|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhADÚ: một bộ phim hay được 1 phần 3 22. 07. 20 - 9:02 pmSáng ÁnhĐiện ảnh Spain được ít nói đến ngoài khu vực tiếng Tây Ban Nha và “Adú” (2020) là một biệt lệ. Tâm điểm của bộ phim này là thị trấn Melilla thuộc Morroco (Bắc Phi). Cách đó 400km, trên cùng bờ biển Morroco, ngay eo biển hẹp là Ceuta – một thị trấn “tự trị” nhưng lại thuộc tỉnh Malaga của Spain (Âu châu), rộng 13km2 với 90.000 cư dân và là mối tranh chấp chủ quyền giữa Morocco với Spain, như một hậu quả của thời kỳ thuộc địa.
Cả hai thị trấn Melilla của Morroco cũng như thị trấn Ceuta của Spain đều là tuyến đầu của EU (Cộng đồng Âu châu), và đặt chân đến Melilla hay Ceuta là đặt chân đến EU. Đây trở thành điểm nóng của các đợt tỵ nạn từ Phi châu hiện nay, có một hàng rào kiên cố vây quanh để cô lập; lý do là người tỵ nạn châu Phi không cần phải lên tàu hiểm nguy và tốn phí để băng Địa Trung Hải, vào đến Melilla là họ có thể làm đơn xin tỵ nạn. Em Adú 6 tuổi, đang tập đi xe đạp với chị là Alika, 11-12 tuổi tại một công viên dã thú ở Cameroon thì gặp phải cảnh thợ săn lậu giết voi để buôn ngà. Hai em bỏ trốn nhưng để lại chiếc xe đạp. Bọn thợ săn tìm ra dấu tích và đêm đến nhà hai em bắt giết mẹ hai em để phi tang. May thay hai em nhảy xuống sông chạy thoát. Các em có một người dì ở thủ đô và dì dắt em lên tìm bà. Ba các em, hiện đang ở Spain chui gửi tiền về cho các em sang Spain với mình qua đường dây buôn người. Họ nhận tiền nhưng không đưa các em đi mà chỉ cách cho leo lên bánh máy bay để sang Pháp; thế thôi còn muốn gì nữa. May mà chuyến bay này ngắn, không đi Pháp mà đi sang Senegal cạnh bên. Cô chị ngã khi máy bay mở bánh, Adu sống sót bị đưa vào nhà giam giữ trẻ em cùng với Massar, khoảng 16 tuổi và là một thiếu niên Somalia cũng di dân bất hợp pháp. Trên đường tới trại, Massar đào thoát, kéo theo Adú. Hai đứa dắt díu nhau lang thang tìm sống và kiếm đường sang Morroco để đến Melilla, tức là đến Spain. Thay vì leo rào khó khăn, Massar và Adú dùng phao trong đêm để lội 1-2 km biển. Chúng may mắn được công an biên phòng vớt, nhưng Adú được vào trại trẻ em vị thành niên trong khi Massar được coi là thành niên (trên 18 tuổi) và được dẫn đi đâu không biết. * Ở Spain, cũng như ở những nơi khác tại phương Tây, không có ai bỏ tiền ra cho làm phim về trẻ con Phi châu, hay người Phi châu đi lánh nạn. 1/3 nói về họ thì được, còn lại phải cài chuyện gì dính dáng đến Tây, với diễn viên nổi tiếng thủ vai. Bộ phim này vì vậy lồng thêm hai câu chuyện khác. Chuyện đầu là một ông người Spain có của để giúp công viên bảo vệ voi rừng và quan hệ của ông với cô con gái mà ông bỏ bê sau khi ông ly dị vợ. Tức là ông nhiều tiền nhưng thương voi hơn là thương người châu Phi hay thương chính con gái của mình. Cô con gái xì ke ma túy nên mẹ gửi sang châu Phi để cai nghiện và bố cô mang cô từ bờ biển Cameroon về biệt thự của ông bên bờ biển Morroco cạnh Melilla. Chuyện thứ nhì là một anh công an biên phòng Spain, dính vào vụ ngăn chặn vượt rào tại Melilla khiến một người Phi châu thiệt mạng và anh pải ra tòa, gặp rắc rối với thượng cấp và luật pháp. Các vai diễn anh công an, ông bố từ thiện thú voi và cô con gái chơi thuốc là do diễn viên nổi tiếng ở Spain đảm nhận, như vậy bộ phim mới có quỹ để thực hiện, và có khán giả tại Spain xem và trả tiền vé. Ta cũng không nên trách họ. Thử tưởng tượng, nếu có hãng phim Việt Nam nào đụng đến đề tài này, tức là kịch bản nói trên về em Adú, thì cũng phải thích ứng thôi. Đi song song với chuyện của em, ta sẽ có Johnny Trí Nguyễn là một tay dao Chợ Lớn được thuê sang Morroco dạy võ cho bụi đời địa phương. Đồng thời, ta cũng phải có Ngọc Trinh xách ba lô lên và đi sang Phi châu phượt, chỉ mang theo có mỗi vòng eo của cô là 56cm. Trong bộ phim Spain này, anh công an chỉ gặp các em Adú và Massar lúc chót khi tàu tuần của anh vớt các em trên biển. Liên hệ của nhân vật ông bố từ thiện với Adú là qua chiếc xe máy em bỏ lại, vì chiếc xe coi ngộ nghĩnh nên cô con gái đòi bố mình cho mang về Spain làm vật lưu niệm của chuyến đi. Ngoài ra, các nhân vật này không hề chạm trán nhau trong suốt câu chuyện. Thỉnh thoảng, điện ảnh mới có được một trẻ em thần đồng diễn xuất. Ta có thể kể bộ phim Ấn “Salam Bombay” (1988), phim Jordan “Theeb”(2014) hay phim Iran “The White Ballon” (1995). Đây là một trường hợp như vậy và Mustapha Oumarrou, 6 tuổi, vào vai vô cùng ấn tượng, không có chỗ chê. Nói thêm, đạo diễn Salvador Calvo là người đã được chú ý từ bộ phim đầu tay của ông “1898: los ultimos de Filipinas” (Những người cuối cùng ở tại Philippines, quay năm 2016) kể lại chuyện đơn vị cuối của đế quốc Spain tại một đảo vắng vào giờ đổi ca, khi Philippines độc lập và rơi vào tay Mỹ ngay sau đó. * Sáng Ánh viết về điện ảnh: - Bụi Đời Chợ Lớn: Bụi đời ngáp vặt - Bài học từ “The Room” (phần 1): - Bài học từ “The Room” (phần 2): - Bài học từ “The Room” (phần 3): - Ba ngày Tết ôm một vòng eo (phần 1): đâu khác gì 42 năm trước - Ba ngày Tết ôm một vòng eo (phần 2): âm thanh giả tạo là một cực hình cho người xem - Tẩy chay Oscar, ra Trafalgar chiếu cũng tốt - “Đồng chí Kim đi (đu) bay”: cứ vậy đi lại chấp nhận được - “Vắng mặt không phép”, phim được giải mà lại không được chiếu - Kong, Đảo Đầu Lâu: bắt lỗi nho nhỏ với một bộ phim to (tiền) - Quả bong bóng trắng (bài 1): một ví dụ về điện ảnh trung thực thì hay - Quả bong bóng trắng (bài 2): đã đến lúc ta nên làm phim xấu - Điện ảnh Uganda: thành công nhờ biết mình ở nhà lá và xung quanh cũng toàn nhà lá - Xem Ma’ Rosa: ta nên học theo hướng nào? - “Đồng niên vãng sự”: một giọt nước to của một làn sóng mới - “Đồ tể”: đạo đức nào và khoảng cách nào cho người làm phim tài liệu? - “Lặng im”: Quá lố và xuất sắc - “Bảng đen”: cứ xem phim họ lại muốn “đọ” phim ta - ADÚ: một bộ phim hay được 1 phần 3 - Bài 8 – Nhật ký (không) làm phim: - Hai bộ phim và một cuộc ám sát Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|