Nghệ sĩ thế giới

Guillermo Kuitca không tin vào cái chết của hội họa 28. 04. 14 - 10:34 am

Phạm Phong lược dịch

Guillermo Kuitca, “El mar dulce”, 1986. Acrylic trên canvas, 200 x 300 cm

Mari Carmen Ramírez: Mỗi nghệ sĩ hoặc mỗi phong trào, khi xuất hiện với một phương tiện mới, cách tiếp cận mới đều tuyên bố rằng mình có trách nhiệm trước “cái chết của hội họa”, và rằng chúng ta phải vượt lên khỏi điều đó.

Rõ ràng, với việc nghiên cứu phương tiện kỹ thuật số, video, và các công nghệ mới để ứng dụng trong nghệ thuật, hội họa đã trở thành một loại thực hành mang tính bí truyền hơn, và lắm nghệ sĩ trẻ tin rằng hội họa là một thứ phương tiện lỗi thời, chẳng còn gì nhiều để nói về nó nữa. Thế nhưng, thỉnh thoảng lại xuất hiện những nghệ sĩ, như anh chẳng hạn, không những dẹp cuộc tranh luận đó qua một bên, mà còn chỉ cho chúng tôi thấy những cách thức khác để người ta có thể vẽ. Vậy, câu hỏi của tôi đây: hội họa là gì đối với anh?

Tranh của Guillermo Kuitca

Guillermo Kuitca: Thường thì tiếng nói của một họa sĩ được giãi bày cả trong tranh. Tôi không nghĩ hội họa là một thứ lửa hàn xì mà ta phải vượt qua, cũng không phải là một truyền thống để phải duy trì. Hội họa là một phương tiện có sức chịu đựng (thử thách) rất cao, nhưng ý định của tôi là làm cho hội họa trở thành một phong trào kháng cự (lại thử thách). Cái chết của hội họa cũng xảy đến với tôi chứ. Tôi cảm thấy cái chết ấy khi đang làm việc, và tôi không lờ nó đi. Có những thời điểm trong lúc thực hành, tôi cảm thấy rõ những chu kỳ ấy đến và đi.

Tôi tin rằng điều khiến cho hội họa thật hấp dẫn và là một chiến trường cực thú vị, ấy chính là ai ai cũng bảo nó đã chết, nhưng lại chẳng có phương tiện nào để người ta có thể diễn tả sự tự do được như hội họa. Đó là do cuộc vật lộn diễn ra bên trong (người họa sĩ), rất riêng tư. Tôi cho rằng cái chiều kích ấy của hội họa phụ thuộc vào chỗ, ở thời điểm riêng tư ấy, người họa sĩ hoàn tất được cái gì, đạt được cái gì…

Tranh của Guillermo Kuitca

*

Guillermo Kuitca là một trong những tiếng nói độc lập nhất của hội họa. Sống tại Buenos Aires, Argentine, ông là nghệ sĩ lâu nay hoạt động bên ngoài khuôn khổ truyền thống của các phương tiện, là người biết phối hợp cả điêu khắc, hội họa, kiến trúc, sân khấu, phim, và văn học.

Guillermo Kuitca, “Siete ultima scanciones”, Acrylic trên canvas

Triển lãm “Guillermo Kuitca: Everything—Paintings and Works on Paper, 1980–2008” sẽ đi qua bốn thành phố, dừng ở Walker Art Center từ 26. 6 tới 19. 9. Triển lãm này là triển lãm tổng kết lớn đầu tiên của Kuitca tại Mỹ sau hơn 15 năm, điểm lại gần 30 năm trong nghề của ông, với khoảng 50 tranh, 25 tác phẩm trên giấy, từ các bộ sưu tập tư nhân và công trên khắp thế giới.

Guillermo Kuitca, “Everything”, 2003, Chất liệu tổng hợp trên canvas, hai tấm, mỗi tấm 305,1 x 165,1 cm

Ý kiến - Thảo luận

15:12 Monday,28.4.2014 Đăng bởi:  Vừ Zú Mẩy
Hừm, chết thì chưa phải tệ nhất vì có thể đầu thai vào nhà bon thầu dầu hơn. Nhưng tệ nhất là sống thực vật. Hội họa Việp đang sống thực vật? Nếu ừa, có hai ný chấu: 1 nà, viẽ chanh bằng bụng, 2 nà, tệ hơn, TRANH bị sem bằng bọng.

...xem tiếp
15:12 Monday,28.4.2014 Đăng bởi:  Vừ Zú Mẩy
Hừm, chết thì chưa phải tệ nhất vì có thể đầu thai vào nhà bon thầu dầu hơn. Nhưng tệ nhất là sống thực vật. Hội họa Việp đang sống thực vật? Nếu ừa, có hai ný chấu: 1 nà, viẽ chanh bằng bụng, 2 nà, tệ hơn, TRANH bị sem bằng bọng.
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Về một cách nhìn nghệ thuật!

Một thành viên của Khoan Cắt Bê Tông

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả