra một kiểu thẩm mỹ ước lệ mới, với mặt dài hơn, có khi lên tới gấp đôi chiều rộng, mũi cao và thon, mắt và miệng nhỏ hơn nữa. Như thế này: Giờ chúng ta sẽ xem mỹ nhân họa hiện đại. 1. Đêm trời tuyết của Itō Shinsui Đây là bức tranh trong bộ “Mười hai vẻ đẹp mỹ nhân mới” của Itō Shinsui. Tranh thể hiện lối vẽ và nét đẹp nữ nhân điển hình của Itō Shinsui. So sánh với tranh cũ của Utamaro, ta thấy được rõ ràng nét mới, không kể trong bố cục và màu sắc mà còn trong cách thể hiện nét đẹp nữ nhân: mắt đã to hơn, khuôn mặt đúng tỉ lệ. Tranh vẽ một cô gái đứng trong buổi đêm trời tuyết lạnh, đưa tay che miệng để giữ ấm. Tôi không phải chuyên gia về kiểu tóc phụ nữ, nếu sai thì xin lỗi, nhưng tóc của cô bới lên trông khá hiện đại, khá giống kiểu đầu của Tây. Còn nhìn kỹ nữa, ta sẽ thấy được lớp lông tơ mịn trên tay chiếc áo (nhung?) đen khoác ngoài của cô gái. Chi tiết này, cùng với bộ nan của chiếc ô, cho thấy độ tỉ mỉ của nét khắc như thế nào. 2. Dōjō-ji của Itō Shinsui Tranh này vẽ một hình tượng nữ nhân, trong tuồng cổ nhưng khắc họa theo bút pháp mới: hồn ma của một cô vũ nữ. Đây là một câu chuyện cổ, được nhắc lại trong vở kịch Nō tên là Dōjō-ji (Đạo Thành tự, một ngôi chùa ở Kii, và đã được cải biên thành kịch Kabuki. Trong tranh này ta thấy được cách họa sĩ vẽ miệng cô gái (tranh trời tuyết ở trên thì lại che mất miệng). Cô gái trong tranh có lẽ là nhân vật Kabuki, căn cứ theo lối trang điểm, trang phục lộng lẫy và không có mặt nạ. Và vì là Kabuki, nên thực chất, rất có thể “cô gái” này là một vai onnagata, tức vai nam giả nữ. Plot twist chưa? Và hai tranh trên, theo ý tôi, đã toát lên được hai khía cạnh trong phong cách của Itō Shinsui. Tranh mỹ nhân của ông trước nhất là phải làm bật lên được một vẻ tao nhã, tao nhã một cách lộng lẫy. Nét lộng lẫy này đến từ y phục. Nếu cần, y phục có thể rực rỡ sắc màu, hay không nhiều màu thì tinh tế và thanh lịch về đường nét. Thứ hai, nhân vật cô gái đẹp luôn tìm được cách hòa vào với khung cảnh thiên nhiên, đôi khi chỉ bằng vài nét ước lệ: là tuyết rơi từng bông nhỏ hay cánh anh đào thoang thoảng gió bay. 3. Kẻ lông mày của Itō Shinsui Đây là một bức nổi tiếng của Shinsui, vẽ năm 1928, với màu nền đỏ rực. Để có được màu nền rực rỡ này, tranh phải được in nhiều lần màu. Nhờ vậy, nó làm nổi bật lên nước da trắng của cô gái. Quan điểm mỹ học cổ điển của Nhật về nét đẹp của người con gái đánh giá nước da trắng là một tiêu chí quan trọng. Qua ba tranh trong bài, cũng như nhiều tranh khác của Shinsui, ta thấy rõ là ông giữ tiêu chí da trắng rất chặt chẽ. Tranh này, tuy vậy, lại khác hai bức trước ở một điểm. Nếu như hai bức kia là nét đẹp người nữ sau khi đã trang hoàng bằng son phấn và xiêm áo, thì đây là nét đẹp của quá trình điểm tô cái đẹp. Ngực trần cô che hờ nếp áo, tóc cô quấn ngược ra sau, ép sát đầu, lông mày cô còn kẻ dở, cô là hiện thân của cái đẹp hiện thực đang thành hình, khác với những cái đẹp được ước lệ và lý tưởng hóa như ở hai tranh trước đó. * Tranh cổ Nhật Bản: - Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Đồng lúa ở Asakusa và hội Torinomachi” - Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi với “Tào Tháo ngắm trăng lên sau núi Nam Bình” - Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Pháo hoa ở Ryōgoku” - Tranh cổ Nhật Bản: Bắt cá trê bằng quả bầu, và kỹ nữ đánh đập cá trê - Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi và ba bức tranh trăng - Tranh cổ Nhật Bản: cảnh công viên Ueno trong tranh sắc đỏ aka-e và tranh sắc xanh aizuri-e - Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi với “Trăng ở phố đèn đỏ” - Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige và “Anh đào đêm ở Phố giữa của Yoshiwara” - Tranh cổ Nhật Bản: hai bức về anh đào đêm và chút phụ lục về Geisha - Tranh cổ Nhật Bản: Tawara Tōda mang ba món quà từ Long cung thành trở về - Tranh cổ Nhật Bản: tích Benkei trộm chuông chùa Mii - Tranh “cổ” Nhật Bản: “tân bản họa” với mỹ nhân của Itō Shinsui - Tranh “cổ” Nhật Bản: Mỹ nhân “cũ” và mỹ nhân “mới” - Tranh cổ Nhật Bản: “Sóng lừng” của Hokusai - Tsukioka Yoshitoshi (bài 1): Vẽ samurai gặp quỷ - Tsukioka Yoshitoshi (bài 2): 14 tuổi vẽ trận hải chiến - Tsukioka Yoshitoshi (bài 3): Vẽ dũng tướng để nhớ một thời đại - Tsukioka Yoshitoshi (bài 4): Người tài máu me và sa đọa Ý kiến - Thảo luận
21:51
Sunday,9.4.2017
Đăng bởi:
Kim
21:51
Sunday,9.4.2017
Đăng bởi:
Kim
Luôn mong bài của tác giả. Bài viết chi tiết. Hấp dẫn
Hơi lạc đề. Mình có 1 quyển l'art à hue. Muốn chia sẽ với mọi người. Nhung khổ cái pháp ngữ chữ có chữ không. Văn viết thì tệ. Không làm gì được. Tự cảm thấy đọc bài hay trên soi thì nhiều. Bản thân thì không góp được gì. Chỉ biết đọc. Mong ai đó có khả năng viêt bài về cuốn sách này Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Hơi lạc đề. Mình có 1 quyển l'art à hue. Muốn chia sẽ với mọi người. Nhung khổ cái pháp ngữ chữ có chữ không. Văn viết thì tệ. Không làm gì được.
Tự cảm thấy đọc bài hay trên soi thì nhiều. Bản thân thì không góp được gì. Chỉ biết đọc. Mong ai đó có khả năng viêt bài về cuốn sách này
...xem tiếp