|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhPhim câm: Sự câm lặng vàng son. Nói là chết. 19. 06. 14 - 7:38 amCinephiles“Lịch sử” là từ ngữ chứa đầy “trọng lượng”. Một “điện ảnh thế giới” hào hoa và tráng lệ khi được ghép với từ này bỗng nghe có vẻ nặng nề và già cỗi đến lạ. Nhưng bộ môn nghệ thuật thứ 7 này thật ra còn non trẻ chán khi đặt giữa những cây đa, cây đề nghệ thuật khác như hội hoạ hay âm nhạc. Chuyện kể rằng: “Nàng thơ” Điện ảnh chính thức ra mắt công chúng vào năm 1895 khi cặp anh em Auguste và Louis Lumière phát minh ra cinématographe (máy chiếu phim) – một thiết bị 3 trong 1 bao gồm máy quay, bộ phận in tráng và máy phóng hình trong buồng tối. Mùa đông Paris năm đó, buổi trình chiếu phim có thu phí đầu tiên của hai anh em nhà Lumière đã được tổ chức tại tầng hầm của quán cà phê Grand Café trước sự hiện diện của 30 khán giả. Buổi chiếu bao gồm 10 cuộn phim rất ngắn, quay lại những cảnh sinh hoạt đời thực như buổi tan ca ở nhà máy (La Sortie de l’usine Lumière à Lyon) hay tưới nước (L’Arroseur arose). Cũng như Adam và Eva trong Vườn địa đàng, lịch sử của một nền nghệ thuật cũng mở màn bằng một câu chuyện tình yêu, như ở đây chúng ta có “nàng” Điện ảnh cùng tận 2 chàng hiệp sỹ “Ánh sáng”*. Trải qua hơn 1 thế kỷ thăng trầm cùng lịch sử nhân loại, biên niên sử của “nàng thơ” thứ 7 có thể được tóm gọn qua 5 cột mốc chính sau đây: – Thời kỳ phim câm (1895 – 1927) – Thời kỳ phim có tiếng (1928 – 1938) – Thời kỳ chiến tranh (1939 – 1945) – Thời kỳ hậu chiến (1946 – 1959) – Thập niên 60 trở lại đây (1960 – Nay) Và giờ thì hoan nghênh bạn khám phá một thuở hồng hoang của nàng: THỜI KỲ PHIM CÂM – THE SILENT ERA (1895 – 1927) Điện ảnh những ngày đầu không có âm thanh hay lời thoại vẫn đủ khiến bao kẻ mê mệt. Trong suốt thập niên đầu tiên, công chúng tranh nhau chen chúc nhau trong các kỳ hội chợ hoặc các tiệm cà phê chỉ để xem những hình người trắng đen giặt giũ, nấu cơm, đi làm trong nhà máy… Về sau, sự lên ngôi của những bộ phim hài ngắn do anh em nhà Pathé và Léon Gaumont sản xuất dần thay thế các đoạn phim tư liệu vụng về kia, đồng thời, cũng đánh dấu cho bước chuyển của nền điện ảnh, từ một trò tiêu khiển mới lạ, lên thành ngành công nghiệp giải trí thực thụ. Tuy nhiên, để được toàn Thế giới công nhận là bộ môn nghệ thuật thứ 7 như ngày nay thì “nàng thơ” phải cậy nhờ đến bàn tay táo bạo của các nhà làm phim độc lập như Georges Méliès hay D.W. Griffith. Bằng những nỗ lực sáng tạo của họ, các tác phẩm điện ảnh có nội dung và cốt truyện hẳn hoi ra đời, ngôn ngữ điện ảnh bắt đầu hình thành và các thể loại phim cũng dần được phân chia rõ ràng. Giai đoạn từ năm 1918 đến năm 1927 được coi là kỷ nguyên vàng của phim câm với đầy đủ các “sắc hương” phản ánh các mặt khác nhau của xã hội: Mảng điện ảnh Nghệ thuật bao gồm 3 trường phái: Illusionism (Ảo tưởng), Expressionism (Biểu hiện) và Avant-Gardism (Tiên phong) Mảng điện ảnh Xã hội bao gồm 2 trường phái: Constructivism (Kiến tạo), Documentarism (Tài liệu) Mảng điện ảnh Giải trí bao gồm 3 trường phái: Slapstickism (Cường điệu), Athleticism (Thể thao vận động), Monumentalism (Khuynh hướng hoành tráng) Mảnh đất điện ảnh hoang sơ là niềm cảm hứng bất tận cho những nhà làm phim độc lập thử nghiệm mọi ý tưởng từ nội dung kịch bản đến các kỹ thuật cắt và dựng phim. Và khu vườn Illusionism là nơi để những gã điên rồ đáng yêu thả bay trí tưởng tượng của mình. 2. Expressionism – Kẻ biểu hiện lập dị Bắt nguồn từ hội họa và được khởi xướng bởi các nhà làm phim người Đức, những bộ phim thuộc phái Expressionism cũng huyễn hoặc không kém Illusionisim nhưng có phần ma mị hơn. Sự tương phản ánh sáng đậm đặc đem đến một thế giới nội tâm giằng xé, những xúc cảm mạnh mẽ thường được thậm xưng lên nhiều lần. 3. Avant-Gardism – Nghệ thuật siêu thực Lời khuyên chân thành: nếu bạn là một người yêu thích văn hoá đại chúng – hãy tránh xa những loại hình nghệ thuật có gắn mác “Avant-Garde” – Tiên Phong. Đó thường là tác phẩm của những gã tài hoa thích luận thuyết cao siêu và phức tạp, hay xem nghệ thuật bị thương mại hóa như là “cái gai trong mắt”.
