Gẫm & Bình

Về nghệ thuật của họa sĩ Phạm Lực 02. 05. 13 - 6:45 am

Ilza Burchett - Lê Đỗ Huy (dịch)

 

 

Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tiến hành triển lãm 70 bức tranh sơn dầu và sơn mài, đến từ bộ sưu tập riêng của TS Nguyễn Sĩ Dũng.

Mang tên “Nối hai thế kỷ”, triển lãm này là một món quà mừng, một lễ tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của họa sĩ Phạm Lực (sinh năm 1943) – người “nghệ sĩ – chiến sĩ”, mà hành trang người lính gồm cái bao bố và chiếc giá vẽ bên mình1, nhân dịp sinh nhật 70 tuổi của ông.

 

Các tác phẩm được triển lãm lần này rải trên quãng thời gian từ 1963 đến nay, chúng khơi gợi một cái nhìn bao quát những thành tựu nghệ thuật trong đời họa sĩ này.

Triển lãm này trùm lên hầu hết các thể loại của hội họa truyền thống châu Âu: tranh cảnh phố xá, tranh phong cảnh nói chung, tranh phong cảnh biển, tranh tĩnh vật, bố cục ẩn dụ, khỏa thân, và tự họa. Các tác phẩm được sáng tác thuộc nhiều loại hình của hội họa cổ truyền: sơn dầu trên canvas, sơn dầu trên giấy, và cả bằng chất liệu là thương hiệu của riêng họa sĩ: sơn dầu trên bao bố; bột màu và màu nước, cũng như bằng kỹ thuật vẽ tranh sơn mài truyền thống Việt Nam.

Những họa phẩm đều mang đậm một dấu ấn nghệ thuật bậc thầy – người xem dễ hòa vào một dòng chảy phóng khoáng kỳ tài của nét bút, hoặc của đường đưa dao trộn thuốc màu; một sự tự tin thật lành nghề của nét vẽ; một sự quả quyết trong bao quát bố cục bức tranh; một cách xử lý màu sắc mang sắc thái riêng mà chuẩn xác; một cách lựa chọn vật liệu tinh vi và thông thái… nói cách khác, người xem có thể ‘đọc’ ngôn ngữ thị giác của Phạm Lực như cách biểu hiện nghệ thuật rõ ràng, dễ hiểu theo kiểu kinh điển, và nhờ đó mà thưởng thức được giá trị thẩm mỹ trong sáng tác của ông.

 

Tuy nhiên, như đa số họa sĩ nhìn nhận, các cách xử lý như của Phạm Lực là những công cụ duy nhất giúp nghệ sĩ khám phá điều gì đó vượt lên những gì diễn tả được, vượt lên những gì “dễ nhận biết” được thuật lại trong tranh của họ, và vượt lên cả sự sẵn lòng cho ra đời thêm sản phẩm nghệ thuật nữa; hay nói cách khác, giúp nghệ sĩ khám phá: làm thế nào để chuyển tải xúc cảm, làm thế nào để truyền đạt được ý nghĩa mình định gửi gắm, để người xem có thể chia sẻ, có thể nắm bắt, thấu hiểu.

Ngắm những tác phẩm trong triển lãm này, trào lên ấn tượng mạnh mẽ, rằng các tính năng mô tả trong biểu hiện nghệ thuật của Phạm Lực, bất ngờ và đồng loạt, va đập với những cảm xúc của ông, để bùng nổ thành ám ảnh, và sự khăng khăng chấp nhận nghịch lý, thành một hình ảnh hoàn toàn mới, tuy nhiên, bất chấp sự chuyển đổi, vẫn bảo toàn những tính năng thực sự của cách biểu hiện nghệ thuật của Phạm Lực. Đó là quá trình người xem đi từ hiểu biết về một quá độ giàu sắc thái và tinh tế xuyên suốt sáng tạo nghệ thuật của Phạm Lực, tới khi nhận thức được bước chuyển có ý thức rõ rệt trong nghệ thuật của ông, từ trường phái biểu hiện cổ điển, sang chủ nghĩa hiện đại.

Thật kinh ngạc, là đặc thù trên bộc lộ mãnh liệt nhất trong các tranh sơn mài, vốn là thể loại truyền thống, phổ biến ở Việt Nam, nơi đây, tay cầm cọ vững vàng của Phạm Lực, cộng với nhạy cảm đặc thù và sự tinh thông đối với thể loại này đã quả quyết vẽ, và đã phóng khoáng thếp vàng lên nền đen, tạo cảm nhận như bức sơn mài được hoàn thành trong chỉ một lần vung bút, nhưng những cử chỉ và hình dáng vẫn sống động trong đó, chỉ để gửi gắm và nhấn mạnh bề sâu những cảm nhận thầm kín của ông. Đó là chiều sâu của cảm nhận rằng có thể chuyển tải, mà không cần đến một phép ẩn dụ nào được trù định trước, nỗi kinh hoàng của một thực tiễn chiến tranh, nhờ hình hài của những thân cây trong tranh phong cảnh phố xá, giống như những nòng súng chĩa thẳng lên trời – làm bung ra, một cách thật kỳ lạ dựa vào tiềm thức, một ám chỉ về ký ức và tình cảm bị kìm nén.

 

Vẫn với cung cách ấy, những gì hỗn độn lại thình lình trùm lên bố cục những tranh tưởng như tả cảnh bình yên của ông, tàng ẩn một sức căng được thai nghén dưới bề mặt của các bức tranh thoạt nhìn tưởng là thư giãn ấy của Phạm, để rồi, những tình tiết kịch tính ấy của náo loạn lại hút lấy mắt người xem, tưởng chừng đã ngoảnh được mặt đi.

Biểu hiện mạnh nhất, có lẽ, của cảm giác trên – dù nó ngấm từ từ, không rõ rệt, nhưng vẫn buộc ta cảm nhận một mớ rối ren âm ỉ trong nó, ngay khi vừa quay lưng lại với nó, là bức “Nữ dân quân chở con trên xe đạp” (1966), trong có một thứ gì đó dạng tranh graffiti, nguệch ngoạc trên một hình bóng màu đen, “nó” dường như bị ma lực tử thần xô ào tới, hoặc, bị sức bám dằng dai của cái sống thúc chạy ù đi – để rồi, bị triệt tiêu vào “điểm O của phối cảnh hình khối” (perspective’s zero point) của bức tranh.

 

Tinh tế và khó nắm bắt như hơi thở ban mai thì thào những điều bí ẩn, nghệ thuật của Phạm Lực bộc lộ mãnh liệt đặc tính của mẫn cảm về nghệ thuật, và của nền mỹ thuật Việt, vì thế, nó vạch nên đường nét có chiều sâu trên miền đất màu mỡ của nghệ thuật thị giác đương đại Việt Nam.

 

P. S.

Dưới ánh sáng của sự đóng góp quan trọng của nghệ thuật của Phạm Lực vào lịch sử cận đại, và vào sự phát triển của của nghệ thuật thị giác đương đại, lập tức phải lấy làm tiếc rằng, ngoài một “tờ bướm”, chẳng có cuốn catalog nào bổ trợ cho cuộc triển lãm này, cho nên công chúng chưa có cơ hội được thưởng lãm phiên bản in những họa phẩm của nghệ sĩ này.

Lê Đỗ Huy (dịch)

*

Chú thích:
1. Trích từ tờ bướm của triển lãm tranh của họa sĩ Phạm Lực, tác giả GS TS Nguyễn Đỗ Bảo.

*                                           

Ilza tin tưởng sâu sắc rằng không gì có hại hơn sự bàng quan, lãnh đạm và rằng chỉ những bài phê bình dựa trên đánh giá bình đẳng về thực tiễn nghệ thuật đương đại mới là cách để mở mang và khuyến khích những suy nghĩ sáng tạo cũng như những ý tưởng nghệ thuật độc đáo — từ đó bồi đắp cho sự am hiểu về nghệ thuật thị giác đương đại cũng như vai trò sáng tạo những giá trị văn hóa của người nghệ sĩ.

Ilza Burchett là một nghệ sĩ đã tham gia nhiều triển lãm trên thế giới, hiện đang sinh sống tại Hà Nội, Việt Nam.

 

*

Bài liên quan:

– 19. 3 tại Hà Nội: Phạm Lực nối hai thế kỷ   
– Về nghệ thuật của họa sĩ Phạm Lực
 
– Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân

 

Ý kiến - Thảo luận

22:18 Saturday,23.9.2017 Đăng bởi:  Bùi ý nhi
họa sĩ này họ hàng của mình ông nội mình là phạm trai
...xem tiếp
22:18 Saturday,23.9.2017 Đăng bởi:  Bùi ý nhi
họa sĩ này họ hàng của mình ông nội mình là phạm trai 
20:37 Wednesday,22.5.2013 Đăng bởi:  nguyen ba Hoan
Phạm Lực là một họa sĩ bậc thầy đúng như họa sĩ Nza Burchett nhận xét.
...xem tiếp
20:37 Wednesday,22.5.2013 Đăng bởi:  nguyen ba Hoan
Phạm Lực là một họa sĩ bậc thầy đúng như họa sĩ Nza Burchett nhận xét. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả