|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnNói nhăng nói cuội về Tết (bài 3): Nhưng sao mà khó thế? 10. 02. 17 - 11:32 pmVũ LâmSau tất cả những lý luận ở các bài trước, câu hỏi đặt ra là: “Nhưng sao khó có thể dịch chuyển để ăn Tết to, nghỉ lễ dài sang ngày Tết dương lịch, còn ngày “Tiết nguyên đán” thì chỉ nên nghỉ một ngày kỷ niệm như Tết dương lịch hiện nay? Có một số tiến sĩ trẻ, có năng lực và thực lực, hồi cái giàn khoan Tàu được lôi vào lòe mắt để tranh thủ xây sân bay, bồi đảo nhân tạo ở Trường Sa, có nêu lại ý kiến nên “thoát Trung”, thoát khỏi lệ thuộc về giao thương kinh tế và lệ thuộc ngầm về tư tưởng. Nhưng ngoài tranh chấp biển đảo ra, thâm tâm người Việt ta từ trên xuống dưới có muốn “thoát Trung” hay không thì không rõ? (Về chuyện biển đảo, (Hoàng-Trường Sa nhất định là của ta rồi), thì nói thế nào thì nói, cứ khi bàn đến thì quyền lợi dân tộc, thì các dân tộc sẽ lại tự đoàn kết lại, mặc dù trước đó xích mích nội bộ. Ví dụ khi động đến biển đảo thì Tàu Tưởng (nay Đài Loan kế thừa) hay Tàu Mao đều nắm tay nhau ăn bát mỳ hảo hảo. Còn khi động đến tranh chấp biển đảo với Trung Quốc thì cả nước ta Nam-Bắc, trong nước hải ngoại đều chung ý kiến.) Nếu như những năm 60 -70, cả nước hừng hực khí thế xây dựng con người-xã hội mới Xã hội chủ nghĩa, đập phá hết tàn dư của “phong kiến thối nát”, nếu muốn bỏ Tết âm mà ăn vào Tết dương thì có thể bỏ được. Nhưng lúc ấy thì lại thân với Tàu quá, anh Hai viện trợ vũ khí, xây nhà máy diêm, nhà máy dệt, nhà máy cơ khí cho ta, bỏ thì không tiện. Những năm 80, khi vẫn còn nã pháo vào nhau trên núi đá Vị Xuyên, hình như ta có năm tính lịch lệch đi với Tết âm của họ cho bõ ghét, nhưng sau lại phải tính giống trở lại, bởi “nó” tính chuẩn hơn, mặt trăng bao giờ cũng tròn vào 16 theo… lịch của “nó”! Lý do cuối cùng không thể bỏ nổi Tết âm và ăn vào Tết dương những năm này là vì lý do cá nhân: nếu bỏ Tết âm ăn vào Tết dương, tôi mà nói với bố tôi, thì bố tôi nhảy dựng lên đầu chạm nóc nhà mà mắng. Tôi nói việc đó ở nhà thờ họ thì chắc cả họ đuổi cút tôi ra khỏi từ đường, văng gậy ba-toong (chống theo kiểu Tây) ra theo mà chửi: Cho mày ăn học hiểu biết để mày về mày đào mả các cụ (bia viết toàn chữ Hán) lên à? Thế thì tôi sống với ai? Hỏi ai trong đời có nhiều bố mẹ và vài loại họ cho cam? Đành vậy. Chúng ta đâu có phải là A-lếch-xăng-Đại-đế hoặc Julius Cezar hay Tần Thủy Hoàng đế, sửa lại lịch, thêm ngày bớt tháng, lấy tên mình đặt cho tên tháng trong lịch, hoặc lấy tên huyện nhà mình đặt cho cả tên nước mà đố đứa nào dám ho he. Thôi thì cứ thế mà dùng, mà thuận mà vui thôi…cứ thế kiêng cho nó lành! (Tuy nhiên, những người vĩ đại dám thay đổi cả lịch sử và lịch pháp này cũng không xong nổi với đám đông. A-lếch-xăng-Đại-đế và Tần Thủy Hoàng thì có thuyết cho rằng bị đầu độc ngầm. Julius Cezar thì bị dao đâm rõ ràng). Trở lại hai câu thơ đề từ trong bài Xuân của cụ Tú Xương tôi dẫn ở bài 1: Xuân từ trong ấy mới ban ra mãi cho đến giờ tôi vẫn chưa hiểu câu “Xuân ở trong ấy”? là chỗ nào. Xuân phát ra từ việc chọn lịch, quy định Tết của chính quyền (lúc đó là triều đình phong kiến) hay là từ một cái “trong ấy” bí hiểm nào của đất trời? Cụ Tú hỏng thi bất đắc chí nổi tiếng và luôn hóc hiểm khoái chá này không phải chỉ vì sự giễu đời cợt nhạo. Mà vì cụ có những câu thơ có tính tiên báo hoặc rất kỳ dị. Ví dụ câu: Ý hẳn thịt xôi lèn chặt dạ Hay: “Ta lên ta hỏi ông trăng Trong bài thơ Xuân cũng kỳ dị không kém này, tôi cam đoan rằng, những người ủng hộ việc nên dịch chuyển ăn “Tết Tàu” sang “Tết Tây” nên chọn cụ Tú là người đầu tiên nêu ra ý kiến ấy, chứ không phải bác Võ Tòng Xuân mới từ 2005. Lý do là ở cuối bài Xuân, có đôi câu rất có tính hoài nghi cật vấn về xuân, về Tết: Dám hỏi những ai nơi cố quận * Đầu năm xuân mới, trân trọng tặng mọi người một bài thơ con Gà ngắn, về Tết của tôi (các bác cứ yên tâm, không phải trường ca đâu ạ ): NGÀY MÙNG BA TIỄN TỔ Cỗ bàn và chúc tụng
Ý kiến - Thảo luận
7:46
Tuesday,28.2.2017
Đăng bởi:
Candid
7:46
Tuesday,28.2.2017
Đăng bởi:
Candid
Bác lacrangcavo: tưởng ai hoá ra là cố nhân. Bác Trương Thái Du em có biết trước kia trên một số diễn đàn lịch sử, những giả thuyết của bác ấy luôn làm giang hồ dậy sóng. :D
Về đoạn dịch nói về lịch, em thấy bác Du đã sử dụng cả phần mềm sao để giả lập bầu trời về thời điểm cách đây mấy ngàn năm xem mô tả có đúng không. Chi tiết thì còn đợi các học giả bàn tiếp nhưng đại thể thấy người TQ xưa đã xác định các điểm mốc quan trọng nhờ mặt trời và cách tính bù trừ giữa âm lịch và dương lịch để tạo nên âm dương lịch.
20:16
Monday,27.2.2017
Đăng bởi:
Lacrangcavo
Bác Candid: nick "Esca Trương" là của một bác tên là Trương Thái Du, sống ở TP HCM. Bác ấy không quá nổi tiếng, nhưng cũng không hoàn toàn vô danh. Em biết vì trước có theo dõi blog của bác ấy.
Em nhớ có lần một bài viết của bác ấy, nói về sự căm ghét, căm thù nhau giữa hai dân tộc Triều Tiên (bao gồm cả hai nước Bắc & Nam) và Nhật Bản. Trong bài có câu đại loại ...xem tiếp
20:16
Monday,27.2.2017
Đăng bởi:
Lacrangcavo
Bác Candid: nick "Esca Trương" là của một bác tên là Trương Thái Du, sống ở TP HCM. Bác ấy không quá nổi tiếng, nhưng cũng không hoàn toàn vô danh. Em biết vì trước có theo dõi blog của bác ấy.
Em nhớ có lần một bài viết của bác ấy, nói về sự căm ghét, căm thù nhau giữa hai dân tộc Triều Tiên (bao gồm cả hai nước Bắc & Nam) và Nhật Bản. Trong bài có câu đại loại: giá mà họ biết Nhật Hoàng đầu tiên có gốc từ Triều Tiên. Em thấy thông tin này thú vị nên có comment lại hỏi tư liệu liên quan. Bác ấy có trả lời, em 0 nhớ chi tiết, chỉ nhớ là chưa hoàn toàn thuyết phục. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Về đoạn dịch nói về lịch, em thấy bác Du đã sử dụng cả phần mềm sao để giả lập bầu trời về thời điểm cách đây mấy ngàn năm xem mô tả có đúng không. Chi tiết thì còn đợi các h
...xem tiếp