Khác với 3 trường phái trước, phái Kiến tạo hướng đến nghệ thuật vì nhân sinh và mang tính chất xây dựng cuộc sống. Thoạt nghe thì đứa con cưng của Chủ nghĩa Xã hội này có vẻ nhàm chán nhưng các khúc ca bi tráng, con người lao động hăng say và tinh thần yêu nước bất diệt vẫn có vẻ đẹp riêng của nó. 5. Documentarism Đây có thể coi là thể loại được phát triển từ những đoạn phim ngắn thời kỳ đầu của anh em Lumière: nguyên bản và tuyệt đối tôn trọng những diễn biến đời thực. Ở trường phái phim Tài liệu, bạn sẽ khó bắt gặp những thủ pháp điện ảnh, thay vào đó, là sự thể hiện đúng theo thiên nhiên ban sơ, sử dụng g ánh sáng tự nhiên cùng các thuyết minh còn thô sơ. 6. Slapstickism Hãy coi các bộ phim của vua hề Charlie Chaplin và ngắm nghía nhân vật của ông thật kỹ, bạn sẽ hiểu trường phái Slapstick là gì! 7. Athleticism Màn ảnh còn là nơi thể hiện của những nhân vật anh hùng chiến đấu vì chính nghĩa, đánh bại kẻ thù bằng tài năng võ thuật hay kiếm thuật. Những bộ phim lấy đề tài thể thao cũng có thể được xếp thể loại này, nhất là đấm bốc thường được chọn do đặc điểm dễ lấy khung hình hai người đang đấu với nhau.
Cách dễ dàng nhất để hình dung về Monumentalism là hãy nghĩ về những bom tấn hiện đại như “Võ sĩ giác đấu”, “Troy”, “Nữ hoàng Ai Cập” với đại cảnh hoành tráng, ngân sách “khủng”, có khi huy động đến hàng chục ngàn vai diễn quần chúng. Thật may là vào thời nay, kỹ xảo điện ảnh đã tiến bộ vượt bậc để chúng ta có thể thường xuyên được thưởng thức những bộ phim Monumentalism tốn kém này hơn. Kỉ nguyên vàng của phim câm chỉ biến mất khi người ta bắt đầu tìm cách lồng nhạc trực tiếp vào phim. Hãng Warner Bros của Hollywood là công ty đi đầu trong việc nghiên cứu áp dụng kỹ thuật thu tiếng đồng bộ. Đến năm 1927, chính Warner Bros đã ra mắt công chúng The Jazz Singer, bộ phim có tiếng đầu tiên trong lịch sử điện ảnh. Với sự xuất hiện của việc thu tiếng đồng bộ, các bộ phim câm dần dần biến mất khỏi các rạp chiếu bóng ngay giai đoạn đầu thập niên 1930. Phim câm ngừng sản xuất cũng đồng nghĩa với sự lụi tàn của một loạt ngôi sao phim câm không thể bắt kịp, hoặc không có phát âm tốt để phù hợp với kỹ thuật điện ảnh có thu tiếng nói. * Hãy đến The Cinephiles – thưởng thức phim ảnh trong không gian ngoài trời lãng mạn, gặp lại những bộ phim kinh điển, những huyền thoại màn bạc một thời cùng chúng tôi với chủ đề riêng cho mỗi tháng. Thông tin chi tiết vui lòng xem tại đây. * (*): Lumière có nghĩa là Ánh sáng Ý kiến - Thảo luận
11:17
Sunday,22.6.2014
Đăng bởi:
kino-kind
11:17
Sunday,22.6.2014
Đăng bởi:
kino-kind
Hình minh họa của Soi cho dòng phim biểu hiện là từ bản Nosferatu năm 1979 của Herzog; bản này đã kịp có màu, có tiếng, có Kinski đóng vai Bá tước Dracula. Bản Nosferatu của Murnau được nhắc tới trong bài dịch làm từ năm 1922 thì không có màu, không có tiếng (thoại), và nhân vật ma cà rồng (Max Schreck thủ vai) mang tên Orlok thay vì Dracula.
Tuy không trực tiếp liên quan tới nội dung chính, nhưng đặt chung Bá tước Dracula của Stoker và Bá tước Orlok trong Nosferatu vào cùng một vế trong phép so sánh với các nhân vật ma cà rồng hiện đại rất dễ gây ra hiểu nhầm. Trên thực tế, các đặc trưng tạo hình cũng như tính cách của hai nhân vật này gần như trái ngược nhau: hãy hình dung vẻ ngoài bóng bẩy của của Dracula phiên bản tiểu thuyết hay của các ma cà rồng Chạng Vạng lại được gắn với chiếc mũi khoằm, đôi tai dơi, và mái đầu trọc lốc của Nosferatu
23:37
Thursday,19.6.2014
Đăng bởi:
Cinephiles
Phim Jack & the cukoo heart vừa rồi cho hẳn 1 nhân vật Georges Melies. lại còn tái hiện mấy thước phim của ông như The trip the moon theo phong cách hoạt hình đẹp quá trời đẹp!
...xem tiếp
23:37
Thursday,19.6.2014
Đăng bởi:
Cinephiles
Phim Jack & the cukoo heart vừa rồi cho hẳn 1 nhân vật Georges Melies. lại còn tái hiện mấy thước phim của ông như The trip the moon theo phong cách hoạt hình đẹp quá trời đẹp!
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp