Nghệ sĩ thế giới

7. 2: Boris Grigoriev – đúng ra chỉ nên tập trung vào vẽ? 07. 02. 13 - 6:50 pm

Phạm Phong phỏng dịch

Chân dung tự họa

 

7. 2 là ngày mất của họa sĩ Nga Boris Grigoriev (sinh 11. 7. 1886, mất 7. 2. 1939)

Grigoriev là một họa sĩ học nhiều, đi nhiều, đa tài. Từ 1903 đến 1907, ông theo học tại trường Nghệ thuật Stroganov. Sau đó lại lên Saint Petersburg học Viện Nghệ thuật Imperial từ 1907 tới 1912. Trong lúc đi học, ông đã có triển lãm, là thành viên của Hội các nhà Ấn tượng. Khi ra trường, ông là thành viên của phong trào Thế giới Nghệ thuật, và bắt đầu chuyển sang viết tiểu thuyết.

Sau đó Grigoriev đến sống ở Paris. Tại đây, ông theo học tại Viện Grande Chaumière và chịu ảnh hưởng nặng của Paul Cézanne.

Sau khi trở lại Saint Petersburg, Grigoriev sống kiểu du mục, nhưng ngay tại St. Petersburg, đàn đúm với nghệ sĩ, văn nhân, rồi vẽ chân dung cho họ. Ông rất nổi tiếng với mảng chân dung những nhân vật đình đám thời đó.

.

 

.

 

.

 

Nhưng Grigoriev cũng thích vẽ cảnh đồng quê Nga, đời sống ở làng với những người nông dân. Từ 1916 đến 1918, Grigoriev sáng tác một loạt tranh và tác phẩm đồ họa, mô tả sự nghèo đói và sức mạnh của đời sống làng quê nước Nga, con người Nga.

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

Từ 1919, Grigoriev ra nước ngoài sống. Ông ở nhiều nước, như Phần Lan, Đức, Pháp, Mỹ, Nam Mỹ, Trung Mỹ. Ông lại làm cả thơ. Năm 1934, ông xuất bản thơ trên báo song ngữ Nga-Mỹ.

Mỗi thứ (văn, thơ) một chút, tuy tài năng nhưng không cái gì thật là đặc sắc, Grigoriev mất ở Cagnes-sur-Mer vào năm 1939, và chỉ được nhớ đến như một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất của Nga nửa đầu thế kỷ 20. Mà thế là quá đủ.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Thông báo số 1 và 9 cái băn khoăn

Thông tin từ Cục Mỹ thuật–Nhiếp ảnh–Triển lãm và NGUYỄN THỊ HOÀI BÃO

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả